Quốc khánh CHXHCNVN 2/9: Lòng yêu nước có nên bị cưỡng ép ?

Rất nhiều hoạt động và nguồn lực đã được huy động để chuẩn bị cho dịp Quốc khánh 2/9 tại Việt Nam năm nay. Một trong những trọng tâm của các hoạt động là buổi lễ diễn binh, diễn hành với 30,000 người tham dự. Tuy nhiên, một số người dân Việt Nam tỏ ra lo ngại, thậm chí phản đối, hoạt động được cho là “trang nghiêm và hoành tráng” này.
Những công việc chuẩn bị cho dịp Quốc khánh 2/9 năm nay đã liên tục gây tranh cãi, bất bình trong dư luận trong những tuần lễ gần đây.

Từ chuyện treo cờ

Mời xem đoạn video người dân phản đối treo cờ máu:  https://vietquoc.org/nguoi-dan-chong-doi-treo-co-mau-ngay-02-09/

Ngay từ trung tuần tháng 8, nhân sự kiện Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội ra công văn yêu cầu sinh viên đổi ảnh avatar đại diện trên trang Facebook bằng hình cờ đỏ sao vàng, rất nhiều ý kiến tranh luận đã được đưa ra từ chuyện bị ép “treo cờ” trên Facebook đến bị treo cờ trước cửa nhà vào mỗi dịp lễ lớn.

Một số người dân cho rằng việc treo cờ vốn là một điều đáng trân quý ở tất cả các quốc gia nếu đó là hành động tự nguyện. Anh Chí, một cư dân Hà Nội, nói:

“Tôi thì đương nhiên tôi thấy không cần thiết. Bởi vì nếu thật lòng yêu nước, với lá cờ tổ quốc thì người ta tùy lòng dân chứ không phải đi nhắc nhở như thế. Người dân tự nguyện thì tự khắc người ta treo lên.”

Tuy nhiên theo ông Quang Phục, cũng là một cư dân thủ đô, thì việc treo cờ đối với những ngôi nhà mặt tiền tại Việt Nam trong những dịp lễ lớn từ lâu đã mang hình thức cưỡng ép, bắt buộc.

“Nhà nào không treo cũng phải treo. Tổ dân phố người ta đến tận nhà người ta bắt phải treo.”

Anh Chí cho biết thêm về hình thức “xử lý” đối với những hộ gia đình sống ở mặt tiền đường mà không chịu treo cờ.

“Các nhà ở mặt phố, người ta có muốn hay không thì ở phường ấy người ta vẫn cứ gắn một cái để treo cờ vào và người ta sẽ tính tiền cho gia đình người đấy phải bỏ tiền ra để trả cho việc treo cờ trước cửa nhà mình. Đấy là đối với những đường phố chính thì hầu như thấy là mang hình thức bắt buộc, chứ không phải là anh tự nguyện treo hay không treo nữa.”

Đến diễn binh, diễn hành

Nhưng hoạt động gây tranh cãi nhiều nhất trong dịp lễ 2/9 năm nay là buổi lễ diễn binh, diễn hành được tổ chức rầm rộ, với số người tham gia được báo chí trong nước cho biết là lên đến 30,000 người. Các lực lượng tham gia vào hoạt động này đã phải tập luyện từ 2 – 4 tháng trước.

Hôm 29/8 tại Hà Nội đã diễn ra buổi tổng duyệt cuối cùng cho dịp này. Có đến 40 tuyến đường tại thủ đô bị cấm đi lại trong thời gian diễn ra tổng duyệt, khiến cho giao thông của Hà Nội được báo Thanh Niên mô tả là “rối loạn” suốt nhiều giờ đồng hồ.

Anh Chí cho biết nguyên nhân của chuyện kẹt xe là do đa số người dân hoàn toàn không biết có sự kiện này diễn ra và những con đường nào bị cấm.

Người dân Hà Nội Bùi Thế Anh phản đối việc tổ chức diễu binh, diễu hành rầm rộ bằng cách chụp ảnh với tấm biển “Tôi không xem lễ diễu binh mừng quốc khánh 2/9/2015. Còn bạn?”

“Có nhiều người người ta không biết. Người ta trở về nhà thì bị các lực lượng chặn, đặt biển không cho vào những nơi người ta ở, rồi cứ đi từ đường nọ sang đường kia theo như người ta chỉ. Cả một lượng người lớn như thế mà bị chặn rất nhiều phố, người ta dồn sang những đường khác và người ta không biết đường nào bị cấm, thành ra đi lòng vòng. Có nhiều người mất mấy tiếng đồng hồ.”

Nhiều cư dân thủ đô, sau khi thở phào nhẹ nhõm vì thoát ra khỏi những đám đông người và xe cộ chen chúc nhau trên các ngả đường, đã tỏ ra e ngại về cung cách tổ chức sự kiện đến lối hành xử với người dân.

Cư dân mạng tên Nguyễn Anh Tuấn đặt câu hỏi: “Căn cứ pháp luật nào để bạ đâu cấm đấy thế này? Những người nắm quyền đang coi thủ đô như mảnh đất trong vườn nhà họ hay sao mà tùy tiện như vậy? Đã thử hỏi ý kiến người dân xem họ đồng thuận không?”

Trong khi đó, một người khác lấy tên là Gia Cầm lo lắng: “Cái này mà lỡ 1 tai nạn cháy nổ gì đó xảy ra chắc chết gần hết quá. Chưa kể đạp lên nhau mà chạy”.

Riêng ông Quang Phục lại tỏ ra hoàn toàn bi quan về chuyện góp ý:

“Ý kiến riêng của tôi thì nhà nước người ta muốn làm gì thì người ta làm, đấy là quyền của người ta. Chứ con người dân không được phép tham gia. Tự do thì tư do, bình đẳng thì bình đẳng thật đấy, nhưng mà nói chung là quan nói thì quan làm, chứ còn dân nói quan có nghe đâu mà nói làm gì?.”

Và vấn đề nhạy cảm: Kinh phí!

Diễn binh “tốn kém” bên cảnh nghèo đói tả tơi

Theo kế hoạch tổ chức các hoạt động dịp Quốc khánh 2/9 được Thủ tướng Việt Nam phê duyệt hôm 17/4/2015, một trong những mục tiêu tổ chức là để “tạo được không khí sôi nổi, tự hào, tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân” và “đảm bảo thiết thực, tránh hình thức, lãng phí”. Tuy nhiên, buổi tổng duyệt lễ diễn binh, diễn hành tối hôm 29/8 đã khiến nhiều người e rằng mục tiêu “tránh hình thức, lãng phí” khó có thể đạt được.

Anh Chí cho rằng chỉ riêng việc huy động nhân lực và kinh phí để thực hiện buổi diễn binh, diễn hành với 30,000 người tham dự thôi, ước tính cũng đã chiếm một phần kinh phí rất lớn rồi, chưa kể rất nhiều các hoạt động khác.

“Quan điểm của tôi và những người khác là không muốn tiến hành những việc rầm rộ, diễn binh, diễn hành một cách quá lãng phí trong thời điểm không nên tiến hành”.

“Tôi là một trong những người không hào hứng lắm với chuyện nhà nước người ta tổ chức duyệt binh, diễn hành với một số lượng người rất lớn và trên quy mô rất rộng như vậy. Tôi theo dõi thì thấy họ nói là qua 23 huyện thị thì đi đến đâu người ta sẽ cấm đường, phân làn đến đó. Trong nội đô Hà Nội thì tình trạng mật độ dân số rất đông như vậy mà bây giờ người ta chặn, đặc biệt là quận Ba Đình và một số đường lớn cửa ngõ để dẫn vào khu trung tâm Ba Đình thì người cũng chặn hết các ngả đường đấy, nó làm cho giao thông của nhân dân rất khó khăn và đời sống nói chung trong mấy ngày này bị đảo lộn rất nhiều.”

Câu trả lời lấp lửng của Thứ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái, khi được báo chí trong nước hỏi về vấn đề kinh phí, rằng “đến nay chưa tính được tổng kinh phí đầu tư cho sự kiện này” càng khiến dư luận lo lắng và đặt câu hỏi, nhất là trong điều kiện gần đây có rất nhiều dự án, công trình, sự kiện bị người dân phản đối vì sự lãng phí.

Theo anh Chí, trong tình hình hiện nay của Việt Nam, việc tổ chức sự kiện nên tiết kiệm và hợp lý.

“Vào dịp 2/9 này, tôi nghĩ rằng nên có một ngày nghỉ cho người lao động người ta có thể dành thời gian đó chăm sóc gia đình. Còn về mặt nhà nước, tôi nghĩ không nên tổ chức cái gì quá linh đình, lãng phí mà những chi phí đó nên dành cho những việc dân sinh của xã hội về mặt bằng nói chung. Hai nữa là chỉ có, ví dụ những quan chức chính phủ hay những người đứng đầu nhà nước, có thể có một bài phát biểu ngắn gọn để người dân toàn quốc biết đó là ngày lễ của chúng ta. Chứ còn việc kỷ niệm, thụ hưởng hay sinh hoạt trong ngày lễ thì để chính người dân người ta tự quyết định sẽ hợp lý hơn, nó xuất phát từ tình cảm của người ta.”

Còn ông Quang Phục cho rằng nên sử dụng ngân sách cho nhiều việc khác cần thiết và có ý nghĩa hơn.

“Tôi muốn chính phủ xây dựng trường học và bệnh viện cho các cháu thì tốt hơn dùng tiền để làm những lễ hội này, vì dân còn nghèo quá.”

“Bây giờ họ cứ thích làm to, hoành trướng để thế này thế khác, để lấy tiếng, thì cái đấy không thực tế. Vấn đề thực tế là ở trong đất nước mình nó phát triển thế nào, đời sống dân sinh ra làm sao, rồi vấn đề học hành cho các cháu như thế nào, giáo dục ra sao, y tế ra sao, rồi hạ tầng cơ sở để phát triển kinh tế như thế nào…những cái đấy mới quan trọng.”

Một người dân Hà Nội là anh Bùi Thế Anh đã bày tỏ ý kiến phản đối việc tổ chức diễn binh, diễn hành rầm rộ bằng cách chụp ảnh với tấm biển “Tôi không xem lễ diễn binh mừng quốc khánh 2/9/2015. Còn bạn?”. Trong khi một số người khác nói “48.000 người nghèo sẽ được giúp đỡ nếu không có cuộc diễn binh diễn hành 2/9 này”.

Khánh An

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt