Sự nhượng bộ muộn màng của Đặc Khu Trưởng Hồng Kông.

Bà Carrie Lam họp báo tuyên bố rút lui dự luật dẫn độ

Cuộc đấu tranh quyết liệt một mất một còn của người dân Hongkong có thắng lợi, Bắc Kinh nhượng bộ bà Trưởng đặc khu Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) cho biết trong hôm thứ Sáu, các biện pháp do chính phủ đưa ra trong tuần này để giải quyết tình trạng hỗn loạn chính trị của thành phố là “bước đầu tiên”, sẽ không giải quyết được khủng hoảng ngay lập tức. Bà Lâm đã công bố rút dự luật dẫn độ – một trong 4 biện pháp nhằm xoa dịu các nhà hoạt động, nhưng nhiều người nói rằng “quá ít, quá muộn”.

Những đòi hỏi của người dân Hồng Kông là: 

1) Mở hồ sơ điều tra về các vụ bạo hành của cảnh sát nhắm vào người biểu tình ở Hongkong;
2) Trả tự do cho hơn 1.200 người biểu tình bị bắt giữ từ khi cuộc biểu tình bùng lên trước mùa hè vừa qua.
3) Rút lại việc gọi người biểu tình là những “kẻ gây bạo loạn”.
4) Đòi hỏi tổ chức bầu cử tự do theo thể thức phổ thông đầu phiếu tại Hồng Kông.

Khi chưa thoả mãn 4 điều kiện trên, thì dù  Bà Carrie Lâm tuyên bố rút đạo luật dẫn độ, nhưng đoàn người biểu tình không dừng lại, họ vẫn có kế hoặch biểu tình vào cuối tuần này. Một số nhóm hoạt động và dân chủ Hồng Kông cho biết:

Họ sẽ không từ bỏ các yêu cầu khác và lên kế hoạch cho các cuộc biểu tình vào tối thứ Sáu tại các địa điểm trên toàn thành phố như nhà ga tàu điện ngầm và gần trụ sở chính phủ. Ngoài yêu cầu rút dự luật còn có bốn yêu cầu khác của người biểu tình, trong đó gồm một cuộc điều tra độc lập về hành vi của cảnh sát, thả những người biểu tình bị bắt.

Người dân cũng có ý định chặn các ngả đường đến sân bay quốc tế thành phố vào thứ Bảy (7/9), một tuần sau khi hàng ngàn người biểu tình làm tắcnghẽn giao thông, dẫn đến các cuộc đụng độ tồi tệ nhất kể từ khi phong trào phản đối dự luật dẫn độ bắt đầu ba tháng trước. Tờ South China Morning Post đưa tin ngày 6/9, cơ quan quản trị sân bay quốc tế Hồng Kông kêu gọi những người biểu tình không nên làm gián đoạn hành trình của hàng chục nghìn du khách đến và đi ở sân bay Hongkong mỗi ngày.

Tại sao Bắc Kinh không tái diễn đàn áp Hồng Kông đẫm máu như Thiên An Môn năm 1989?

Nhiều lý do để trả lời nhưng hai lý do chính là:

1. Đang lúc Trung Cộng gặp thương chiến với Mỹ nên Bắc Kinh không dám đàn áp sẽ bị quốc tế cô lập.
2. Hồng Kông là cửa ngõ rửa tiền của các giới chức cao cấp Trung Cộng nếu để Hong Kông tê liệt thì tài chánh của họ cũng tiêu tan thành mây khói.

 Như vậy Bắc Kinh có phải thua dân Hồng Kông không? Không vì:

1. Việc “rut lại đạo luật” dẫn độ chỉ là trò “câu giờ” để chờ thời cơ, chọn thời điểm thuận lợi để đàn áp đãm máu, trừ khi chề độ CS tại Tàu không còn.

2. Nếu cuộc biểu tình làm nguy hại đến quyền lực của đảng Cộng Sản Tàu thì Bắc Kinh sẽ đàn áp đẫm máu – dĩ nhiên họ chấp nhân hậu quả của nó. Cho nên đòi hỏi đàon người biểu tình phải tỉnh táo và có tính toán để đạt mục tiêu cuối cùng. 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt