So sánh sức mạnh quân sự của Trung Cộng-Nhật Bản để xem họ có đánh nhau không?

Tin tức chiến tranh ngày càng căng lên như giây đàn, cho rằng điểm này nóng, điểm kia lạnh, đồn ùm lên như chiến tranh thế giới sắp cận kề, bom nguyên tử sẽ bay dọc bay ngang trên bầu trời xanh, thế chiến thứ ba sắp bùng nổ và quả đất trở lại thời đồ đá v.v. Mọi người yếu bóng vía lo sợ, người có tiền thì sợ mất đem gửi ngân hàng an toàn…Thật là nhảm nhí!
Muốn biết các nước lớn có đánh nhau không thì trước nhất thử tìm hiểu tương quan lực lượng của những nước đó. Tâm lý chiến tranh khi nước nào khai chiến phải liệu mình đủ sức chiến thắng áp đảo, còn thấy đối phương không thắng nỗi thì chỉ đánh giặc mồm “bark and no bite”. Lâu nay, nghe Bắc Kinh hung hăng tuyên bố đòi đánh Nhật ở vùng đảo Senkaku/ Điếu Ngư.
Để xem điều này có thể xẩy ra không chúng ta thử tìm hiểu sức mạnh quân sự của Trung Cộng và Nhật Bản xem Trung Cộng có dám đánh Nhật Bản không?

1) Hiến Pháp Nhật Bản trói tay phát triển quốc phòng

Sau Đệ II Thế Chiến, Nhật đầu hàng quân đồng minh, quốc gia chiến bại bị thiệt thòi mọi thứ nên Hiến Pháp của Nhật bị ép không được thành lập quân đội mà chỉ được phép tổ chức Lực Lượng Phòng Vệ (LLPV) Nhật (Japan Self-Defense Forces – JSDF). Lực lượng này có quyền tự vệ để bảo vệ nước Nhật chứ không được phép gửi quân ra nước ngoài chiến đấu. Nền quốc phòng của Nhật từ đấy phụ thuộc vào “Hiệp Ước An Ninh Mỹ-Nhật” và quân đội Mỹ đóng trên đất Nhật.

Tuy nhiên giới quan sát trên thế giới nhận định rằng: “Nhật có khả năng làm bom nguyên tử trong một thời gian ngắn”. Nhận định này khả thi vì Nhật Bản có trình độ khoa học kỹ thuật rất tiến bộ và từng sở hữu nhiều nhà máy điện nguyên tử. Trên thực tế, Nhật là nước đã có nguyên tử. Người ta thường nói đùa với nhau rằng “chỉ cần trao chìa khóa là Nhật có nguyên tử nằm trong tầng hầm” – Ý nói là cần cho phép Nhật sửa đổi Hiến Pháp là họ có vũ khí nguyên tử ngay.

Ryukyu Island của Nhật gần Điếu Ngư/Senkaku

Bờ biển Trung Hoa rất dài. Đài Loan là chuỗi đảo liên kết bao quanh bờ biển Trung Hoa. Nếu Đài Loan mất vào tay Trung Cộng thì Nhật thành một tiền đồn ngăn chận Trung Cộng ra Thái Bình Dương. Nhóm chuỗi nối tiếp hình cung chạy từ Đài Loan đến Nhật gồm những đảo nhỏ Yaeyama, Miyako, Okinawa, Amaimi, Tocara và Osumi tạo thành một hình cung gọi là Ryukyu Island sẽ thành vùng hỏa tuyến giữa Trung-Nhật.

Đó là lý do tại sao Nhật thường tuyên bố nếu TC chiếm Đài Loan thì Nhật sẽ không ngồi yên!

Dù dưới danh nghĩa là LLPV Nhật, nhưng theo tài liệu trên trang Global Firepower (1) thì Nhật hiện có sức mạnh quân sự đứng thứ 5 trên thế giới (sau Mỹ, Nga, Trung Cộng và Ấn Độ), nhưng trên nước Pháp hai bậc. Sở dĩ Nhật bị xếp hạng như vậy vì từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản nằm dưới cái dù an ninh của Mỹ và chi phí ngân sách quốc phòng khiêm nhường chua tới 1% GDP (trong khi Mỹ chi phí quốc phòng gần 3.3% GDP). Gần đây Tân Thủ Tướng Fumio Kishida muốn tăng ngân sách quốc phòng của Nhật lên 2% GDP. Giới chuyên viên quân sự đánh giá rằng nếu Nhật tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng thì sức mạnh quân sự của Nhật không còn đứng thứ 5 mà có thể vượt lên.

Cũng theo trang Global Firepower, TC đứng thứ 3 về sức mạnh quân sự (sau Mỹ và Nga). Nhưng TC rất khó tấn công Nhật vì các chiến đấu cơ của TC không đủ khả năng bay đến đất Nhật (trừ một số rất ít). Nếu chiến tranh xẩy ra giữa Trung-Nhật thì lực lượng chính là là hải quân và hỏa tiễn đạn đạo tầm trung. Đây là những điểm chúng ta chu ý để tìm hiểu.

Nói về hải quân, Nhật là quốc đảo có hải quân thiện chiến đã trưởng thành từ lâu đời, nếu Trung Cộng dùng hải quân để đánh Nhật thì “học trò đòi đấu với thầy”. Nhớ lại cách đây 116 năm, vào năm 1905 hải quân của Nhật đã đánh tan tành hạm đội hải quân Nga ở eo biển Đối Mã và năm 1941, Nhật đã đánh bại hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) đủ để chứng minh hải quân của Nhật không phải tầm thường.

Nay, chúng ta thử làm một sự so sánh về quân sự giữa Trung-Nhật. Nếu chiến tranh Trung-Nhật xẩy ra thì hải quân, không quân và hỏa tiễn đạn đạo tầm trung của hai bên có khả năng ra sao? Từ đó biết chính xác là Trung Cộng có dám đụng đến Nhật hay không?

2) So sánh lực lượng hải quân Trung-Nhật

Hải quân Nhật (2) gồm có:
– 46,000 quân
– 2 tàu hộ tống biến cải thành hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ
– 4 khu trục hạm chở phi cơ trực thăng,
– 28 khu trục hạm cỡ lớn và vừa.
– 2 khinh hạm lớn,
– 6 khinh hạm hạng nhẹ
– 21 tàu ngầm.

Hải quân Trung Cộng (3) gồm có:
– 300,000 quân
– 2 hàng không mẫu hạm,
– 23 khu trục hạm cỡ lớn và vừa.
– 30 khinh hạm lớn loại 054,
– 72 khinh hạm hạng nhẹ loại 056
– 65 tàu ngầm.

2-a) Ưu và khuyết điểm về hàng không mẫu hạm (HKMH) của Trung-Nhật:

Trên lý thuyết, TC có 2 hàng không mẫu hạm có trọng tải 43,000 tấn, nhưng cả hai còn bị hạn chế rất nhiều về kỹ thuật và khả năng tác chiến. HKMH của TC chạy bằng xăng dầu với động cơ Turbine hơi nước, 4 trục chân vịt… do đó nó không thể hoạt động xa bờ vì không thể tiếp tế đầy đủ xăng dầu. HKMH của TC mang chiến đấu cơ J-15 do TC tự chế từ mẫu SU-33 của Nga nhưng không được an toàn và cũng không sản xuất được nhiều. HKMH của TC có khả năng hoạt động trên biển từ 1 đến 2 lần mỗi năm, và mỗi lần không quá một tháng. Không như HKMH của Mỹ chạy bằng năng lương nguyên tử, có thể hoạt động trên biển từ năm nay sang năm khác không cần tiếp tế nhiên liệu.

Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh của Trung Cộng (Ảnh sưu tầm Internet)

Nhật không có HKMH, nhưng có hai tàu hộ tống lớp Izumo có trọng tải 27,000 tấn. Một chiếc Izumo đã được cải trang thành hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ, có thể mang ít nhất 12 chiến đấu cơ tối tân loại F-35A hạ cánh và cất cánh lên thẳng như trực thăng. Izumo là loại hàng không mẫu hạm hạng nhẹ, chi phí ít tốn kém, vận tốc cao, độ xoay nhanh, có năng lực chiến đấu hơn hẳn hàng không mẫu hạm của TC hiên có.

Hàng Không Mẫu Hạm cải tiến Izumo của Nhật mang tối thiểu 12 F-35A cất cánh và hạ cánh thẳng đứng.

2-b) So sánh các khu trục hạm nặng giữa Trung-Nhật

Khu Trục Hạm hạng nặng của Nhật gồm có:

– 2 khu trục hạm hạng nặng lớp Maya trọng tải 10,250 tấn, trang bị 96 ống phóng hỏa tiễn thẳng đứng;
– 2 khu trục hạm hạng nặng lớp Atago trọng tải 10,000 tấn, trang bị 96 ống phóng hỏa tiễn thẳng đứng;
– 4 khu trục hạm hạng nặng lớp Kongō trọng tải 9485 tấn trang bị 90 ống phóng hỏa tiễn thẳng đứng;
Những hỏa tiễn phóng thẳng đứng này là hỏa tiễn đối không, hỏa tiễn chống hạm như RIM-66, RIM-161, và hỏa tiễn hành trình Harpoon của Mỹ. Loại hỏa tiễn mới nhất được trang bị trên khu trục hạm hạng nặng của Nhật là hỏa tiễn RIM-174 bắn xa và chính xác.

Tám khu trục hạm hạng nặng của Nhật vừa nói trên đều được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis do Mỹ chế tạo [Aegis được xem là hệ thống chiến đấu tối tân nhất thế giới hiện nay, là “bộ óc” của hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn đạn đạo xuyên quốc gia mà Mỹ đang sử dụng. Aegis là sự kết hợp các thiết bị phức tạp điện ở dưới đất và trên không để tạo ra hệ thống chiến đấu toàn diện. Aegis là viết tắt của của Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment].

Khu Trục Hạm hạng nặng Maya của nhật có trang bị hệ thống chiến đấu Aegis

Khu Trục Hạm hạng nặng của Trung Cộng gồm:

– 3 khu trục hạm hạng nặng lớp 055 trọng tải 12,500 tấn, được trang bị 112 ống phóng hỏa tiễn, gồm hỏa tiễn phòng không, hỏa tiễn chống hạm, hỏa tiễn đối đất và ngư lôi chống tàu ngầm. Khu trục hạm lớp 055 này ăn cắp mẫu khu trục hạm lớp Burke của Hải Quân Mỹ.
– Hiện TC đang đóng thêm 8 khu trục hạm hạng nặng lớp 055, sau khi hoàn tất đưa vào hoạt động của 8 tàu lớp 055 này thì TC có số lượng khu trục hạm hạng nặng bằng Nhật.

Các khu trục hạm cỡ lớn của TC không thể so sánh được với các khu trục hạm của Nhật, sự khác biệt lớn nhất là khu trục hạm cỡ lớn của Nhật được trang bị hệ thống radar tối tân, bắt được tín hiệu của đối phương từ xa, hệ thống chiến đấu Aegis và khả năng đánh chặn hỏa tiễn mà khu trục hạm TC không có.
Khả năng chống tàu ngầm của khu trục hạm TC vẫn còn bị giới hạn vì kỹ thuật, ngược lại khả năng chống tàu ngầm của các chiến hạm Nhật được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tương đương với khả năng của Hải Quân Mỹ.

Khu trục hạm hạng nặng lớp 055 của Trung Cộng 

Như vậy về khu trục hạm hạng nặng của Trung Cộng thua Nhật về mọi mặt: số lượng, trang bị vũ khí, độ chính xác, khả năng chiến đấu v.v…

2-c) So sánh các khu trục hạm hạng trung giữa Trung-Nhật

Khu trục hạm hạng trung của Nhật gồm có:

– 2 Khu trục hạm lớp Asahi có trọng tải 6,800 tấn,
– 4 Khu trục hạm lớp Akizuki có trọng tải 6,800 tấn,
– 5 Khu trục hạm lớp Takanami có trọng tải 6,300 tấn,
– 9 Khu trục hạm lớp Murasame có trọng tải 6,200 tấn,
– 8 khu trục hạm lớp Asagiri có trọng tải 5,200 tấn.
28 khu Trục Hạm hạng trung của Nhật đều được trang bị 32 ống phóng hỏa tiễn thẳng đứng RIM-162 ESSM có khả năng phòng không, 8 hỏa tiễn chống hạm, hỏa tiễn đánh chặn, hỏa tiễn chống tàu ngầm và 1 phi cơ trực thăng. Các khu trục hạm hạng trung này được thiết kế sẵn sàng gắn hệ thống chiến đấu Aegis khi cần. Đồng thời cách thiết kế các khu trục hạm của Nhật dùng để đánh chặn các hỏa tiễn đạn đạo phóng đi từ Bắc Hàn.

Khu trục hạm hạng trung Murasame của Nhật

Khu trục hạm hạng trung của Trung Cộng:

– 17 khu trục hạm hạng trung loại 052D, có trọng tải 7,500 tấn và trang bị 64 ống phóng hỏa tiễn, bao gồm hỏa tiễn phòng không, hỏa tiễn chống hạm và chống tàu ngầm, mang theo 1 trực thăng.
– 6 khu trục hạm mẫu 052C (đời cũ của 052D) trang bị 48 ống phóng hỏa tiễn phòng không, 8 hỏa tiễn chống hạm và 1 trực thăng.

Trung Cộng có tổng cộng 23 khu trục hạm hạng trung. So với những khu trục hạm hạng trung của Nhật thì còn thua kém rất xa. Trong đó so với các hệ thống radar của khu trục hạm TC thiếu khả năng phát hiện sớm sự xuất hiện của đối phương nên bị đối phương tấn công bất ngờ.

Khu trục hạm hạng lớn và hạng trung quyết định chiến trường trên biển, như vậy chúng ta đã nhận ra được khi hải chiến xẩy ra thì ai sẽ làm chủ mặt biển. Thậm chí, giới quân sự cho biết rằng, khi chiến tranh Trung-Nhật xẩy ra các khu trục hạm của TC tự bảo vệ chính nó rất vất vả và khó khăn chứ đừng nói phải phân tán lực để hộ tống và bảo vệ hai hàng không mẫu hạm của TC!

Khu trục hạm hạng trung loại 052D của Trung Cộng

2-d) So sánh tàu ngầm Trung-Nhật:

Lực lượng tàu ngầm của Trung Cộng gồm:
– 7 tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử mang hỏa tiễn Cự Lang-2. Những tàu ngầm nguyên tử này có khả năng đe dọa lãnh thổ Nhật. Nhưng TC không dùng tàu ngầm nguyên tử này để chống Nhật mà chủ yếu là hoạt động xa bờ để chống hải quân của Mỹ. Vì TC có rất nhiều hỏa tiễn đạn đạo tầm trung có khả năng bắn từ TC đến Nhật.
– 9 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng nguyên tử lớp 093B/G có trọng tải khoảng 7,000 tấn. Những chiếc tàu ngầm nguyên tử này có khả năng tác chiến xa bờ, thường đồn trú tại căn cứ Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông gần Bắc Hàn.
Dù nhiều tàu ngầm nguyên tử như vậy nhưng vùng Biển Hoa Đông (Điếu Ngư/Senkaku) của Nhật là vùng biển cạn, tàu ngầm của TC không sử dụng được vì nó dễ bị phát hiện khi đang hoạt động dưới biển, nên khó tránh khỏi sự truy lùng của phi cơ tuần tra chống tàu ngầm và hải quân của Nhật.
Ngoài 16 chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử, số còn lại gồm 49 chiếc tàu ngầm tấn công thuộc đời cũ chạy bằng động cơ thường, chủ yếu dùng để phòng thủ ven biển. Hầu như chúng không bao giờ đến các vùng biển của Nhật vì âm thanh rất lớn dễ bị phát hiện và làm mồi cho hỏa tiễn của Nhật bắn từ máy bay săn tàu ngầm.

Tàu Ngầm chây bằng năng lượng nguyên tử loại 093B của Trung Cộng

Lực lượng tàu ngầm của Nhật:

Hiến Pháp Nhật không cho phép Nhật có vũ khí nguyên tử nên Nhật không có tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử. Tất cả tàu ngầm của Nhật chạy bằng động cơ thường gồm có:|
– 12 Tàu ngầm lớp Sōryū với trọng tải 4,200 tấn,

– 9 Tàu ngầm lớp Oyashio với trọng tải 4,000 tấn,
– 2 Tàu ngầm lớp Taigei loại tấn công năng động có trọng tải 2,000 tấn sắp ra biển vào đầu năm 2022.
Kỹ nghệ tàu ngầm của Nhật đứng đầu thế giới, chạy bằng pin lithium-ion rất im lặng dưới lòng biển không quốc gia nào có thể sánh bằng.

Tàu Ngầm của lớp Sōryū của Nhật

Giới chuyên viên cho rằng với khả năng khoa học kỹ thuật của Nhật hiện có, và nhật đang tự thiết kế những nhà máy điện nguyên tử thì họ cò khả năng và sẵn sàng chế tạo tàu ngầm chây bằng năng lượng nguyên tử, hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử và những loại vũ khí tối tân trong một thời gian ngắn kỷ lục

Trong trường hợp chiến tranh Trung-Nhật xẩy ra, cơ hội đụng đầu trực tiếp giữa tàu ngầm khó xẩy ra.
Trong hải chiến, tàu ngầm Nhật có mối đe dọa đáng kể đối với các khu trục hạm hạng lớn của TC. Trái lại mối đe dọa của tàu ngầm TC đối với hạm đội Nhật tương đối thấp vì Nhật luôn được trang bị hỏa tiễn và huấn luyện chống tàu ngầm của quân đội Hoa Kỳ.

2-e) So sánh các chiến hạm khác

Trung cộng có các chiến hạm khác như sau:

– 8 tàu tấn công đổ bộ loại 071 và 075
– 30 khinh hạm mẫu 054 với trọng tải 4,000 tấn
Các tàu này chủ yếu dùng để phòng thủ ven bờ, ít có khả năng tham gia vào các trận hải chiến quy mô lớn.
Với số lượng tàu đổ bộ hiện có Trung Cộng không đủ khả năng tấn công Đài Loan. Vì vậy đối với Nhật còn một khoảng cách rất xa để có thể tấn công nhật.

Về phía Nhật có 7 tàu hộ tống (destroyer escort)

– 6 hộ tống hạm đa năng lớp Abukuma được thiết kế bở 2 công ty của Nhật Mitsui Engineering & Shipbuilding and Sumitomo Heavy Industries. Đang thiết kế 11 hộ tống hạm loại này trong một tương lai.
– 3 tàu đổ bộ lớp Ōsumi còn gọi là Tank Landing Ship

Nếu xẩy ra hải chiến Trung-Nhật thì ở đâu?

Biển Hoa Đông, được dự đoán là sẽ diễn ra cuộc đọ sức giữa các khu trục hạm chủ lực. Như những so sánh ở trên, hải quân TC hiện đang có nhiều bất lợi so với hải quân của Nhật. Trong tương lai, Hàng không mẫu hạm hạng nhẹ của Nhật có thể đối đầu với Hàng không mẫu hạm của TC, nên Trung Cộng càng mất ưu thế là nước co HKMH. Về kinh nghiệm hải chiến, TC chưa bao giờ có những trận đánh lớn, chiến thuật đánh trên biển còn rất kém. Nếu TC mạo hiểm dám hải chiến với Nhật, rất có khả năng sẽ lặp lại sự thất bại của trận chiến Trung-Nhật vào năm 1894-1895. Vua Thanh phải nhượng đảo Đài Loan, Bành Hồ và bán đảo Liêu Đông cho Nhật và mất toàn bộ ảnh hương trên bán đảo Triều Tiên.

Trung-Nhật nếu có chiến tranh bắt đầu từ Biển Hoa Đông phát khởi từ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

 

3) So sánh lực lượng không quân Trung-Nhật

Không quân của Nhật:

– Khoảng 50,000 quân nhân tại ngũ,
– 21 chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 là F-35A Lightning II.
– 200 phi cơ tiêm kích chiếm ưu thế trên không của hãng McDonnell Douglas loại F-15J Eagle, trong đó có 45 phi cơ huấn luyện.
– 88 phi cơ tiêm kích đa năng Mitsubishi F-2 do Nhật sản xuất dựa vào mẫu chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, trong đó có 26 phi cơ huấn luyện.
– 18 phi cơ cảnh báo sớm mua từ Mỹ,
– 5 chiến đấu cơ điện tự sản xuất,
– 6 phi cơ tiếp dầu mua của Mỹ.
– Đang đặt mua từ Mỹ 105 chiếc F-35A và 42 chiếc F-35B (oại tối tân nhất của Mỹ)
– Nhật Không có pháo đài bay ném bom tấn công.

LLPV trên không của Nhật có chiến thuật rõ ràng, mục đích chính là bảo vệ không phận của mình và tấn công các sự đe dọa trên biển. Do đó, nếu có không chiến xẩy ra thì Trung Cộng phải đưa không quân tấn công trước và Nhật sẽ tự vệ đánh trả.

Máy bay F-35A Lightning II của không quân Nhật

Không quân Trung Cộng:

Khoảng 395,000 quân nhân tại ngũ
 – 24 chiếc Su-35 được mua của Nga,
70 phi cơ tiêm kích đa năng Su-30 mua của Nga
– Tiêm kích J-10J-11 tự chế

– 200 bản sao của chiếc J-16 có thể đã được sản xuất.
– 2 lữ đoàn có Phi cơ tiêm kích tàng hình J-20 của TC
– Phi cơ ném bom H-6

Ngoài những loại chiến đấu cơ trên là có khả năng tham chiến đến Nhật. Theo một báo cáo của Ngũ Giác Đài Hoa kỳ vào năm 2020 thì Trung Cộng hiện có tổng cộng 1,500 chiến đấu cơ và 450 phi cơ ném bom. Phần động trong số đó đã lỗi thời không còn khả năng chiến đấu. 

Chiến đấu cơ SU-35 của không quân Trung Cộng

Các phi cơ của TC nói trên có thể tiếp cận không phận Nhật và hỗ trợ các trận hải chiến ở Biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải. Với khả năng của những chiến đấu cơ nói trên nếu cận chiến với F-15 Eagle của Nhật thì TC có thể có cơ hội. Còn đối diện với Mitsubishi F-2 và F-35 của Nhật thì chiến thắng trên bầu trời sẽ nghiêng về Nhật.

TC còn có phi cơ tiêm kích J-11, như mẫu Su-27 của Nga, có thể bay gần không phận Nhật và hỗ trợ cho các trận hải chiến, nhưng bất lợi lớn vì thiếu phi cơ tiếp tế nhiên liệu trên không cho J-11. Phi cơ tiêm kích hạng nhẹ J-10 của TC có tầm bay ngắn nên không thể tham chiến tới Nhật. Phi cơ ném bom H-6 của TC có thể bay tới Nhật để tấn công nhưng thiếu chiến đấu cơ hộ tống thì xem như một sự liều lĩnh thiếu tính toán, nếu không muốn nói làm mồi cho không quân và hỏa tiễn đối không của Nhật.

Nhật sở hữu những trang bị Radar chiến đấu tốt hơn có sở trường tác chiến tầm xa, điều này đã được chứng minh nhiều lần trong chiến đấu. Còn radar trên các chiến cơ của TC chưa được chứng thực trên chiến trường. Về huấn luyện, các phi công của TC đã thực tập và tác chiến tầm ngắn. Còn các phi công của Nhật đã nhiều lần huấn luyện với quân đội Hoa Kỳ, khả năng chiến đấu của họ rất cao và sẽ trội hẳn so với phi công TC.

4) So sánh hệ thống phòng không

Nhật có Hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot PAC-3 để đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo ở giai đoạn cuối đồng thời nó cũng được dùng để bắn hạ chiến đấu cơ đối phương một cách chính xác.
Việc đánh chặn ở giai đoạn giữa do các khu trục hạm có lắp Hệ thống Chiến đấu Aegis đảm nhiệm.

Patriot PAC-3 của Nhật

TC có hỏa tiễn đạn đạo tầm trung Đông Phong 26 và Đông Phong 21 có thể phóng tới lãnh thổ Nhật, nhưng đây là những hỏa tiễn đạn đạo do đó dễ bị các hỏa tiễn của hệ thống chiến đấu Aegis và hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot PAC-3 bắn hạ. Do đó không biết còn lại bao nhiêu hỏa tiễn của TC lọt lưới các hỏa tiễn bắn chân để rơi vào lãnh thổ Nhật Bản?

Hỏa tiễn tầm trung Đông Phong 21 (D21) của Trung Cộng

Vì bị giới hạn của Hiến Pháp, Nhật không được phép chế tạo những hỏa tiễn tầm trung và tầm xa dùng tấn công nước ngoài. Tuy vậy trong tình hình hiện nay, Nhật đang có kế hoạch thay đổi Hiến Pháp Nhật để chế hỏa tiễn bắn tới 559 miles và trong tương lai là 932 miles. Nhật cũng đang mua hỏa tiễn siêu thanh tầm trung tối tân của Mỹ.

Hiện nay mối lo của Nhật là các giàn hỏa tiễn tầm trung đặt trong đất liền Trung Cộng có thể phóng tới lãnh thổ của Nhật, công thêm với Bắc Hàn lúc đó cũng tham chiến đứng về phe Trung Cộng và phóng hỏa tiễn đến Nhật. Những hỏa tiễn tầm trung của Trung Cộng cũng có thể gây khó khăn cho quân đội Mỹ đồn trú tại ở Nhật. Điều này buộc Mỹ cần sử dụng những vũ khí tối tân của lực lượng hải quân thuộc hạm đội 7 Thái Bình Dương hoặc từ đảo Guam hoặc từ Hàng Không Mẫu Hạm đang hoạt động trong khu vực để dập tắt hỏa tiễn của Trung Cộng bắn từ đất liền. Trong khi dập tắt các ổ hỏa tiễn tầm trung của Trung Cộng thì nó có thể bắn lầm vào các hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử mà Trung Cộng có kế hoạch trộn lẫn với các hỏa tiễn thông thường – điều này dễ khơi mào một cuộc chiến nguyên tử toàn diện.

Từ “Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật”, nếu TC sử dụng hỏa tiễn để tấn công Nhật, quân đội Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng tiến hành một cuộc phản công bằng hỏa tiễn và cũng có thể tấn công các căn cứ hỏa tiễn của TC bằng lực lượng không quân. TC có lẽ sẽ không dám sử dụng vũ khí nguyên tử để tấn công Nhật, vì nó sẽ dẫn tới một cuộc tấn công nguyên tử từ phía Hoa Kỳ.

Kết luận

Quân đội của TC có gần 1 triệu người, nhưng TC lại không thể dùng chiến thuật biển người để tấn công Nhật. Lực Lượng Phòng Vệ Mặt Đất Nhật có khoảng 150,000 quân nhân với trang thiết bị có giới hạn. Tuy nhiên bộ binh hai nước rất khó có cơ hội đụng nhau. Nếu có chiến tranh xẩy ra giữa Trung-Nhật thì Nhật thì hải quân, không quân và hỏa tiễn đạn đạo tầm trung sẽ là lực lượng chủ lực. So với Nhật, hải quân và không quân của TC vẫn còn một khoảng cách rất xa so với Nhật.

Hiện nay, khả năng phòng thủ thực tế trên biển và trên không của Nhật được xếp vào vị trí thứ nhì trên thế giới. Quân đội Nhật không tham chiến sau Đệ II Thế Chiến nhưng đã từng huấn luyện với quân đội Mỹ từ lâu, khả năng chiến đấu thực tế là cao hơn so với quân đội của TC.

Hiện ngân sách quốc phòng của Nhật còn khiêm nhường năm 2020 chỉ bỏ ra 51.7 tỷ USD chiếm chưa đến 1% GDP (5279.8 tỉ USD năm 2020). Nay sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên gấp đôi, như vậy sức mạnh quân sự của Nhật rồi đây sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện nay.

TC tiếp tục khiêu khích Nhật vì biết rằng Nhật chỉ phòng thủ chứ không thể tấn công. Tuy nhiên, với tiến bộ khoa học kỹ thuật và sức mạnh kinh tế của Nhật, dù cho là khiêu khích quân sự, chạy đua vũ trang hay mạo hiểm khai chiến, thì TC có thể đã chọn nhầm đối thủ và sẽ chịu hậu quả khôn lường.

Đừng lo chuyện Trung Cộng sẽ đánh Nhật để gây đại chiến thứ ba, giỏi lắm họ chỉ ăn hiếp mấy nước nghèo đói ở Đông Nam Á và châu Phi chứ với Nhật thì Trung Cộng không dám. Khi tìm hiểu sức mạnh quân sự giữa Nhật-Trung thì thấy TC tấn công vào Nhật là tự húc đầu vào đá. Mặc dù TC đang hung hăng ở hải đảo Điếu Ngư/Senkaku đó chỉ là chọc tức Nhật mà thôi.

Hoa Kỳ ngày 1 tháng 12 năm 2021

Lê Hoang Sơn sư tầm


Chú thích:

(1) https://www.globalfirepower.com/countries-listing.php

(2) https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_active_Japan_Maritime_Self-Defense_Force_ships

(3) https//en.wikipedia.org/wiki/List_of_ships_of_the_People%27s_Liberation_Army_Navy

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt