Rút Đại sứ về nước, Mỹ thẳng tay ‘vỗ mặt’ Đảng Cộng Sản Tàu
Quan hệ Trung – Mỹ đang trên đà lao dốc không phanh. Ngoài việc hệ thống của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) tại Mỹ bị phong tỏa, diễn biến mới nhất là việc Đại sứ Mỹ tại Trung Cộng từ chức.
Đại sứ Mỹ tại Trung Cộng, ông Branstad, là bạn cũ của lãnh đạo Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST), Tập Cận Bình trong nhiều thập niên. Từ khi Tập còn là quan chức địa phương đã kết giao với ông Branstad. Tập cũng từng có quãng thời gian dài cư trú tại nhà ông Branstad. Việc ông Branstad được cử sang Trung Cộng là vì coi trọng mối quan hệ cá nhân này.
Trong trường hợp quan hệ Mỹ – Trung tốt đẹp thì việc ông Branstad làm đại sứ giống như “nhân đôi tình hữu nghị”, còn trái lại ngay cả khi mối quan hệ Mỹ – Trung xấu đi thì dù sao chuyện qua lại trong tình thân cũ vẫn còn hơn người xa lạ. Nhưng tình hình ngày nay rất khác, Mỹ nhìn nhận quan hệ giữa hai nước đã đến mức không thể cứu vãn. Chính phủ Mỹ làm bất cứ điều gì cũng không còn phải cân nhắc xem xét lập trường, thái độ, và phản ứng của Trung Cộng (ĐCST) như thế nào nữa.
Nhiệm vụ của đại sứ là kết nối, khi hai nước có hành động gì cần thiết thì trước tiên âm thầm thăm dò lẫn nhau, xem phản ứng của nhau để có thể điều chỉnh cần thiết rồi mới công khai. Thường thì chuyện thay thế đại sứ nước ngoài chỉ là điều chỉnh nhân sự của một nước, không làm tổn hại đến giao lưu ở cấp quốc gia. Tuy nhiên lần này thì khác, vô duyên vô cớ, chỉ là việc một bài báo của đại sứ không được nước sở tại đăng tải thì đâu có lý gì để làm lớn chuyện! Rõ ràng là phía Mỹ đã lợi dụng vấn đề này để thừa cơ hội gây thêm sóng gió.
Ngay cả khi mối quan hệ giữa hai nước trở nên lạnh nhạt, thì việc để một đại sứ ở nước đối phương trang điểm cũng không có gì không tốt. Tuy nhiên, tính cách của ông Trump đủ kiêu ngạo, nếu anh không nể mặt tôi thì tôi cũng không phải khách sáo với anh, thậm chí ngay cả khi anh nể mặt tôi thì cũng chưa chắc tôi làm điều tương tự với anh. Việc lần này dời đại sứ Mỹ đi mà không hề thông báo cho phía Trung Cộng, đã trực tiếp cho thấy Chính phủ Mỹ thẳng tay ‘vỗ mặt’ ĐCST: Tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn, anh cứ xem và tự làm theo anh muốn.
Trung Cộng (ĐCST) sẽ có phản ứng ra sao? Hành động theo quy trình là triệu hồi đại sứ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) của họ tại Washington về nước, và như vậy quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ bị hạ xuống bậc thấp nhất là Đại biện lâm thời (Chargé d’Affaires). Nhiệm vụ của Đại biện lâm thời chỉ là những việc linh tinh như liên quan đến chuyện visa.
Chiêu này của Mỹ có một số tác dụng như sau: thứ nhất là báo cho người Mỹ rằng quan hệ Mỹ – Trung đã đến bước này và màn kịch hay sẽ còn tiếp tục; thứ hai là báo với thế giới rằng quan hệ Mỹ – Trung là rất xấu, các bạn theo đó để ứng xử; thứ ba là báo với Trung Cộng rằng quan hệ Mỹ – Trung chưa phải là xấu nhất, sẽ còn tệ hơn nữa; thứ tư là cho Trung Cộng thấy rằng điều Mỹ làm còn nhiều hơn thế này, cứ chờ xem!
Mỹ đã chủ động hạ cấp quan hệ ngoại giao với Trung Cộng, dự báo có thể đi xa hơn trong giải quyết nhiều vấn đề quan hệ giữa hai nước như chuyện Tân Cương, Tây Tạng, Mông Cổ, Hồng Kông và Đài Loan. Năm vấn đề hệ trọng này là chuyện đại kỵ của ĐCST. Nếu Mỹ ngày càng tiến sâu vào thì đại sứ của Mỹ tại Trung Cộng thay vì thấy phiền lòng hãy xem là may mắn. Ngoài ra, ‘đòn vỗ mặt’ ĐCST từ việc rút đại sứ càng cho thấy thái độ gây sức ép mạnh mẽ của Mỹ.
Hiện nay, Mỹ xem Đài Loan như vấn đề của chính người Mỹ, mọi hành động của Đài Loan đều liên quan đến lợi ích của Mỹ, vì vậy thường xuyên đáp trả tình trạng leo thang đe dọa quân sự của ĐCST, cho thấy quyết tâm đối đầu của Mỹ cùng khả năng Mỹ nâng cấp hơn nữa mối quan hệ với Đài Loan. Trong trường hợp này, Mỹ lại chạm thêm vào điểm nhạy cảm nhất của ĐCST, khi đó hai bên giao chiến trên mọi phương diện, cho thấy việc rút đại sứ trở thành màn dạo đầu cho xung đột quân sự.
Tập Cận Bình đã ngạo mạn, nhưng lại gặp phải ông Trump càng ngạo mạn hơn, anh không ngại tôi thì tôi càng không ngại anh. Người đứng đầu đất nước đi đến bước này cho thấy vấn đề về vị thế quốc thể đã không còn lối thoát. Việc ông Tập Cận Bình triệu hồi đại sứ Thôi Thiên Khải chỉ còn là vấn đề thời gian.
Ông Trump đang làm mọi thứ có thể vì chiến dịch tranh cử, biện pháp này có thể giúp ông ấy lôi kéo lại một lượng đáng kể phiếu bầu từ phe cực hữu. Nếu tái cử, dĩ nhiên ông Trump sẽ tiếp tục đại chiến lược bao vây ĐCST, còn nếu không thể tái cử thì là chuyện của ông Biden, vấn đề không còn liên quan gì đến ông Trump.
Trước hành động này của Mỹ, các nước trên thế giới cần hết sức tỉnh táo. Gần đây, một số nước ở châu Á có truyền thống thân Trung Cộng như Sri Lanka, Thái Lan, Brunei… đã ký hiệp định quân sự với Mỹ, hầu hết ASEAN đã thay đổi chính sách như vậy, EU cũng cơ bản cảm nhận được. Việc Mỹ rút đại sứ như mũi tên trúng nhiều đích chứ không phải là việc nông nổi nhất thời.
Nghiêm Thuần Câu
(Ngan Shun Kau, Đại Học Trung Văn Hồng Kông).