Quan hệ Việt-Mỹ và lệnh cấm vận vũ khí quân sự

TT Obama ăn bún chả tại Hà Nội

Tổng thống Barack Obama có thể gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương khi ông Việt Nam lần đầu tiên vào ngày Chủ nhật tới đây. Điều đó sẽ loại bỏ di tích thù địch cuối cùng còn lại trong cuộc chiến nhưng có thể sẽ khiến Trung Cộng không hài lòng. Trung Cộng lâu nay xem việc quốc phòng Hoa Kỳ ngày càng gia tăng hoạt động ngay trong sân sau của mình với nhiều sự nghi ngờ sâu sắc trong tình hình căng thẳng quân sự ở Biển Đông ngày càng trở nên nóng dần.

Việc gỡ bỏ cấn vận nhận được hỗ trợ đáng kể ở Washington, bao gồm cả Ngũ Giác Đài, nhưng đồng thời cũng có sự chống đối mạnh mẽ từ Quốc hội nên không rõ Obama sẽ công bố sự việc này như thế nào khi ông thăm Việt Nam bắt đầu từ Chủ nhật này. Chính quyền Obama đang hối thúc chính quyền cộng sản Việt Nam cải thiện nhân quyền, vấn đề vốn thường xuyên ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước. Điều đáng chú ý là chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã cam kết cho phép công đoàn lao động độc lập hoạt động như một điều kiện của việc tham gia vào Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận thương mại do Hoa Kỳ hậu thuẫn, nhưng nước này vẫn còn giam giữ khoảng 100 tù nhân chính trị và đã có nhiều vụ bắt giữ trong năm nay.

Với nỗ lực giúp các nước Đông Nam Á chống lại Bắc Kinh, vào năm 2014 Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, cho phép Việt Nam mua các thiết bị quốc phòng liên quan đến an ninh hàng hải. Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa mua bất cứ loại vũ khí nào từ phía Hoa Kỳ nhưng Hà Nội vẫn nóng lòng muốn Washington gỡ bỏ lệnh cấ vận này. Lâu nay Việt Nam chủ yếu mua thiết bị quân sự từ Nga. Nếu thông suốt, việc này sẽ kết nối mối quan hệ gần gũi hơn và mở đường để hai nước việc hợp tác an ninh sâu hơn.

“Tiến bộ thực sự trong việc bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản bao gồm cả việc thông qua cải cách pháp lý hiện rất quan trọng nhằm đảm bảo rằng Việt Nam và mối quan hệ của chúng ta đạt được tiềm năng đầy đủ của nó,” Daniel Kritenbrink, giám đốc cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia chuyên về châu Á, nói với các phóng viên hôm thứ Tư. Vấn đề này cũng rất nhạy cảm vì những lời chỉ trích của thành tích nhân quyền của Việt Nam thường được các đối thủ chính trị trong quốc hội [Hoa Kỳ] nêu ra để chống lại TPP.

Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia, hôm thứ Ba cho biết chính quyền Obama hiện vẫn chưa có quyết định có gỡ bỏ lệnh cấm vận hay không, nhưng ông hy vọng Obama sẽ thảo luận vấn đề này với phía Việt Nam.

Nguy cơ đối đầu với Bắc Kinh đã gia tăng trong thời gian gần đây khi Hoa Kỳ thách thức các hòn đảo và hành vi quyết đoán của Trung Cộng ở khu vực Biển Đông, nơi mà năm chính phủ châu Á khác, trong đó có Việt Nam, đều có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Ngũ Giác Đài cho biết hôm thứ Ba hai máy bay chiến đấu Trung Cộng đã trong khoảng cách 15 mét (50 feet) một trinh sát máy bay thuộc Hải quân Hoa Kỳ, buộc phi công Hoa Kỳ phải hạ mạnh xuống để tránh va chạm. Trung Cộng hôm thứ Năm đã từ chối hành vi được cho là không an toàn của họ và yêu cầu Hoa Kỳ ngừng các hoạt động gián điệp.

Trung Cộng có thể sẽ xem việc gỡ bỏ lệnh cấm vấ như một nỗ lực nhằm thu hút Việt Nam gần lại hơn với Hoa Kỳ và tránh xa Trung Cộng. “Điều này chắc chắn sẽ được coi là nhằm làm suy yếu vị thế và ảnh hưởng của Trung Cộng trong khu vực”, Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Cộng tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) cho biết.

Nhưng Bắc Kinh sẽ được bảo vệ trong tình hình này bởi vì Việt Nam là láng giềng cộng sản anh em của họ. Khi được hỏi về khả năng Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh cấn vận vũ khí đối với Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Hong Lei cho biết hôm thứ Năm rằng Trung Cộng “hy vọng các nước liên quan sẽ đóng một vai trò xây dựng trong việc bảo đảm sự hợp tác của họ nhằm mang lại lợi ích cho sự ổn định và an toàn trong khu vực.”

Hà Nội và Bắc Kinh có một mối quan hệ vốn rất mâu thuẫn. Mặc dù mối quan hệ gần gũi giữa đảng cầm quyền, họ đã một chiến tranh biên giới năm 1979 trong đó có hàng ngàn người chết, và cuộc đụng độ trên Biển Đông vào năm 1988 dẫn đến hàng chục người thiệt mạng. Căn thẳng một lần nữa gia tăng vào năm 2014 khi Trung Cộng kéo giàn khoan dầu nước sâu vào vùng biển miền Trung của Việt Nam, gây ra cuộc đối đầu trên biển và các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Cộng gây chết người ở Việt Nam.

“Người Việt Nam có một phương thức chiến lược rất khó khăn để giải quyết vấn đề này”, Marvin Ott, một cựu giảng viên Cao đẳng Chiến tranh Quốc gia và là người đứng đầu trong các mối liên lạc quân sự đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vào giữa những năm 1990 cho biết. Ông nói thêm rằng một mặt là làm thế nào để Việt Nam có thể gắn kết sâu sắc hơn trong mối quan hệ với Hoa Kỳ mà không gây khiêu khích với Trung Cộng. Mặt khác cùng lúc là xoa dịu nhu cầu của Hoa Kỳ đối với tiến bộ về dân chủ và nhân quyền mà không đe dọa hoặc kìm kẹp lến quyền lực của đảng cầm.

Obama sẽ là tổng thống Mỹ thứ ba liên tiếp đến thăm Việt Nam kể từ khi quan hệ ngoại giao hồi phục vào năm 1995. Trong năm 2013, hai bên đã tuyên bố nâng cấp lên thành quan hệ đối tác toàn diện, và tháng Bảy năm ngoái, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến thăm Nhà Trắng. Việc này cho thấy đường lối cứng rắn bên trong Đảng Cộng sản Việt Nam có vẻ nguội dần nhằm thúc đẩy mối quan hệ sâu sắc hơn với Washington.

Nhưng sự lo lắng về Trung Cộng và những ký ức về chiến tranh Việt Nam vẫn còn hạn chế hợp tác quân sự giữa hai nước, Murray Hiebert, một chuyên gia về Đông Nam Á thuộc CSIS cho biết. Mặc dù Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí để nước này có thể hiện đại hóa trang thiết bị quốc phòng của mình nhưng ngược lại, việc mua vũ khí từ Nga vẫn rẻ và dễ dàng hơn.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Việt Nam là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ tám trên thế giới trong vòng năm năm qua.

Ott cho biết rằng trong số các quốc gia vùng ven biển ở khu vực Biển Đông, Việt Nam là nước có tiềm năng đối tác quân sự quan trọng nhất đối với Hoa Kỳ. Trong số những người khác, bao gồm Indonesia nói họ không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Cộng mặc dù họ có yêu sách ranh giới biển chồng chéo các nước lân cận; quân đội của Philippines vốn là một đồng minh của Hoa Kỳ lại quá yếu; và Malaysia và Brunei không sẵn sàng đối đầu với Trung Cộng.

“Như vậy, nếu bạn ngồi ở Ngũ Giác Đài, thì chỉ có một nước thực sự mới có thể trở thành một đối tác quân sự và một yếu tố quan trọng trong khu vực Biển Đông, và đó là Việt Nam,” Ott nói.

Đặng Khương chuyển ngữ

======================

English version

US could lift arms embargo on Vietnam amid China tensions
May 19, 2016

https://www.yahoo.com/…/us-could-lift-arms-embargo-vietnam-…

WASHINGTON (AP) — President Barack Obama could lift restrictions on arms sales when he makes his first visit to Vietnam next week. That would remove a final vestige of wartime animosity but would not please China, which views growing U.S. defense ties in its backyard with deep suspicion amid rising military tensions in the South China Sea.

There’s considerable support in Washington for the lifting the restrictions, including from the Pentagon, but also pockets of congressional opposition, leaving uncertain whether Obama will announce it when he visits Vietnam, starting Sunday. The administration is pushing for more progress on human rights, a constant drag on the relationship. Significantly, the communist government has committed to allow independent labor unions as a condition of its participation in the U.S.-backed Trans-Pacific Partnership trade deal, but it still holds about 100 political prisoners and there have been more detentions this year.

As part of Obama’s effort to help Southeast Asian nations counter Beijing, the U.S. in 2014 partially lifted an arms embargo in place since the end of the Vietnam War, allowing Vietnam to buy lethal defense equipment for maritime security. Vietnam, which has mostly Russian-origin equipment, has not bought anything, but is still eager for Washington to remove the remaining restrictions. If nothing else, it would show relations are fully normalized and open the way to deeper security cooperation.

“Real progress on protecting human rights and fundamental freedoms including through legal reform is crucial to ensuring that Vietnam and our relationship achieves its full potential,” Daniel Kritenbrink, the White house senior director for Asian affairs, told reporters Wednesday. The issue is also sensitive because of criticism of Vietnam’s rights record among congressional opponents of TPP.

Ben Rhodes, deputy national security adviser, said Thursday the administration has not finalized a decision on lifting restrictions, but he expected Obama would discuss it with the Vietnamese.
The risk of confrontation with Beijing is already growing as the U.S. challenges China’s island-building and assertive behavior in the South China Sea, where five other Asian governments, including Vietnam, have territorial claims. The Pentagon said that two Chinese fighter jets flew Tuesday within about 15 meters (50 feet) of a U.S. Navy reconnaissance plane, forcing the pilot to descend sharply to avoid a collision. China on Thursday denied its behavior was unsafe, and demanded the U.S. stop spying.

China would view the lifting of the restrictions as an attempt to woo Vietnam closer to the U.S. and away from China. “It will undoubtedly be seen as aimed at weakening China’s position and influence in the region,” said Bonnie Glaser, a China expert at the Center for Strategic and International Studies, or CSIS.

But Beijing will be guarded in its reaction because Vietnam is a fraternal communist neighbor. Asked about the prospect of the U.S. lifting arms restrictions, Foreign Ministry spokesman Hong Lei said Thursday that China “hopes the countries concerned will play a constructive role in ensuring their cooperation be conducive to the regional stability and safety.”

Hanoi and Beijing have an ambivalent relationship. Despite the ties between their ruling parties, they fought a border war in 1979 in which thousands died, and clashes in 1988 over their conflicting claims in the South China Sea claimed dozens of lives. Those tensions reared again in 2014, when China parked an oil rig off Vietnam’s central coast, sparking confrontations at sea and deadly anti-China riots in Vietnam.

“The Vietnamese have got a very tough strategic equation to solve,” said Marvin Ott, a former National War College lecturer who led the first, cautious military-to-military contacts between the U.S. and Vietnam in the mid-1990s. One aspect is how far Vietnam can go in deepening relations with the U.S. without provoking China. The other is placating U.S. demands for progress on democracy and human rights without threatening the ruling party’s grip on power, he said.

Obama will be the third consecutive U.S. president to visit Vietnam since diplomatic relations resumed in 1995. In 2013, the two sides declared a comprehensive partnership, and last July, the chief of Vietnam’s Communist Party visited the White House, showing that resistance among party hardliners to deeper ties with Washington was receding.

But anxiety about China and memories of the Vietnam War still limit military cooperation, said Murray Hiebert, a CSIS expert on Southeast Asia. Despite Vietnam’s desire for the U.S. to lift restrictions and its interest in modernizing its defense equipment, buying from Russia is cheaper and easier.

According to Stockholm International Peace Research Institute, Vietnam has been the world’s eighth largest importer of weapons over the past five years.

Ott said that among South China Sea coastal nations, Vietnam is potentially the most significant military partner for the U.S. Among the others, Indonesia says it has no territorial dispute with China although they have overlapping maritime claims; the military of the Philippines, a U.S. ally, is weak; and Malaysia and Brunei are unwilling to confront China.

“If you’re sitting in the Pentagon, there’s only one country that actually could be a military partner and a factor in the South China Sea, and that’s Vietnam,” Ott said.
____
Associated Press writer Nancy Benac in Washington, and writer Christopher Bodeen and researcher Yu Bing in Beijing contributed to this report.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt