Tường trình của dân biểu Cao Quang Ánh công du Việt Nam

Dân biểu liên bang Hoa Kỳ-gốc Việt-Cao Quang Ánh, vừa qua có chuyến công du âm thầm với hai dân biểu khác đến Việt Nam…người bênh có, người chống có, chúng ta phải nhận ra một điều là những gì mà dân biểu Cao Quang Ánh làm đều phục vụ cho quyền lợi của nước Mỹ. Và đặc biệt quyền lợi của lá phiếu đã bầu ông lên (như chuyện ông chống lệnh của đảng Cộng Hoà bỏ phiếu ủng hộ chương trình Health Care Reform của TT Obama-Dân Chủ)…Đối với gốc Việt ông Cao Quang Ánh sẽ hành xử theo lương tâm của ông chứ không hành động theo trách nhiệm…chúng tôi xin đăng bài tường trình của chuyến đi Việt Nam của dân biểu đảng Cộng Hoà, Cao Quang Ánh để độc giả rộng đường dư luận.

Bản TƯỜNG TRÌNH VỀ CHUYẾN CÔNG DU VIỆT NAM

January 3-5, 2010

Của Dân Biểu Cao Quang Ánh

WASHINGTON OFFICE

2113 Rayburn House Office Building
Washington, D.C 20515

(202) 225-6636

DISTRICT OFFICE

4640 South Carrollton Avenue, Suite 120

New Orleans, LA 70119

(504) 483-2325

WEBSITE: josephcao.house.gov

ANH “JOSEPH” CAO

2ND DISTRICT, LOUISIANA

COMMITTEE ON TRANSPORTATION AND INFRASTRUCTURE

SUBCOMMITTEE ON ECONOMIC DEVELOPMENT, PUBLIC BUILDINGS, AND EMERGENCY MANAGEMENT

SUBCOMMITTEE ON RAILROADS, PIPELINES, AND HAZARDOUS MATERIALS

SUBCOMMITTEE ON WATER RESOURCES AND ENVIRONMENT

COMMITTEE ON HOMELAND SECURITY

DEPUTY RANKING MEMBER

SUBCOMMITTEE ON EMERGENCY COMMUNICATIONS, PREPAREDNESS, AND RESPONSE

SUBCOMMITTEE ON MANAGEMENT, INVESTIGATION, AND OVERSIGHT

Congress of the United States
House of Representatives
Washington, DC 20515-1802

TƯỜNG TRÌNH V CHUYN CÔNG DU VIT NAM

January 3-5, 2010

Sau đây là bản tường trình chính thức và tóm gọn của tôi về chuyến công du cùng với phái đoàn dân cử của Hạ Viện tại một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.  Cùng trong phái đoàn với tôi là Dân Biểu Eni Flaeomavaega, trưởng phái đoàn, và Dân Biểu Mike Honda.

Khi được tin về phái đoàn chuẩn bị đi Việt Nam, tôi đã yêu cầu tham gia với hai mục đích: (1) tiếp xúc với các thành phần bất đồng chính kiến và đang bị đàn áp; (2) lên tiếng trực tiếp với chính quyền Việt Nam về những vấn đề quan tâm chung của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, trong đó có chính bản thân tôi. Vì là vị Dân Biểu gốc Việt độc nhất tại Quốc Hội Hoa Kỳ, tôi tự đặt cho mình trách nhiệm thực hiện hai điều này; bằng không thì sẽ không ai làm việc đó.

Để chuẩn bị cho chuyến đi, văn phòng của tôi đã gởi cho Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam danh sách những nhân vật tôi muốn gặp gỡ: Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, các Luật Sư Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, các Mục Sư Phạm Đình Nhẫn, Hồ Tấn Khoa, Nguyễn Hồng Quang, và Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế.

Thật thất vọng khi đang sắp xếp các buổi hẹn qua Toà Đại Sứ Hoa Kỳ thì tôi được thông tin rằng phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ đã thoả thuận với Việt Nam là sẽ không tiếp xúc bất kỳ ai ngoài những thành phần mà chính quyền Việt Nam chỉ định và sắp xếp, điều kiện để phái đoàn được đến Việt Nam.

Sau khi hội ý với một số nhân sự đáng tin cậy, tôi quyết định vẫn tham gia phái đoàn vì vẫn có cơ hội để thực hiện mục đích thứ 2.

Đặt chân xuống Việt Nam ngày mùng 3 tháng 1, 2010, phái đoàn chúng tôi đã tiếp xúc với các viên chức trong Bộ Ngoại Giao gồm hai Thứ Trưởng Phạm Bình Minh, Nguyễn Thanh Sơn và Phó Vụ Trưởng Vũ Viết Dũng cùng một số viên chức khác.

Tại mỗi và mọi buổi họp, tôi đã nêu lên các vấn đề sau:

–           Trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm;

–           Ngưng ngay các cuộc đàn áp tôn giáo;

–           Tôn trọng tài sản của các giáo hội;

–           Cải tổ luật pháp để bảo đảm sự minh bạch trong mọi lãnh vực kinh tế;

–           Tôn trọng tác quyền.

Qua các buổi họp này, tôi muốn chính quyền Việt Nam hiểu rằng để các liên hệ giữa Mỹ và Việt Nam có thể tiến triển, tự do tín ngưỡng và tôn trọng nhân quyền là điều kiện cần phải có.  Đặc biệt, khi tôi đề nghị Việt Nam thay đổi để các đảng phái đối lập được hoạt động và tham gia chính quyền qua sự tự do ứng cử và bầu cử thì đề nghị này đã đưa đến cuộc tranh luận gay go.

Ngoài những buổi họp, tôi cố gắng tiếp xúc với người dân để tìm hiểu thêm. Nhận xét tổng quát sau 2 ngày ở Việt Nam là người dân có nhiều quyền tự do hơn trước đây trong việc làm ăn buôn bán miễn là không dính gì đến chính trị.  Ai lên tiếng chỉ trích chính sách quốc gia thì bị trừng phạt; ai kêu gọi cải tổ chính trị thì bị cáo buộc là phản động; thậm chí, phanh phui tình trạng hối lộ tham nhũng cũng có thể bị đi tù; công nhân không được lập công đoàn, các nhà kinh doanh không được lập nghiệp đoàn hay phòng thương mại độc lập.  Trong điều kiện như thế, đất nước không thể nào mở mang và phát triển đúng mức được.

Cũng vậy, nói chung người dân Việt Nam ngày hôm nay có tự do thờ phượng nhưng không có tự do tôn giáo.  Chính quyền để yên cho những ai chỉ đi nhà thờ hay nhà chùa để lễ bái, cầu nguyện.  Còn những ai đòi quyền độc lập cho giáo hội, muốn hoạt động tôn giáo, thực hiện công tác xã hội, mở trường, mở bệnh viện, bảo vệ tài sản của cơ sở tôn giáo… đều bị đàn áp nặng nề như đã xẩy ra ở Thái Hà, Tam Toà, Bát Nhã, Đồng Chiêm và nhiều nơi nữa.

Đặc biệt vụ Đồng Chiêm xẩy ra vừa sau khi phái đoàn của chúng tôi rời khỏi Việt Nam. Ngày 12 tháng 1, tôi trở về Hoa Kỳ thì được tin chính quyền Việt Nam đã cho cảnh sát và binh lính đập phá Thánh Giá trong nghĩa địa Núi Thờ của xứ Đồng Chiêm trong Địa Phận Hà Nội và đã đánh trọng thương một số tín hữu đến ngăn cản việc làm phạm thượng này.  Tôi được báo cáo là Việt Nam giải thích rằng đó là hành động sai trái của một giới chức địa phương và chính quyền trung ương đã cảnh cáo người này.  Trong cương vị của một Dân Biểu Hoa Kỳ, tôi đón nhận lời giải thích ấy nhưng ngay lập tức tôi đã liên lạc với ông Michael Michalak, Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam, để yêu cầu ông lên tiếng phản đối sự việc đàn áp tôn giáo trắng trợn này.  Tôi cũng đã soạn thảo một lá thư để gửi cho chính quyền Việt Nam phản đối đàn áp tôn giáo là vi phạm luật nhân quyền quốc tế.  Tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam ngưng tất cả những hành động đàn áp với tất cả mọi tôn giáo (xin xem lá thư đính kèm).  Tối hôm qua, ĐS Michael Michalak cho tôi biết là đã đến gặp Bộ Ngoại Giao Việt Nam để chính thức lên tiếng phản đối.

Các thông tin thu thập được cho thấy rằng chính quyền Việt Nam có cả một chính sách đàn áp các tôn giáo ngày càng mãnh liệt.  Vụ Đồng Chiêm là thể hiện mới nhất của chính sách này.

Chuyến đi Việt Nam vừa qua làm cho tôi càng quyết tâm thực hiện các ưu tiên về chính sách mà tôi đã đề ra từ ngay khi nhậm chức (xin xem danh sách đính kèm).  Kế hoạch mà tôi theo đuổi để thực hiện, một cách tổng quát, gồm hai phần bổ trợ cho nhau.

Một mặt tôi vận dụng các phương tiện lập pháp và chính sách để mở rộng vòng đai hoạt động cho những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền.  Chẳng hạn, tôi đang cùng với một số đồng viện thúc đẩy cho việc thông qua Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam và đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.

Mặt khác, tôi cố gắng tạo cơ hội để một lớp người trẻ được đào tạo theo tinh thần dân chủ của Hoa Kỳ, có kỹ năng cao về hoạt động tổ chức, và có đạo đức.  Họ là những hạt mầm của xã hội dân sự tương lai.  Do đó tôi chủ trương tạo điều kiện để các thành viên ưu tú của dân tộc Việt Nam được tiếp cận hệ thống giáo dục Hoa Kỳ.  Hiện nay mới chỉ có rất ít những người như vậy và phần lớn đều đã bị tù đày hay khống chế.  Phải đào tạo thêm nhiều, rất nhiều người như họ và đồng thời, qua áp lực chính trị, ngoại giao và kinh tế, phải ngày càng nới rộng vòng đai an toàn để họ phát huy tác dụng.

Trong chiều hướng ấy, văn phòng của tôi đang thực hiện công tác cấp bách:

(1)        Tận dụng dự định của Tổng Thống Barack Obama về thương thảo mậu dịch với một số quốc gia quanh biển Thái Bình, trong đó có Việt Nam, để đòi hỏi Việt Nam tôn trọng quyền lập công đoàn độc lập, đón nhận văn hoá phẩm từ hải ngoại, bảo vệ tác quyền cho các sản phẩm trí tuệ, và cải tổ khung luật để bài trừ nạn buôn bán lao động.

(2)        Vận động đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC trước tình trạng leo thang đàn áp tôn giáo.

(3)        Vận động  Quốc Hội thông qua Dự Luật Nhân Quyền cho Việt Nam.

Cao Quang Ánh

a

Dân Biểu Quốc Hội

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt