Từ cách mạng tháng 10 đến bức tường Bá Linh sụp đổ
Tại sao Bức Tường Bá Linh sụp đổ kéo theo cả một chế độ Cộng Sản quốc tế Nga Sô và Đông Âu sụp đổ?
Từ Cách Mạng Tháng 10 Nga 1917
Đến Sự Sụp Đổ Của Bức Tường Berlin 1989
Từ chủ nghĩa duy vật tới chủ nghĩa CS
Tại Âu Châu, sau một chiều dài lịch sử phát triển mạnh của tôn giáo, với kỹ nghệ hóa của thế kỷ XIX, con người có vẻ hưóng về duy vật. Duy vật xem vật chất xây dựng tất cả thực tại và chống đối duy tâm. Duy tâm xem thần trí chế ngự vật chất. Không nên lẫn lộn sự chống đối ấy với với sự chống đối giữa lý tưởng và thực tế. Nói chung, duy vật bác bỏ sự hiện diện của linh hồn, thần trí sự sống vĩnh hằng và sự hằng hữu của đứng tạo hóa (Chúa). Duy vật xem tâm linh, tư duy và các xúc cảm là những hậu quả máy móc vật chất. Đối với duy vật, sự chết của thân thể vật chất lôi theo sự biến mất của tâm linh và cảm giác hiện hữu. Duy vật xem thế giới là kết qủa của máy móc vật thể, không mục tiêu, vô nghiã và tâm linh chỉ là ảo mộng.
Thế kỷ XIX là thế kỷ của kỹ nghệ hóa. Mức tăng trưởng rất lớn vào đợt đầu xảy ra giữa các năm 1920 tới 1850 và đợt thứ hai bắt đầu từ năm 1880 trở đi. Kỹ nghệ hóa cần nhiều cơ xưởng mà ở đó các công nhân làm việc trong những điều kiện vô nhân bản. Một loại duy vật không vô thần.
Karl Marx là một triết gia và sinh vào năm 1818. Ông ta gặp Engels vào năm 1844. Karl Marx nhắm bảo vệ tả phái và khuyến khích các thợ thuyền nổi loạn chống tự bản bóc lột qua giá trị thặng dư. Một loại duy vật vô thần.
Thế kỷ XIX cũng có thể xem là thế kỷ của đụng độ giữa duy vật không vô thần và duy vật vô thần. Nhưng duy vật không vô thần đã đạt được một số cải thiện cho thợ thuyền tại Âu Châu Thiên Chúa Giáo. Vào năm 1864 quyền đình công đuợc cho phép tại Pháp. Trước đó các đình công bị cấm chỉ. Tại Đức bảo hiểm xã hội được bắt đầu vào năm 1884. Vào năm 1919 làm việc tối đa tám giờ được luật pháp quy định tại Pháp. Nghiệp đoàn lao động bắt đầu có vào đầu thế kỷ XIX để ủng hộ các thợ thuyền thuờng bị các chủ bóc lột. Khi Marx viết cuốn Tư Bản Luận, Marx không đoán được hướng thay đổi ấy cho thợ thuyền. Nên CS chỉ có thành công tại Nga và không thành công tại các nước khác tại Âu Châu qua một cuộc cách mạng vô sản.
Thân thế của của Lénine
Vladimir Ilitch Oulianov (nga ngữ: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов ) sinh ngày 22/04/ 1870 (lịch grégorien) hay 10/04/1870 (lịch julien) và tạ thế ngày 21/01/1924, đuợc nhiều người biết tới qua tên Lénine (Ле́нин). Ông ta tham gia hoạt động cho đảng Thợ Thuyền Xã Hội Dân Chủ Nga, khối Đệ II Quốc Tế. Sau đó ông thành lập và điều khiển đảng Bolchevik và một trong các nhà lãnh đạo cuộc cánh mạng tháng 10. Ông ta là kiến trúc sư Liên Bang Xô Viết: Từ tên Lénine sinh ra danh từ Léninisme. Thân sinh ông ta là Ilia Nikolaïevitch Oulianov (1831-1886), thuộc ý thức hệ quân chủ ôn hòa. Ông lo giáo dục tại Nga và được vào qúy tộc vào năm 1882 do Nga hoàng ban tặng. Mẹ của Lénine là bà Maria Alexandrovna Blank (1835-1916) chỉ lo nội trợ và con cái. Lénine có người anh tên là Alexandre Oulianov bị treo cổ vào ngày 11/05/1887 tại một đoạn đầu đài dựng ngay tại sân của pháo đài của thành phố Schlüsselburg gần Saint-Pétersbourg, vì đã tham gia vào toan tính ám sát Nga hoàng Alexandre Đệ III. Như phần đông dân Nga, nguồn gốc chủng tộc và tôn giáo của Lénine thuộc lai giống. Xuất thân từ một gia đình có văn hóa, giòng dõi Kamoult do ông bà bên nội. Bà nội là dân Đức thuộc hệ phái Tin Lành Lüther và con cháu giòng giống Do Thái trở lại đạo Chính Thống do bố của mẹ. Chính Vladimir Oulianov (Lénine) được rửa tội vào đạo Chính Thống Nga. Nên Lénine là một con người có đạo Thiên Chúa giống Staline.
Lúc học, ông Lénine rất giỏi tiếng La Tanh và tiếng Hy Lạp. Hai cái chết liên tiếp hai năm của thân sinh vào năm 1886 và anh đầu là Alexandre vào năm 1887 đã cực đoan hóa Lénine. Ông ta kinh tởm lối cách mạng lãng mạn của đám người luật lệ. Sau đó cùng năm Lénine bị bắt và bị đuổi ra khỏi Đại Học Kazan, vì đã tham gia biểu tình của sinh viên. Ông ta sau đó tự học và thi đậu cử nhân luật vào năm 1891 và hành nghề luật tại Samara.
Về hoạt động, Lénine saz đó trở về Saint-Pétersbourg và đâm đầu vào phổ biến các ý tưởng cách mạng và học thuyết Marx. Lập hội lập hè và thống nhất 20 nhóm Marxisme đã có tại Moscow. Từ đó sinh ra Tập Hợp tranh đấu gỉai phóng giai cấp thợ thuyền. Phong trào được Lénine xem là bầu thai của đảng cách mạng lãnh đạo đấu tranh chống tư bản và chính phủ chuyên chế và độc đoán.
Vào đầu năm 1895, Lénine lang thang qua Thụy-Sĩ để gặp các ông Gueorgui Plekhanov et Pavel Axelrod của tiểu tồ Marxisme Nga. Tại đây Lénine âm thầm chẳng gây được một tí ảnh hưởng hay ủng hộ nào cả. Vào tháng tháng 12 1895, Lénine bị bắt tại Nga và bị giam tù 14 tháng trước khi bị đày 3 năm tại làng Chouchenskoïe Sibérie. Sau khi ra khỏi tù, Lénine lại qua Âu Châu và tham gia lập tờ báo Iskra ( Tia Lửa). Lénine tham gia tích cực đảng Thợ Thuyền Dân Chủ Xã Hội (POSDR) và 1903 cầm đầu cánh “Bolcheviks” của đảng ấy, sau khi có sự chia cắt với các Mencheviks. Tháng 5/1905 Lénine được bầu vào Trung Ưng đảng do đại hội thứ III. Rồi năm 1907 lại chạy trốn qua Phần Lan vì lý do an ninh. Ông ta tham gia tờ báo Pravda (Sự Thật). Sau khi loại được Alexandre Bogdanov khỏi cánh Bolchevik, Lénine qua Paris từ tháng 7/1909 tới tháng 6/1912. Hai dân chủ Thụy sĩ và Pháp là hai quốc gia cho Lénine nương náu. Cho Lénine một dây thừng để treo cổ tư bản và dân chủ!
Khi thấy đại chiến thứ I là một cuộc thư hùng giữa các đế quốc cạnh tranh chia nhau thế giới (đế quốc là bực cao nhất của tư bản), Lénine tìm cách dùng chiến tranh nầy như là một đấu tranh giữa các giai cấp.
Khi cách mạng bùng nổ vào tháng 2/1917 tại Nga, Lénine còn ở tại Montreux Thụy Sĩ như bao kẻ ly hương khác gốc Nga. Sau khi đã thiết kế ra nhiều lộ trình khó khăn, Lénine từ bỏ Thụy sĩ để về Pétrograd Nga. Lénie phải đi băng qua Đức còn chiến tranh với Nga. Ông ta cùng đi với một nhóm cách mạng Nga gồm đủ khuynh huớng tam bành lục tặc. Chuyến xe lửa mà Lénine dùng là một xe lửa với quyền bất khả xâm phạm ngoại giao có “niêm phong”.
Giai thoại ấy tạo một bút chiến. Một số tố cáo Lénine đã bị chính phủ Đức mua chuộc. Thật thế, chính phủ Đức đã tổ chức và đài thọ cho Lénine và phân bộ lưu vong Bolchevik trở về Nga. Trong hồi ký, cựu tư lệnh chiến truờng Erich Ludendorff của Đức quốc có ghi lại là ông ta hy vọng cuộc cách mạng tại Nga vào lúc ấy sẽ dẫn tới sự phân hóa quân đội Nga hoàng. Sự trở lại Nga của các nhà cách mạng sẽ thuận lợi cho một ký kết hòa bình riêng rẽ với Đức và Lénine đã làm như thế sau khi thành công.
Lénine chết vì bệnh giang mai (Syphilis), chứng cớ là bác sĩ của Lénine cho Lénine thuốc Salvarsan, vào thời điểm tại thị truớng chỉ có thứ thuốc ấy để trị giang mai và cũng cho Lénine thêm loại thuốc Iodure de Potassium, thứ thuốc hay dùng trị bệnh ấy. Đảng cộng sản Nga giấu giếm điểm này qua các bàn cãi có tính cách tung hỏa mù.
Mãi sau này qua một khám nghiệm của hai bác sĩ tâm lý và thần kinh đảm nhiệm, hai bác sĩ đã đi tới kết luận được phổ biến trong Journal of Neurology là Lénine đã chết vì giang mai.
Vì sao Lénine chỉ thành công tại Nga
Cuộc cách mạng Nga là cuối đường của những biến cố xảy ra vào năm 1917, đã dẫn tới việc lật đổ chế độ Nga hoàng vào tháng giêng, rồi thành lập chế độ Léninisme vào tháng mười. Nhưng đâu là những lý do thuận tiện cho cuộc cách mạng ấy?
Nguyên nhân sâu xa của cách mạng 1917: Trước năm 1917, Nga từ mười thế kỷ bị đặt dưới chế độ chuyên chế đàn áp của Nga hoàng. Vào năm 1861, việc Nga hoàng Alexandre II bãi bỏ nô lệ làm xuất hiện những rạn nứt của chế độ lạc hậu phong kiến. Sau khi được giải thoát, các nộ lệ bị đẩy ra thành phố. Ở đó họ là những lao công cho cách mạng kỹ nghệ.
Vào đầu thế kỷ XX, nước Nga có một phát triển kỹ nghệ ngoạn mục. Sự phát tiển ấy kéo theo một phát triển thành thị và một sôi sục lớn về văn hóa: trật tự củ của xã hội bị rung chuyển, làm trầm trọng những khó khăn của kẻ nghèo khó. Kỹ nghệ nở hoa, giai cấp thợ thuyền tập trung tại thành phố lớn. Nhưng, sự phồn thịnh ấy của xứ sở không mang lợi lộc cho phần đông dân chúng. Kinh tế nói chung còn cổ hủ. Vào năm 1913 tại Nga, gía thành sản phẩn cao hơn Pháp 2,5 lần, hơn Đức 6 lần, hơn Mỹ 14 lần. Tầng lớp dân quê đột ngột bị bần cùng hóa. Lớp thợ thuyền do kỹ nghệ hóa sinh ra, mặc dầu yếu về số luợng, nhưng được tập trung vào các trong các trung tâm nên dễ dàng tạo ra phong trào cách mạng và đảng viên Bolchevik chen vào kích động.
Nước Nga khi đó là một xứ nông nghệp là chính (85 % dân số là nông dân). Một phần của nông dân, trở thành giàu có và tạo ra thành phần nông dân trung lưu. Họ ủng hộ chế độ. Còn số nông dân không có ruộng đất lại tăng lên. Sự kiện ấy tạo ra một lớp vô sản dễ thụ cảm các ý tưởng cách mạng.
Sau khi có thể có thêm một ít vốn liếng văn hóa qua trường trại được mở rộng vài năm truớc, một phần thợ thuyền bị tư tưởng marxisme và ý thức hệ cách mạng xâm nhập. Nhưng quyền lực Nga hoàng không thức tỉnh. Petrograd là ổ cách mạng vào các năm 1905 và 1917, tại thời điểm của các thể kỷ XIX và XX, các phong trào sinh viên hay thợ thuyền, dân quê hay thượng lưu đã thử lật đổ chính phủ nhưng thất bại.
Nhiều nhà cách mạng bị tù tội hay lưu đày, nhiều số kác trốn thoát được và sống lưu vong. Với tình trạng ấy, cuộc cách mạng 1917 chỉ là kết cục liên tục của các cuộc nổi dậy. Những cải cách cần thiết, mà các nổi loạn của dân quê, các mưu sát chính trị, các hoạt động nghị trường của Douma, không thành công đem vào đuợc. Cuối cùng đã tới bằng một cuộc cách mạng do vô sản chủ động. Nhưng cũng tại Nga hoàng vì chinh chiến và không thức thời, nên Lénine mới làm được như vậy. Một cuộc cách mạng vừa vô thần và duy vật hết chỗ nói.
Nguyên nhân trực tiếp của cách mạng 1917: Các thất trận liên tiếp của Nga trong Đệ I thế chiến là một trong các lý do tạo ra cách mạng 1917. Khi vào lâm chiến, tất cả các đảng ủng hộ, trừ đảng Xã Hội Dân Chủ (POSDR), đảng độc nhất tại Âu Châu với đảng Xã hội Serbe, từ chối bỏ phiếu cho ngân quỹ chiến tranh. Song le cũng báo trước ý định là đảng sẽ không tìm cách phá hoại cố gắng cho cuộc chiến. Vào lúc sơ khởi, sau vài chiến thắng ban đầu, quân Nga sau đó bị nhiều thất trận tại Đông Phổ. Tiếp tế khí giới và thực phẩm không đủ, hệ thống xe lửa lủng củng. Tại chiến trường số quân nhân tử trận lên tới 1.700.000 và số quân nhân bị thương xấp xỉ 6 triệu. Nổi loạn xảy ra. Tinh thần lính tráng bệ rạc và thảm thương. Các sĩ quan tỏ ra thiếu khả năng. Một số đơn vị xung trận với đạn dược không hợp với cỡ súng. Chỉ có khiển trách và hình phạt thân thể thông dụng trong quân đội.
Nạn đói gào thét và hàng hóa hiếm hoi. Kinh tế Nga bị cắt khỏi thị trường Âu Châu. Hạ viện Nga Duma, do hai đảng Tự Do và Cấp Tiến chiếm giữ, khuyến cáo Nga hoàng Nicolas II thành lập một chính phủ lập hiến. Nhưng Nga hoàng làm ngơ và đang ở chiến trường xa xôi. Nên mất liện hệ với thực trạng của xứ sở. Rồi cố vấn của bà hoàng hậu là Raspoutine lại bị ám sát.
Tháng hai 1917 là tháng tập hợp tất cả điều kiện cho một cuộc nổi loạn quần chúng. Nga hoàng dùng quân đội đàn áp tạo ra một chuỗi rối loạn kéo dài cho tới tháng mười. Cung điện Mùa Đông bị tấn công vào đêm 24 rạng 25 tháng 10. Sau đó Lénine, chiến thắng vào 7 tháng 11, tuyến bố lập trật tự xã hội bằng tàn sát cũng như đày ải. Vô thần và duy vật bắt đầu gieo rắc đau khổ cho nhân loại kể từ ngày 7/11/1917 (lịch grégorien) hay 25/10/1917 (lịch julien, hai lịch khác nhau 13 ngày) cho tới ngày tàn là 25/12/1991, tiếp theo biến cố bức tường Bá Linh đổ vào đêm 9/11/1989.
Ai là đạo diễn đã hạ màn Đệ Tam quốc tế CS?
Bức tường Bá Linh đổ vào đêm 9/11/1989 và kéo theo sụp đổ dây chuyền, như một tòa nhà xây bằng các tấm Cartes, của cả khối Đông Âu và sau cùng làm tan hàng CS Nga. Một kết cục như một nhiệm mầu, tiếp theo những giai thoại xảy ra tại nhiều chỗ và không cùng thời đểm trước đó.
Các giai thoại từ phía CS
1.- Một loạt biến cố liên tiếp xảy ra một cách khác thường. Như có một bàn tay thánh thần xui khiến. Nói tới các Tổng bí thư (TBT) của đảng Bolchevik, sau triều đại dài lê thê và hiếu thắng của Leonid Illich Brejnev (1964-1982), TBT Youri Andropov lên nắm quyền. Vì bệnh hoạn, ông nắm quyền chỉ võn vẹn có hai năm (1982-1984). Rồi TBT Constantin Tchernenko mắc bệnh chết yểu, nên không thọ hơn (1984-1985). Sau Tchernenko là TBT Mikhaïl Gorbachev (1985-1991).
2.- Vừa lên nắm quyền, Gorbachev lấy một quyết định táo bạo. Một quyết định xem như là bẻ khóa và thả trôi khối Đông Âu. Qua một cuộc phỏng vấn gần đây tại Genèv2 (12/10/2009) do ba ký gỉa của báo Figaro thực hiện, ông GORBACHEV đã thổ lộ một bí mật như sau: “Khi người tiền nhiệm của tôi là ông Konstantin Tchernenko qua đời vào năm 1985, các lãnh tụ của các quốc gia thuộc thỏa ước phòng thủ Varsovie tới phúng điếu tại Moscow.
Chúng tôi họp nhau lại tại văn phòng của tôi. Tôi cám ơn họ và nói thẳng với với mấy vị ấy: Chúng ta sẽ không làm gì hết có thể làm rối ren mối liên lạc của chúng tôi với qúy vị. Chúng tôi tôn trọng những bó buộc, những qúy vị phải chịu trách nhiệm chính trị của qúy vị, của qúy quốc, và chúng tôi chịu trách nhiệm chính trị của chúng tôi, của xứ sở chúng tôi.
Vào năm 1985, chính tôi đã hứa là chúng tôi (Liên Xô) không can thiệp và chúng tôi đã không bao giờ can thiệp. Nếu chúng tôi đã can thiệp, thời có lẽ ngày hôm nay tôi đã không có ở đây với các ông. Cái đó tôi có thể cam đoan với các ông”.
3.- Vào năm 1986, TBT Gorbachev cho thi hành hai chiến lược Glasnost (trong sáng trong thông tin) và Pérestroïka tại Liên Bang Xô Viết. Chiến lược thứ hai nhắm vào cải tổ (hay tái phối trí) Liên Bang Xô Viết: “Thay đổi dân chủ, mở cựa xứ sở, cải tổ chính trị Liên Bang Xô Viết cũng như kinh tế , trả lại tự do đi lại cho người dân, tiến dẫn tự do ngôn luận và tôn giáo”. Hai quyết định xem như làm nổ chính cái nôi của CS tại Nga và làm tiêu luôn CS tại Đông Âu.
4.- Tiếp theo TBT Gorbachev cải thiện mối giao hảo với Mỹ. Các bang giao đã bị gián đoạn suốt trong 6 năm kéo dài từ phần cuối của Brejnev qua Anhdropov và Tchernenko. Cùng lúc ông ta đặt khái niệm xây dựng chung sống hòa bình dưới mái nhà chung Âu Châu và đặt vấn đề thống nhất Đức quốc.
5.- Tuy vào tháng 01/1989 TBT Honecker Đông Đức còn hung hăng tuyên bố: “Bức tuờng Bá Linh sẽ còn hiện diện chừng 50 tới 100 năm nữa”. Vào ngày 07/10/2009, Honecker tiếp đón Gorbachev vào dịp Đông Đức kỷ niệm sinh nhật thứ 40 thành lập Cộng Hòa Dân chủ Đức. Trước ngưõng cửa chia tay, Gorbatchev tặng Honecker một cái hôn báo hiệu cái chết của CS Đông Đức và bồi thêm một gáo nước lạnh vào mặt: “Đồng chí Honecker, chiến tranh lạnh đã chấm dứt! Sao không thấy gì hết?”.
Trong khi xứ sở của Honecker thật ra đang mất thăng bằng trầm trọng bởi những phong trào dân chủ hóa tại Ba Lan và Hung Gia Lợi và 11 ngày sau, Honecker bị hạ do quyết định của trung ương đảng SED.
6.- Ngày 02/05/1989, cảnh sát biên giới Hung Gia Lợi cắt rào thép gai để cho 100.000 dân Đông Đức qua Áo.
7.- Đêm 09/11/1989 vào lúc 18.57 giờ, ông Günter Schabowski, phát ngôn viên của trung ương đảng CS Đông Đức, tuyên bố cụt lũn, tại truyền hình, lệnh cho phép tự do qua lại tại Bá Linh và không chuẩn xác gì thêm.
8.- Ngày 03/12/1989 Honecker bị khai trừ ra khỏi đảng. Năm sau bị pháp luật tố cáo các tội: “phản bội, lạm dụng quyền hành và tham nhũng”. Lâm trọng bệnh, Honecker được nhà thương quân đội Xô Viết tại Đông Đức cho nương náu trước khi được bí mật chyển qua Nga vào ngày 13/03/2009.
Sợ bị Boris Yeltsin giở chứng trả lại cho Đức, Erich Honecker vào ngày 12/12/1991 xin tị nạn vào tòa đại sứ Chi lê. Nhưng vẫn bị áp giải về Bá Linh vào ngày 29/07/1992 và bị truy tố về tội giết người – nạn nhân bị tàn sát tại bức tường- và bị tống tù. Sau khi phiên tòa bắt đầu xử vào ngày 12/1171992 và bị đình chỉ vào ngày 13/0171993 vì lý do vì Honecker bị ung thư gan.
Sau đó Honnecker đi qua Chi lê và mất tại đó. Ngày 31/05/1994 một ngàn đồng chí cộng sản Chi lê bao quanh quan tài và hát bài quốc tế cộng sản như một vinh danh chót cho một kẻ không bao giờ chối bỏ niềm tin của ông ta.
9.- Đêm 09/11/1989 bức tuờng Bá Linh đổ.
10.- Ngày 01/12/ 1989 TBT Chủ Tịch Gorbachev tới thăm Giáo Hoàng Jean-Paul II tại Vatican
11.- Ngày 07/02/1990, giải thể vai trò lãnh đạo của đảng CS Liên Xô.
12.- Ngày 31/06/1990 Đức quốc thống nhất.
13.- Ngày 01/07/1991 giải tán tổ chức khối phòng thủ Varsovie.
14.- Lợi dụng Chủ Tịch và TBT Gorbachev nghỉ mát tại Crimée, ngày 18/08/1991 bộ trưởng quốc phòng Dimitri Yazov, phó chủ tịch Gennadi Yanaïev, Oleg Baklanov, giám đốc KGB Vladimir Krioutchkov, thủ tướng Valentin Pavlov và một số khác đảo chánh tại Moscow. Nhưng thất bại.
15.- Ngày 24/08/1991 Gorbachev từ chức Chủ Tịch và TBT Xô Viết.
16.- Ngày 06/11/1991 giải tán đảng CS Liên Bang Xô Viết.
17.- Ngày 26/12/1991 giải tán Liên Bang của 15 nước Cộng Hòa.
18- Ngày 31/12/1991 giải tán quân đội Xô Viết. Cái dùi cui của bạo lực CS.
Các giai thoại trên, tuy xảy ra tại nhiều nơi và vào thời điểm khác nhau, xem ra có một bàn tay nhiệm mầu nào đó đang lái đi cùng một hướng: Giải thể CS Quốc Tế.
Giai thoại từ phiá dân chủ
1.- Cố Tổng thống Reagan từ lúc nhận chức vào ngày 20/01/1981 không ngừng thổi lạnh và thổi nóng vào các liện lạc với khối CS Đệ III Quốc Tế.
2.- Trong một buổi họp tại Nhà Trắng. Theo báo cáo của CIA, chiến tranh nguyên tử do CS gây ra sẽ không có. Nhưng nếu có chiến tranh cổ điển, thời khối CS sẽ thắng. Vì khối CS vượt hẳn Mỹ về tại phạm trù khí giới cổ điển và số người nguời. Cố TT Reagan rầu rầu và hỏi: “chúng ta hơn CS cái gì?”. CIA đáp: “hơn tiền”. Cố TT Reagan nói: “như vậy phải làm cho CS kệt quệ kinh tế vì phải chạy theo chúng ta”. Nên ngày 23/03/1983 cố TT Reagan tuyên bố chương trình phòng thủ Star War và tăng ngân quỹ quốc phòng một cách chóng mặt.
3.- Cố vấn Zbigniew Brzezinski của TT Carter cảnh báo: Mỹ rất mạnh về tình báo quân sự, trái lại Vatican rất giỏi về thẩm định tình hình chính trị tại Ba Lan. Vì Vatican có đuờng giây liên lạc rất đặc biệt với dân Ba Lan. Trong mục tiêu làm rồi loạn CS Ba Lan và ủng hộ Công Đoàn Độc Lập Solidarnocs, Mỹ và Vatican hợp tác trao đổi tin tức qua một Holy Alliance. Mặt khác Cố TT Reagan cươung quyết dùng biện pháp chế tài đối với CS Ba Lan.
4.- Từ ngày 2-10/06/1979, Cố Giáo Hoàng Jean-Paul II về thăm quê hương Ba Lan của Ngài với câu nói bất hủ “Các Con Đừng Sợ”. Có lẽ là cố Giáo Hoàng có xem thông điệp Fatima nói về Nga và trong bán tin và bán nghi nên tạm nói vậy (xin xem đoạn sau).
6.- Vào năm 1982 cố TT Reagan bước qua làn chỉ trắng phân chia Tây và Đông Bá Linh.
7.- Vào năm 1987, cố TT Reagan có mặt tại cửa Brandebourg Bá Linh và bảo TBT Chủ Tịch Gorbachev: “Tear Down This Wall”.
8.- Cũng vào năm 1987, Cố TT Reagan và TBT Chủ Tịch Gorbatchev ký kết tài giảm khí giới nguyên tử.
9.-Ngày 31/08/1980 thành lập Công Đoàn Độc Lập Solidarnosc do Lech Walsela lãnh đạo.
10.- Vào tháng 01/1981, cựu TT Lech Walesa tới Vatican thăm viếng Giáo Hoàng Jaen-Paul II.
Hồng Lĩnh.