Sau Hội nghị Thượng đỉnh với Mỹ: Nhật Bản hiểu rõ trong khi Nam hàn vẫn còn ‘ảo tưởng’ về ĐCST

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nam Hàn được tổ chức vào ngày 21/5 vừa qua đề cập đến vấn đề  trao đổi quan điểm sâu rộng về hợp tác vaccine, phi hạt nhân hóa Bắc Hàn, liên minh Mỹ-Nam Hàn và tầm quan trọng của sự ổn định ở eo biển Đài Loan. Theo phân tích của chuyên gia, so với tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật trước đó, có thể thấy Nhật Bản và Nam Hàn có khoảng cách rất lớn trong hiểu biết về Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST). Nói cách khác, Nhật Bản nhận thức rõ ràng về mối đe dọa mà ĐCST gây ra cho khu vực, nhưng Nam Hàn vẫn ảo tưởng về ĐCST trong vấn đề bán đảo Bắc Hàn, đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hai bên.

Trong cuộc phỏng vấn với Epoch Times, ông Quách Dục Nhân, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Trung Cộng và Châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Tôn Trung Sơn, Đài Loan, đã phân tích rằng, mặc dù tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nam Hàn và hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật ngày 16/4 đều đề cập đến tầm quan trọng của tình hình trên eo biển Đài Loan, nhưng chúng hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa và cấp độ chiến lược.

Sách trắng quốc phòng Nhật Bản năm 2021 cho rằng, vì Đài Loan nằm ở vị trí quan trọng trên chuỗi đảo thứ nhất, an ninh và an toàn của Đài Loan có mối quan hệ chặt chẽ với nước láng giềng Nhật Bản. 

Tuy nhiên, tuyên bố chung Mỹ-Hàn mới đây nhận định rằng, tình hình eo biển Đài Loan đang ổn định. Ông Quách cho rằng, chiến lược tổng thể hội nghị thượng đỉnh này không có nhiều ý nghĩa, bởi vì trong chính sách quốc phòng của Nam Hàn, ưu tiên cao nhất là tập trung vào tình hình trên bán đảo Bắc Hàn và mối quan hệ quân sự của nước này với Bắc Hàn.

So với Nhật Bản, Nam Hàn hiện không có các địa điểm chiến lược quan trọng trên thế giới để hỗ trợ quân đội Mỹ. Ngược lại, lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vốn đã hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới từ năm 2005 nên về cơ bản, Nhật Bản có khả năng đáp ứng sự hỗ trợ cho quân đội của Hoa Kỳ.

Moon Jae-in đặt kỳ vọng quá cao vào ĐCST về vấn đề Bắc Hàn 

Ông Quách cho rằng, Nam Hàn vẫn có những ảo tưởng không thực tế về ĐCST, đặc biệt trong vấn về Bắc Hàn.

Một số nhà phân tích và bình luận tin rằng, Hoa Kỳ đang nỗ lực thúc đẩy Seoul, tham gia hệ thống “Đối thoại An ninh Bộ tứ” (QUAD) do Hoa Kỳ dẫn đầu, hoặc hợp tác với 4 nước trong hệ thống này để chống lại Bắc Kinh. Nhưng Nam Hàn chưa chắc sẽ tham gia, mà sẽ tham gia thảo luận vào một số đề tài đặc định.  Bởi vì Nam Hàn lo lắng về việc xúc phạm đến chính quyền Trung Cộng, đối tác thương mại lớn nhất của mình, Nam Hàn không muốn dính líu, nên họ muốn im lặng đứng nhìn.

Về vấn đề này, ông Quách nhận định rằng, Hoa Kỳ hiện rất coi trọng khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và Bộ Tứ cũng là một nền tảng quan trọng để duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực này. Ông giải thích rằng, đối với Hoa Kỳ, các quốc gia quan trọng nhất trong nền tảng Bộ Tứ hoặc Bộ Tứ Cộng là Philippines, Việt Nam và Indonesia, vì ba quốc gia này nằm ở phía đông, tây và nam của Biển Đông. Biển Đông lại là trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Do đó, Hoa Kỳ không quá chú trọng đến vai trò của Nam Hàn ở Bộ Tứ. Bởi vì Nam Hàn không có vị trí trọng yếu về vị trí chiến lược trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. 

Ông Quách cũng nhấn mạnh rằng, chuyến đi của ông Moon Jae-in chủ yếu nhằm vào kinh tế, yêu cầu hợp tác vaccine với Hoa Kỳ, đồng thời tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ và Nam Hàn trong việc chung tay phòng thủ trước các mối đe dọa từ Bắc Hàn. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Hàn có thể nói là không có bất kỳ bước phát triển đột phá nào. Thậm chí, Nam Hàn cũng sẽ không có nhiều hành động, vì tình hình tương lai trên bán đảo Bắc Hàn phụ thuộc vào mối xung đột giữa Mỹ và Trung Cộng.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt