Syria: Chính phủ khốn nạn, thế giới ngoảnh mặt, chiến tranh diệt chủng…

Cuộc chiến không có kẻ chiến thắng

Một quốc gia nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Baath từ năm 1963, quyền lực tập trung ở trong tay tổng thống Bashar al-Assad và một nhóm nhỏ những quan chức quân sự và chính trị như đảng cộng sản Việt Nam. Tổng thống Syria người đã gian lận dành thắng lợi 97.62% trong năm 2007 bởi một cuộc trưng cầu dân ý nhằm kéo dài thời gian làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa. Hiện nay Puttin là cái dù của Assad được hỗ trợ của Trung Cộng.  Syria có vị thế địa lý quan trọng trong khu vực, đặc biệt ở vị trí trung tâm trong cuộc xung đột Ả Rập-Israel. Diện tích hơn nửa nước Việt Nam (185,180 km2),  dân số 18.5 triệu phần đông là Hồi Giáo Sunni , nhưng cũng có các cộng đồng thiểu số theo đạo Alawite, Shia, Thiên chúa giáo và Druze. Chiến tranh dành quyền lực kéo dài hơn 4 năm nay, dân số chết non nửa triệu,  tị nạn 4 triệu,  Assad đã dùng bom hoá học giết dân…nhưng vì sao thế giới không can thiệp quân sự để giải quyết vần đề Syria? Những nhận định dưới đây của các cơ quan truyền thông Pháp và Châu Âu cho ta thấy rõ vấn đề:

Những ngày gần đây, nhiều tiếng nói cho rằng để giải quyết tận gốc vấn đề người tị nạn, cần phải can thiệp quân sự vào Syria. Nhất là để cho cuộc chiến chống quân khủng bố thánh chiến của tổ chức Nhà nước Hồi giáo được hiệu quả, cần phải đưa quân đánh trên bộ. Thế nhưng, theo quan điểm của ông Dominique Moisi trên tờ nhật báo kinh tế Les Echos (14/09/2015) “Không thể can thiệp quân sự vào Syria được. Chuyên gia này đưa ra bốn điểm để giải thích vì sao.

Đầu tiên hết, để hiểu được tấn bi kịch Syria, ông Moisi trích dẫn lời của Stefan Zweig nói về “lẫn lộn tình cảm”. Sự lẫn lộn này vừa là chính trị và chiến lược vừa ngoại giao và văn hóa. Điều đó được bắt đầu từ vị thế của chế độ Damas hiện nay. Không như những gì mọi người nói, ông Assad không là một phần của giải pháp mà đúng hơn là một phần của vấn đề.

Việc hàng ngàn người dân Syria ồ ạt bỏ xứ ra đi không chỉ để trốn chạy sự tàn sát của quân khủng bố cực đoan Daesh, mà còn vì các vụ dội bom của chế độ Assad chống lại chính người dân của ông. Các vụ dội bom này tiếp nối chính sách đàn áp vô nhân đạo và tàn bạo của chế độ và đã gây ra cuộc nội chiến. Từ điểm này, và trên bình diện đạo đức : “Daesh – Assad: cùng một chiến tuyến. Cả hai phía đều chủ ý khủng bố và phá hủy. Do đó chúng ta cũng đừng nên mơ tưởng đến việc dựa vào một bên để kháng cự và làm suy yếu bên kia.

Sự nhầm lẫn thứ hai bắt nguồn từ sự lẫn lộn đầu tiên. Can thiệp quân sự vào Syria không giải quyết được vấn đề người tị nạn, những người đã bỏ xứ mà đi và cũng không có ý định trở về. Nếu như các cuộc không kích hiện tại chỉ có thể giúp chặn đà tiến của quân khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, một sự can thiệp bộ binh là điều chưa thể nhắm tới. Những quốc gia đang hô hào cho chiến lược này nhằm biện minh cho việc từ chối mở cửa biên giới là họ đang dối gạt thiên hạ và cũng đang tự dối gạt mình.

Assad tên sát nhân

Bởi vì, Hoa Kỳ sẽ không gởi quân can thiệp vào Syria, cho dù là có những ứng viên đảng Cộng Hòa đang trong chiến dịch vận động bầu cử sơ bộ cho chức ứng viên tranh cử Tổng thống cũng có nói đến. Do đó, nếu không có Hoa Kỳ, không thể nào có một cuộc can thiệp quân sự trên bộ.

Về phần Anh và Pháp, hai cường quốc quân sự duy nhất tại Châu Âu, vốn dĩ vẫn còn truyền thống chủ nghĩa can thiệp, cũng sẽ không đi xa hơn ngoài việc chỉ có thể gởi các máy bay không người lái để tiêu diệt có chọn lọc các mục tiêu. Bởi lẽ, cả hai nước này không có thiện chí lẫn phương tiện để thực hiện. Còn đối với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia Nam Âu Hồi giáo, mối bận tâm chính hiện nay là sự leo thang bạo lực với người Kurrdistan ngay trên chính lãnh thổ của mình.

Nhầm lẫn thứ ba là về ngoại giao. Trong ngắn và trung hạn sẽ không có một giải pháp nào cho xung đột được đàm phán. Bởi vì Nga và Iran theo đuổi những mục tiêu riêng của mình. Những mục tiêu đó, không và sẽ không bao giờ là của Châu Âu cả. Matxcơva có ý định tận dụng sự không hăng hái của Hoa Kỳ trong việc sử dụng vũ lực và sự chia rẽ của Liên Hiệp Châu Âu trên hồ sơ người tị nạn. Về phương diện ngoại giao và chiến lược, điều này sẽ giúp cho Nga thu hồi lại những gì mà họ đang bị mất trên lãnh vực kinh tế do sự sụt giảm thê thảm của giá dầu thô và khí đốt trên thế giới.

Trong khi đó, chính quyền Teheran của Iran thì lại có thái độ hai mặt, cứ như là nước này thể hiện tham vọng lớn trong khu vực để bù đắp cho việc có thái độ khiêm nhường của họ trong hồ sơ hạt nhân. Do đó, không vì việc vũ khí và quân đội, Nga và Shia (có liên quan trực tiếp đến Iran hay không) củng cố chế độ Damas mà Châu Âu phải liên kết với một chính sách dường như đang đi ngược lại với các giá trị và lợi ích của mình.

Sự lẫn lộn thứ tư là về nền tảng văn hóa. Nhóm thánh chiến Tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan Daesh được sản sinh từ sự giao thoa giữa cảm giác bị sỉ nhục của thế giới Hồi giáo – Ả Rập và cảm giác tuyệt vọng của những sĩ quan theo hệ phái Sunni – hạt nhân chính của quân đội Saddam Hussein. Họ đã bị sa thải bất công ngay sau thất bại của nhà độc tài Saddam Hussein bởi chính sự bất cẩn, thiếu hiểu biết về nền văn hóa Iraq của vị toàn quyền Hoa Kỳ.

Theo tác giả, Châu Âu cũng không thể đáp trả lại “vương quốc khủng bố bằng những phản xạ theo kiểu đế chế vốn thiên về những khía cạnh đáng bị phản đối nhất trong lịch sử mà chúng ta kế thừa. Đấy không những lỗi thời mà còn phản tác dụng. Cần phải có một sự rõ ràng về vấn đề người tị nạn Syria: trên bình diện quân sự – gia tăng không kích quân thánh chiến ngay trên lãnh thổ Syria và Iraq; về mặt nhân đạo – gởi thêm người và phương tiện hỗ trợ cho các trại tị nạn đang bùng phát tại biên giới Syria và Iraq và cuối cùng là tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận và hội nhập người tị nạn ngay trên chính lãnh thổ của Châu Âu.

Châu Âu lại lục đục trên hồ sơ người tị nạn

Như mở đầu ở trên, đề tài người tị nạn ngập các mặt báo Pháp. “Người tị nạn : Châu Âu bị chia rẽ là tít lớn nhận định trên trang nhất của nhật báo thiên tả Libération.

“Dòng người tị nạn đổ vào Châu Âu không những làm lộ rõ sự chia rẽ đông – tây, mà cả sự đối lập ngay trong lòng mỗi nước, giờ không biết phải làm thế nào để đối phó với khủng hoảng. Theo nhật báo, “sự chia rẽ hiển nhiên nhất là giữa các quốc gia thuộc khối cựu xã hội chủ nghĩa, gia nhập vào Liên Hiệp Châu Âu khoảng từ năm 2004-2007 với các nước phương Tây, những quốc gia sáng lập Liên Hiệp Châu Âu.

Từ Luân Đôn, Paris, Berlin và Madrid, hàng ngàn người xuống đường kêu gọi trợ giúp người tị nạn hồi cuối tuần qua. Cùng lúc đó, tại Praha (Tiệp Khắc) và nhất là tại Warsaw (Ba Lan), người biểu tình thân phe cực hữu theo chủ nghĩa dân tộc lại kêu gào gọi người tị nạn là những thành phần khủng bố”.

Như ghi nhận của nhật báo công giáo La Croix trên trang nhất : “Người tị nạn, một thách thức cho Châu Âu”. Châu Âu phải làm gì ? Theo nhật báo, thì ngày hôm nay, “Các bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp của 28 nước thành viên họp tại Bruxelles. Chương trình phiên họp: kiểm soát đường biên giới tại Liên Hiệp Châu Âu và quản lý dòng người nhập cư và tị nạn… 

Lãnh đạo Châu Âu, dưới sự hỗ trợ của các chính quyền Paris, Berlin, Roma muốn thiết lập một hệ thống hạn ngạch. Một biện pháp như thế sẽ giúp phân bổ một cách cân đối nỗ lực của từng nước thành viên, và nhất là chỉ riêng năm nước Anh, Pháp, Đức, Ý và Thụy Điển không thôi đã nhận đến 75% số người xin tị nạn.

Vậy mà, nhiều nước – Cộng hòa Tiệp Khắc, Ba Lan, Slovakia và Hungary lại lên tiếng phản đối với một giải pháp như thế, bỏ ngoài tai mọi lời kêu gọi một sự đoàn kết lớn nhất tại Châu Âu nhất là đến từ Đức, vốn dĩ đã bị quá tải bởi làn sóng người tị nạn”. Cuối cùng La Croix lưu ý là “không phải việc núp đàng sau biên giới mà chúng ta có thể đối mặt được với trách nhiệm lịch sử này”.

Sự quá tải đó buộc nước Đức tạm phải gác lại một bên một trong những giá trị lớn của Liên Hiệp Châu Âu: sự tự do lưu thông. “Nước Đức tái lập kiểm soát ở biên giới, Le Figaro loan báo. Berlin quyết định đóng cửa tạm thời đường biên giới với Áo và tạm ngừng tuyến lưu thông đường sắt. “Biện pháp khẩn cấp đã được đưa ra vào chiều tối Chủ Nhật 13/09 để đối phó với dòng người tị nạn lớn chưa từng có. Tờ báo cho rằng “Khi đưa ra thông báo trên ngay trước ngày diễn ra cuộc họp các Bộ trưởng Nội vụ Châu Âu, Berlin đang gia tăng áp lực. Lãnh đạo hai nước Pháp – Đức đã lên kế hoạch chung cho cuộc hẹn. Họ đã cùng nhau phân tích tình hình. Do đó, quyết định này của Đức nhấn mạnh đến “tính khẩn cấp” của kế hoạch mà Ủy ban Châu Âu đã đề ra trong khi có nhiều nước như Slovakia hay Hungary cho đến giờ vẫn kiên quyết phản đối”.

Minh Anh (RFI)

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt