Tại Đối thoại Shangri-La 2018, Hoa Kỳ đưa ba thông điệp

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-La. Ảnh: VCG

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis dẫn đầu phái đoàn đến Singapore tham dự Đối thoại Shangri-La 2018 trong tình hình khu vực đang đứng bên thềm những thay đổi quan trọng.

Trong tình hình chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang, Biển Đông lại dậy sóng với Trung Cộng đẩy mạnh quân sự hóa, thượng đỉnh Mỹ – Triều nhen nhóm tia hy vọng hòa bình nhưng mong manh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis lần thứ 2 đến diễn đàn an ninh thường niên Đối thoại Shangri-La với 3 thông điệp quan trọng.

Thông điệp ổn định

Đến Shangri-La để tái khẳng định cam kết là khu vực của Mỹ, cụ thể hóa chiến lược an ninh quốc gia và quốc phòng qua chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Bộ trưởng Mattis cho thấy cá nhân ông và Bộ Quốc Phòng là nhân tố chủ chốt tạo nên sự ổn định, tầm nhìn chiến lược, dài hạn của Mỹ ở khu vực.

Sau nhiều biến động nhân sự cao cấp, Bộ trưởng Mattis vẫn đứng vững và là tiếng nói có nhiều ảnh hưởng. Tổng thống Donald Trump chỉ thường quan tâm 1, 2 vấn đề, cụ thể là trọng tâm khi tranh cử (thương mại, Triều Tiên). Bộ Ngoại giao vẫn giai đoạn chuyển giao, nhân sự vừa thiếu (chưa có phụ tà ngoại trưởng phụ trách vùng), vừa không ổn định. Các bộ kinh tế tập trung sứ mệnh giảm thâm hụt thương mại, khai triển các lệnh trừng phạt. 

Do đó, an ninh của Hoa Kỳ do Bộ Trưởng Quốc Phòng quyết định phần lớn. Tuy là thông điệp của Bộ Trưởng Quốc Phòng nhưng mang tính “toàn chính phủ” liên ngành, chiến lược về tầm cỡ, rộng về diện, đề cập cả 3 trụ cột hợp tác an ninh chiến lược, kinh tế, giá trị – quản trị.

Thông điệp trấn an

Bộ trưởng Mattis đến Shangri-La năm nay để trấn an các đồng minh và đối tác rằng Mỹ có lợi ích chiến lược, cam kết lâu dài với khu vực, giải thích lại giá trị chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở, thịnh vượng được xây dựng dựa trên chia sẻ giá trị, luật lệ chung, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tự do hàng hải, hàng không, không đe dọa, nước lớn cưỡng ép nước bé, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế. Đó là mô hình, nguyên tắc của Mỹ trong thế cạnh tranh chiến lược, thực chất là cạnh tranh mô hình với Trung Cộng và Nga.

Đối Thoại Shangri-la 2018,hình chung của các Bộ Trưởng Quốc Phòng tham dự

Tính trấn an thể hiện qua quyết tâm Mỹ nói là làm, với cách tiếp cận truyền thống 3 trụ cột, đề cao tăng cường hệ thống đồng minh, trong đó có cả nòng cốt bộ tứ Mỹ-Nhật-Ấn-Úc, các quốc gia đối tác, cả song phương và đa phương, khu vực.

Trọng tâm gồm hợp tác an ninh hàng hải, nâng cao năng lực, phối hợp diễn tập quân sự, tác chiến hải quân, cảnh sát biển. Hợp tác kinh tế tăng cường hợp tác công tư, đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác thế mạnh kỹ thuật công nghệ, quản trị, đầu tư và cho vay bền vững của Mỹ, phương Tây.

Mỹ ủng hộ vai trò của Trung Cộng nếu TC đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định khu vực, sẽ hợp tác nếu có thể. Đông Nam Á là mắt xích quan trọng của chiến lược, tăng cường đồng minh với Philippines, Thái Lan, đạt “bước tiến lịch sử” trong quan hệ với Singapore, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, trên tinh thần “tôn trọng lẫn nhau”.

Các cơ chế khu vực sẽ tiếp tục được Mỹ đầu tư, yểm trợ như ASEAN, ARF, ADMM+, EAS, APEC, ủng hộ vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN, muốn ASEAN có vai trò mạnh, cùng Mỹ và các nước xây dựng cấu trúc khu vực dựa trên luật lệ.

Thông điệp trấn an của Bộ trưởng Mattis là kịp thời, nhất là khi khu vực đang đặt nhiều dấu hỏi về cam kết lâu dài đến đâu đối với Hoa Kỳ, liệu nói có đi đôi với làm, chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có nhằm ngăn chặn Trung Cộng, Mỹ sẽ đầu tư dự án cơ sở hạ tầng như thế nào, nhóm bộ tứ có thay thế vai trò của ASEAN trong cấu trúc khu vực…

Một năm rưỡi qua, Chính quyền Trump đã có những nỗ lực ban đầu thể hiện cam kết nghiêm chỉnh, lâu dài với khu vực, ASEAN. Tuy nhiên, dư luận chung cho rằng mức độ trấn an hiệu quả đến đâu tùy thuộc nhiều vào các bước tiến triển sắp tới của Mỹ, chưa kể cách tiếp cận thương mại “có đi, có lại” với bất kỳ nước nào đang “triệt tiêu” thông điệp trấn an và nỗ lực hợp tác trong các lĩnh vực khác. 

Thông điệp răn đe

Thực chất, thông điệp lớn của Mỹ tại Shangri-La là về Trung Cộng, gián tiếp hay trực tiếp, thể hiện lo ngại chung tăng cao của nội bộ Mỹ. Bộ trưởng James Mattis nhấn mạnh không nước nào được “thống trị” Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, không buộc khu vực phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Cộng, Mỹ mang đến đối tác chiến lược, không phải sự lệ thuộc chiến lược.

Trực diện hơn, Mỹ chỉ trích Trung Cộng gần đây gia tăng quân sự hóa ở Biển Đông, đe dọa, cưỡng ép các nước, không giúp gì cho uy tín Trung Cộng và không được quốc tế ủng hộ, đi ngược lại cam kết thượng đỉnh Mỹ – Trung năm 2015. Hành động của Trung Cộng sẽ có hệ lụy, trực tiếp là việc Mỹ không mời Trung Cộng dự diễn tập RIMPAC 2018, lâu dài hơn là khu vực bị chia rẽ, gánh nặng nợ nần, bị can thiệp nội bộ…và hăm dọa sẽ có hậu quả khôn lường.

Mỹ gần đây đã rút lại lời mời hải quân Trung Cộng tham dự cuộc tập trận Vành Đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2018. Ảnh: AP.

Cạnh tranh Trung – Mỹ đang gia tăng toàn thể các tuyến, song dư luận cho rằng cách chính quyền Trump xử lý tranh chấp thương mại, đầu tư với Trung Cộng và vị thế của Trung Cộng trong vấn đề Triều Tiên đặt dấu hỏi lớn về một chiến lược bài bản của Mỹ xử lý quan hệ “cạnh tranh chiến lược” với Trung Cộng.

Về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Mattis tránh trả lời trực tiếp câu hỏi của đại biểu Philippines về việc liệu các đảo, tàu bè của Philippines có được bảo vệ theo Hiệp ước an ninh hỗ tương 1951, gây nhiều lo ngại trong dư luận. Với Chính quyền Trump, vấn đề Biển Đông có thể không phải là ưu tiên cao, nhưng dư luận cho rằng sẽ là hàn thử biểu của quan hệ Mỹ – Trung và là liều thuốc thử quan trọng hiệu quả chiến lược của Mỹ ở khu vực.

Một người nghiên cứu tại Quốc Nội. 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt