Tại sao Trung Cộng và Nga sợ hệ thống hoả tiễn THAAD của Mỹ ?

Hệ thống THAAD khai hỏa tiêu diệt mục tiêu

Chúng ta còn nhớ ngày diễn hành tại Bắc Kinh, vào hôm 3 tháng 9 năm 2015, vợ chồng Tập Cận Bình và Bành Lệ Viện mặc đại cán long trọng tiếp bà Tổng Thống độc thân Park Geun-hye (Phác Cận Huệ) của Nam Hàn, một Tổng Thống duy nhất của phe thế giới tự do dự lễ diễn binh của Trung Cộng thuộc phe Cộng Sản. Sự kiện độc đáo này nhờ Nam hàn là đối tượng thương mãi quan trọng của Bắc Kinh, và dù một nước nhỏ nhưng có vị thế lớn trên trường quốc tế đó là cường quốc kinh tế thứ 13, và quân sự mạnh đứng thứ 7 trên thế giới hiện nay. Hai nước này đã trải qua một thời gian dài xây dựng quan hệ ngoại giao mới có sự thân thiện tham dự lễ diễn binh tại Bắc Kinh vừa rồi. Thế nhưng, trong những tháng gần đây, Bắc Kinh luôn gửi tín hiệu hăm dọa đến Nam Hàn cảnh cáo rằng Nam Hàn phải thận trọng, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bắc Kinh nói với Nam Hàn rằng: “Nam Hàn nên tính đến lợi ích các nước khác khi cân nhắc vấn đề an ninh của riêng họ”; trầm trọng hơn, ngày 23 tháng 2, 2016 Đại Sứ Trung Cộng ở Nam Hàn, Qiu Guohong cảnh cáo là nếu Seoul quyết định đặt hệ thống hỏa tiễn tối tân THAAD trên đất Nam Hàn, sẽ phá hủy mối quan hệ song phương giữa hai nước”. Và dĩ nhiên, Nam Hàn sẽ phản ứng lại với những lời lẽ không mấy nhượng bộ.
Như vậy THAAD là hệ thống ngăn chận hỏa tiễn như thế nào của Mỹ mà Trung Cộng và Nga sợ như vậy?

THAAD viết tắt của Terminal High Altitude Area Defense dịch là Hệ Thống Phòng Thủ Khu Vực Tầm Cao Giai Đoạn Cuối – cái tên nghe qua chỉ là một loại vũ khí phòng thủ, nhưng nó không đơn giản như mình nghĩ. Nó không phải là loại vũ khí bình thường mang đầu đạn nổ chống lại hoả tiễn của đối phương, Điểm đặc biệt của THAAD là nó không mang theo đầu đạn chứa thuốc nổ, mà nó xử dụng động năng (kinetic) từ ma sát tốc độ cao để tìm và tiêu diệt mục tiêu.

Tầm hoạt động chiều rộng của THAAD là 125 miles (200 km), và chiều cao tới 93 miles (150 km). THAAD có khả năng phát hiện hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung 1,000 cây số.  

THAAD được trang bị kỹ thuật “hit-to-kill” (tìm-diệt) tối tân cho phép nó vô hiệu hóa các hỏa tiễn đạn đạo bên trong hoặc bên ngoài khí quyển.

Một hệ thống Hệ thống THAAD gồm có:

Các xe trong một Hệ thống THAAD

Bốn (4) xe phóng hoả tiễn, 8 ống phóng mỗi xe, như vậy là một hệ thống có có 32 ống phóng hoả tiễn. Một xe chứa radar dò tìm mục tiêu và điều khiển đạn đạo AN/TPY-2, đây là hệ thống radar x-band tối tân, sản xuất bởi hảng Raytheon tại thành phố Andover, Massachusetts, trung tâm Air Defense. Một xe trung tâm điều khiển di động và hai trung tâm hoạt động chiến thuật TOC (Tactical Operations Center).

Tuy mỗi xe phóng mang theo 8 đạn hỏa tiễn, nhưng nó có thể phóng bao nhiêu hoả tiễn đạn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chiến trường.

Dự án THAAD bắt đầu từ năm 1987, khi nhận thấy hỏa tiễn Patriot không đủ khả năng ngăn chận các hỏa tiễn đạn đạo tinh vi của đối phương. Và sau 11 năm nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm, hệ thống THAAD đã đi vào hoạt động trong quân đội Hoa kỳ vào năm 2008, trực thuộc đơn vị pháo binh phòng không.

Tháng 6, 2009, Hoa Kỳ đã thiết lập hệ thống THAAD tại Hawaii, song song với hệ thống SBX sea-based radar, để ngăn chận hoả tiễn của Bắc Hàn.

Tháng 4/2013, Bộ Quốc Phòng đã đặt  hệ thống THAAD tại đảo Guam nhằm ngăn chặn hành động khiêu khích của Bắc Hàn cũng như bảo vệ các khu vực khác ở Thái Bình Dương.

Mỹ đang thảo luận đặt tại Japan và Nam Hàn để đặt hệ thống THAAD ngăn chận hỏa tiễn của Bắc Hàn hay Trung Cộng?!

THAAD vận hành như thế nào?

Hãy nhìn vào sơ đồ dưới, trước hết từ bên trái là vị trí phóng hỏa tiễn của địch nằm một địa điểm khá xa (bên trái). Khi hoả tiễn của địch phóng lên trạm radar “mắt thần” điều khiển hỏa lực AN/TPY-2 phía trước (thứ 2 từ trái) của THAAD phát hiện, theo dõi và tính toán quỹ đạo bay của hỏa tiễn địch. Dữ kiện từ radar AN/TPY-2 gửi đến trung tâm chỉ huy chớp nhoáng phân tích và chuyển tiếp cho hệ thống kiểm soát phóng hỏa tiễn THAAD. Một radar AN/TPY-2 thứ 2 (thứ 4 từ trái) sẽ làm chức năng điều khiển và hướng dẫn cho hỏa tiễn THAAD đánh chặn mục tiêu. Thời gian lúc phát hiện, nhận dạng mục tiêu đến khi THAAD phóng hỏa tiễn ngăn chận chừng khoảng 5 phút với độ chính xác 100% (theo thử nghiệm).

Vận hành của THAAD

Vừa qua, ngày 1/11/2015 hệ thống THAAD thử nghiệm tại đảo Wake Island nằm hướng tây Thái Bình Dương cách đảo Guam 2,416 km về hướng Đông, cách Hạ Uy Di  3,698 km về hướng Tây. Cuộc thử nghiệm THAAD đã bắn hạ một hỏa tiễn tầm ngắn bắn đi từ một phi cơ vận tải C-17. Cùng lúc, một hỏa tiễn tầm trung được phóng ra từ một chiếc phi cơ vận tải C-17 khác, THAAD nhanh chóng phát hiện, bắt kịp hoả tiễn thứ hai và bắn hạ. 

Phát ngôn nhân Cơ Quan Phòng Thủ Hoả Tiễn HK, Rick Lehner cho biết: THAAD đã 10 lần nghiệm thành công, và đây là lần thử nghiệm tác chiến đầu tiên. Ngoài ra, THAAD cũng được kiểm nghiệm khả năng phối hợp tối ưu với hệ thống Aegis đặt trên khu trục hạm USS Decatur trang bị hỏa tiễn tự hành đang hoạt động tại khu vực này.

Hệ thống THAAD được thiết kế và lắp ráp bởi Lockheed Martin Space Systems là công ty đấu thầu chính của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, những công ty đấu thầu quan trọng khác trong dự án THAAD là Raytheon, Boeing, Aerojet, Rocketdyne, Honeywell, BAE Systems, Oshkosh Defense, MiltonCAT, và Oliver Capital Consortium.

Mặc dù là sở hữu của Lục Quan Hoa Kỳ, nhưng THAAD nằm ở dưới Hệ Thống Hoả Tiễn Ngăn Chận của bộ Quốc Phòng. Hải Quân Hoà Kỳ cũng có hệ thống tương tự gọi là hệ thống Aegis đặt trên các khu trục hạm.

Một hỏa tiễn trong hệ thống THAAD có chiều dài 6.17m (6170 mm) xử dụng động cơ bằng nhiên liệu rắn điều khiển bằng lực đẩy vector. Hỏa tiễn có khả năng đánh chặn mục tiêu từ 150-200 km. THAAD sử dụng module đánh chặn được trang bị hệ thống tự dẫn hồng ngoại tuyến để bám theo mục tiêu. Hỏa tiễn THAAD tiêu diệt mục tiêu bằng động năng từ sự va chạm tốc độ cao, hoả tiễn THAAD không sử dụng đầu đạn chứa thuốc nổ như hỏa tiễn thông thường. Điểm độc đáo của hỏa tiễn THAAD là sau khi phóng ra khỏi ống phóng, nó sẽ thực hiện đường đạn đạo xoắn ốc trước khi lao đến mục tiêu. Sở dĩ có những vòng xoắn ốc để dung nạp động năng cho sự va chạm với mục tiêu ở tốc độ cao.

Hoả tiễn của hệ thống THAAD

THAAD là hệ thống ngăn chận hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung tối tân nhất thế giới hiện nay. THADD đã chứng minh khả năng phối hợp mục tiêu cùng với hệ thống ngăn chận cuả hải quân Aegis và Patriot PAC-3. Ba hệ thống ngăn chận hoả tiễn địch (trang bị đầu đạn nguyen tử hay không) là Aegis, THAAD và  Patriot PAC-3 tạo nên hệ thống phòng thủ ba tầng. Trong đó, Aegis chống mục tiêu ở tầm cao, THAAD ở tầm trung và PAC-3 ở tầm ngắn. Cả ba thiết lập một bức tường ngăn chận cho Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ hỏa tiễn đạn đạo của đối phương.

Lê Hoành Sơn sưu tầm

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt