Quận Los Angeles, CA dùng ngày “30/04 Đen” vinh danh Jane Fonda?!

Jane Fonda ngồi trên súng phòng không tại Hà Nội nheo mắt nhắm vào ống nhắm súng cao xạ phòng không  (ảnh Internet chụp năm 1972)

Cô đào nỗi tiếng Hollywood Jane Fonda sinh năm 1937, nay đã 87 (thế hệ 9U), một thời nổi tiếng “nữ hoàng phản chiến Việt Nam”. Khi bà đến thăm Hà Nội năm 1972 đã ngồi trên khẩu pháo phòng không của Cộng Sản Bắc Việt, đầu đội nón cối bộ đội phòng không, nheo một mắt nhìn qua ống nhắm khẩu pháo như để bắn máy bay Mỹ. Hình ảnh này được chế độ Cộng Sản Bắc Việt xem như là một chiến công lẫy lừng, báo chí CSVN dùng danh từ thân thương và trân trọng là “chị Jane Fonda”, đem tấm hình phản chiến của “chị Jane Fonda” tuyên truyền khắp thế giới. Qua tấm hình đó, truyền thông của Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà tặng cho bà Nick name “Hanoi Jane/Jane Hà Nội”. Những hoạt động phản chiến tranh Việt Nam của Jane Fonda đã giúp cho CSVN rất nhiều về mặt tuyên truyền và ngoại giao.

Thời đó, Jane Fonda chống các cựu binh Hoa Kỳ, lên án chính quyền Mỹ. Lên án chính quyền Việt Nam Cộng Hoà do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo.
Các hoạt động phản chiến tranh Việt Nam của Jane Fonda quá hăng, quá mạnh đã khiến Quốc Hội Hoa Kỳ phải mở cuộc điều tra để xác định bà đào Jane Fonda có “phản bội” tổ quốc không [1]

Sau chiến tranh Việt Nam ngày 30/04/1975, hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi, hàng trăm ngàn người chết trong lòng đại dương, những bài viết của những cựu chiến binh Hoa Kỳ từng chiến đấu CSVN phơi bày sự thật là những người lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam để bảo vệ tự do. Bà Fonda đã nhiều lần xin lỗi về bức ảnh “Hanoi Jane” và ngụy biện rằng hành động phản chiến của bà trong chiến tranh Việt Nam là để phản đối chính sách của chính phủ Hoa Kỳ chứ không phải chống lại chiến binh Mỹ chiến đấu ở Việt Nam.

Trong cuốn “My Life So Far” xuất bản 2005 của Jane Fonda có đoạn bà viết rằng bức ảnh “Hanoi Jane” là do bà bị Cộng Sản Bắc Việt gài độ… nhưng bà cũng đã tự thú nhận: “Đó là sai lầm của tôi, tôi đã phải trả giá và tiếp tục phải trả giá đắt cho điều đó” [2].

Năm 1988, một lần nữa, trong một cuộc phỏng vấn với bà Barbara Walters [3] trên Truyền hình Hoa Kỳ, Jane Fonda bày tỏ sự hối hận về một số hành động của mình:

“Tôi muốn nói điều gì đó với những người đàn ông từng chiến đấu ở Việt Nam, những người mà tôi đã làm tổn thương hoặc những người mà tôi đã khiến nỗi đau của họ sâu sắc hơn vì những điều tôi đã nói và đã làm. Tôi chỉ cố gắng giúp chấm dứt sự giết chóc do chiến tranh, nhưng có những lúc tôi đã thiếu suy nghĩ và bất cẩn về điều đó và tôi rất hối hận vì đã làm tổn thương họ. Và tôi muốn xin lỗi họ và gia đình họ… Tôi sẽ xuống mồ hối hận vì bức ảnh chụp tôi ngồi trên ổ súng phòng không, trông giống như tôi đang cố bắn vào máy bay Mỹ. Nó làm tổn thương rất nhiều người lính. Hành động khơi dậy sự thù địch như vậy, đó là điều khủng khiếp nhất mà tôi đã làm. Đó chỉ là sự thiếu suy nghĩ”.

Jane Fonda chụp ảnh với các người lính phòng không Cộng Sản Bắc Việt tại Hà Nội năm 1972.

Sau chiến tranh Việt Nam năm 1975, bà sống bình lặng chuyên làm phim, bà đã làm rất nhiều phim và được nhiều giải thưởng điện ảnh trong đó có giải Oscar và sống với cuộc sống “hối hận?”. Bà Jane Fonda cũng tiếp tục tranh đấu cho một vài lãnh vực khác, tuy không ồn ào, náo nhiệt và sôi nổi như “Hanoi Jane” trước đây, bà đấu tranh cho cho khí hậu trái đất, quyền của người dân bản địa, quyền LGBTQ (lesbian, gay, bisexual, transgender, qeer), chống lại sự chiếm đóng của Israel trên lãnh thổ Palestine, v.v…

Jane Fonda năm 1962 

Ngày “30 tháng 4 Đen” lần thứ 49 thành phố Los Angeles lại đánh bùng sự kiện bà Jane Fonda mà theo đài FOX11 tại Los Angeles ghi lại:

“Để ghi nhận sự cam kết suốt đời của Jane Fonda trong việc vận động khí hậu, Ban Giám sát Quận Los Angeles hôm thứ Ba đã tuyên bố ngày 30 tháng 4 để vinh danh nữ diễn viên Jane Fonda.
Giám sát viên Lindsey Horvath dẫn đầu việc vinh danh Jane Fonda, ca ngợi sự cống hiến của bà trong việc nâng cao nhận thức về công lý môi trường trên toàn cầu.
Jane Fonda đã có mặt để nhận vinh dự, đồng thời bà đã nói chuyện với khán giả và khuyến khích mọi người xử dụng phiếu bầu của mình để giúp đỡ trong cuộc đấu tranh vì môi trường”.

Từ trái sang phải: Giám sát viên Holly Mitchell, Giám sát viên Lindsey Horvath, Jane Fonda và Giám sát viên Janice Hahn sau khi các Giám sát viên tuyên bố rằng ngày 30 tháng 4 là “Ngày Jane Fonda” tại Quận Los Angeles trong cuộc họp của Ban Giám sát vào Thứ Ba, ngày 30/04/2024 (Ảnh FOXTA, Los Angeles)

Theo đài truyền hình cho biết “nguồn gốc ủng hộ của nữ diễn viên có thể bắt nguồn từ thành phố Santa Monica, California nơi Jane Fonda tham gia rất nhiều vào hoạt động cộng đồng và các mục tiêu công bằng xã hội.

Như vậy là Hội Đồng Giám Sát quận Los Angeles, California vinh danh cho Jane Fonda là vì những tranh đấu cho khí hậu chứ không phải vinh danh “Hanoi Jane”. Nhưng tại sao họ lại chọn ngày 30 tháng 4 Đen?! Ngày mà hàng triệu người ti nạn xem như ngày “Quốc Hận”?!

Ngày 30 tháng 4 đối với người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do là ngày thiêng liêng và rất nhạy cảm đối với công đồng người Việt tị nạn.

Trong ngày 30/04 mà vinh danh bà Jane Fonda từng nổi tiếng với “Hanoi Jane” làm cho mọi người tị nạn Cộng Sản tại Hải Ngoại bị ám ảnh phong trào phản chiến Việt Nam đang trở lại tại thành phố Los Angeles, California.

Hiện nay có tin Quyết Định 1334 là CSVN vận động những người Mỹ phản chiến trước đây trở lại để chống lại những công việc chống cộng của cộng đồng người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Có phải việc vinh danh Jane Fonda vào ngày 30/04 của Ban Giám Sát Los Angeles nằm trong lộ trình này không?

Hoa Kỳ ngày 10 tháng 5 năm 2024

Lê Thành Nhân


[1] https://www.bbc.com/vietnamese/world-47966434

[2] https://time.com/5116479/jane-fonda-hanoi-jane-nickname/

[3] “Interview with Barbara Walters”. UC Berkeley Library Sound Recording Project. 1988. Archived from the original on October 8, 2018

[4] https://www.foxla.com/news/april-30-jane-fonda-day-los-angeles

 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt