Quan hệ Việt – Trung ‘sóng gió’ tới mức nào?

Việt Nam ngưng dự án của Repsol ở Trường Sa sau khi được cho là vấp phải áp lực từ Trung Cộng.

Giới quan sát cho rằng mối quan hệ từng được coi là “môi hở, răng lạnh” giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang ở trong “giai đoạn sóng gió nhất” trong nhiều năm.

Mối bang giao Việt – Trung, theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, “đang ở mức thấp nhất kể từ giai đoạn tháng Năm tới tháng Bảy năm 2014”, khi hai quốc gia ở thế đối đầu quanh giàn khoan dầu HD 981 mà Hà Nội nói là Bắc Kinh đưa vào Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình.

“Trung Cộng không chỉ hủy các hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng trên biên giới mà tin cho hay, còn đe dọa sử dụng vũ lực nếu Việt Nam tiếp tục khoan thăm dò dầu khí ở Bãi Tư Chính [ở Trường Sa]. Việt Nam đã phải ngưng hoạt động của công ty Repsol của Tây Ban Nha tại đó”, ông Thayer cho biết.

“Một cuộc gặp giữa bộ trưởng ngoại giao hai nước bên lề cuộc họp bộ trưởng thường niên của ASEAN ở Manila hôm 7/8 đã bị hủy. Hồi cuối tháng Tám, tin tức xuất hiện về chuyện các chuyên gia mạng cùng các hacker của Trung Cộng đã tấn công vào các hệ thống của doanh nghiệp và nhà nước của Việt Nam”.

Tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung Ương Trung Quốc, đột ngột cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Sáu.

Tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung Ương Trung Cộng, đột ngột cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Sáu

Theo Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), các quan chức tham dự cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ở Manila đầu tháng trước suýt nữa không thể ra được một thông cáo chung vì những bất đồng liên quan tới việc đề cập tranh chấp Biển Đông do vấp phải sự phản đối từ Campuchia và nước chủ nhà Philippines, trong khi Việt Nam thúc đẩy việc sử dụng ngôn từ mạnh hơn.

Cơ quan Sáng kiến Hàng hải của CSIS viết tiếp trong một bài phân tích rằng Trung Cộng đã phản đối tuyên bố mạnh hơn và cáo buộc Việt Nam “là nước duy nhất lấn biển ở Biển Đông”.

Trong một động thái mà các nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh không còn “kiêng dè” Hà Nội, CSIS dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị nói rằng “tại thời điểm này, nếu hỏi ai thực hiện việc lấn biển, thì dứt khoát không phải Trung Cộng. Có lẽ nước nêu lên việc này làm chuyện đó”.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị.

Theo ông Thayer, cho dù quan hệ hai nước có chiều hướng đi xuống, Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách “vừa hợp tác vừa đấu tranh” với Trung Cộng.

Giáo sư nghiên cứu về chính trường Việt Nam đề cập tới chuyện hồi tháng Tám, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã tới Washington để gặp người đồng nhiệm James Mattis và củng cố hợp tác quốc phòng, mà đáng chú ý nhất là thông báo rằng Việt Nam sẽ đón một hàng không mẫu hạm tới cập cảng quốc tế Cam Ranh vào năm tới.

Ông cũng nói tới chuyện cuối tháng trước, Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã thăm Indonesia và Miến Điện. Trong khi ở Jakarta, ông Trọng đã cụ thể kêu gọi đoàn kết ở khu vực về vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng gần đây liên tiếp phản đối Trung Quốc diễn tập ở Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng gần đây liên tiếp phản đối Trung Cộng diễn tập ở Biển Đông.

Ngày 31/8, phản ứng trước cuộc diễn tập quân sự của Trung Cộng ở cửa Vịnh Bắc Việt, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã “hết sức quan ngại”, và kêu gọi Trung Cộng “chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông”, và “đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Cộng tại Hà Nội, để nêu rõ lập trường của Việt Nam”.

Ít ngày sau đó, hôm 6/9, Việt Nam một lần nữa lại phản đối cuộc tập trận bắn đạn thật của Trung Cộng ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa.

Theo Giáo sư Carl Thayer, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ hơn như “mạnh mẽ phản đối hành động này của Trung Cộng, nghiêm túc yêu cầu Trung Cộng tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không lặp lại các hành động tương tự, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông”.

Tuy nhiên, sau đó, Trung Cộng đã bác bỏ chỉ trích của Việt Nam, nói “không làm gì sai” và đồng thời kêu gọi “bên có liên quan nên xem xét các cuộc tập trận một cách bình tĩnh và hợp lý”.

Du khách Trung Quốc thăm Vịnh Hạ Long ở Việt Nam.

Du khách Trung Cộng thăm Vịnh Hạ Long ở Việt Nam.

Trong khi đó, trong cùng thời gian, theo Giáo sư Thayer, số du khách Trung Cộng tới Việt Nam “tăng mạnh, đầu tư tăng và thương mại hai chiều đạt 25,5 tỷ đôla trong quý đầu tiên”.

“Nhiều khả năng hiện trạng này sẽ tiếp diễn cho tới khi Trung Cộng tổ chức đại hội của Đảng Cộng sản Trung Hoa bắt đầu vào ngày 18/10”, nhà nghiên cứu nói với VOA tiếng Việt từ Australia.

Tờ Hoàn cầu Thời báo có tư tưởng dân tộc của Trung Cộng từng đăng một bài xã luận trong đó nhắc tới chuyến thăm Mỹ và Nhật của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hồi cuối tháng Năm và đầu tháng Sáu.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đón người đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch hôm 8/8.

Bài báo có đoạn: “Các chuyến thăm liên tiếp tới Mỹ và Nhật Bản cho thấy sáng kiến của Việt Nam nhằm đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vực”.

Hoàn cầu Thời báo viết tiếp rằng “đối mặt với sự trỗi dậy của Trung Cộng, Việt Nam cần phải ve vãn các nước khác ngoài khu vực nhằm khống chế Trung Cộng ở Biển Đông và bảo vệ các quyền lợi của mình”. Theo VOA

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt