Quân đội Trung Cộng có sẵn sàng bảo vệ ông Tập Cận Bình không?

Hình minh hoạ về Tập Cận Bình

Từ ngày 21 – 29/6, quân đội Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) đã liên tục tung ra ba thông tin quân sự hạng nặng: kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với giới tướng lĩnh, trung ương kiểm soát lực lượng quân dự bị, và xây dựng Đảng trong quân đội. Có quan điểm cho rằng những hành động cho thấy lãnh đạo ĐCST – Tập Cận Bình không yên tâm với quân đội. Có nguồn tin của giới “Hồng nhị đại” (thế hệ Đỏ thứ hai) ĐCST cho biết hiện nay Tập như đang ở miệng núi lửa, trong đó không loại trừ nguy cơ đảo chính, vì vậy vấn đề đang được quan tâm hiện nay là liệu quân đội có sẵn sàng bảo vệ Tập Cận Bình hay không?

Nhiều hành động tăng cường chỉnh đốn và kiểm soát quân đội

Ngày 29/6, Tân Hoa Xã của ĐCST đưa tin Trung ương ĐCST đã triệu tập một cuộc họp Bộ Chính Trị để xem xét “Quy định về xây dựng Đảng trong Quân đội” và “Quy định về công tác bầu cử của các tổ chức cơ sở”. Về việc xây dựng Đảng trong quân đội, một lần nữa nhấn mạnh “hai bảo đảm” (hạt nhân Tập Cận Bình và thống nhất chỉ huy của Trung ương Đảng), quán triệt cơ chế chỉ đạo của Chủ Tịch Quân Ủy, đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của chính quyền trung ương đối với quân đội…

Trước đó ngày 28/6, CCTV của nhà nước Trung Quốc đã đưa tin rằng Ủy ban Trung ương ĐCST đã ban hành “Quyết định điều chỉnh hệ thống lãnh đạo của lực lượng quân dự bị”. Từ 0:00 ngày 1/7/2020, nhập toàn bộ lực lượng quân dự bị vào hệ thống lãnh đạo và chỉ huy quân đội, tập trung theo chỉ đạo thống nhất của Trung ương ĐCST và Quân ủy Trung ương.

Đây là một hành động khác tương tự hành động thâu tóm Cảnh sát Vũ trang vào ngày 1/1/2018, khi đó lực lượng này được tổ chức lại dưới sự lãnh đạo tập trung của Quân ủy Trung ương và Trung ương ĐCST, không còn liên quan gì đến hệ thống Chính phủ.

Một diễn biến khác được truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin hôm 21/6 cho biết, mới đây Văn phòng Quân ủy Trung ương ĐCST đã ban hành “Quy định về kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo quân đội”, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2020. “Quy định” nêu rõ rằng giám sát kiểm toán không có vùng cấm, không có ngoại lệ; theo đó toàn bộ cán bộ lãnh đạo của lực lượng cảnh sát quân sự và vũ trang đều nằm trong phạm vi đối tượng kiểm toán; trong vòng một năm trước hoặc sau khi giải nhiệm thì phải thực hiện kiểm toán sổ sách đối với các cán bộ lãnh đạo quân đội…

Ngay sau khi ban hành “Quy định về kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo quân đội” có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, có thông tin cho biết Văn phòng Kiểm toán Quân ủy Trung ương chuẩn bị đầu tháng Bảy thực hiện kiểm toán đối với cựu tư lệnh hải quân Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli) liên quan trách nhiệm kinh tế trong nhiệm kỳ. Ngay từ trước và sau khi ông Ngô Thắng Lợi bàn giao chức vụ tư lệnh hải quân đã có nhiều thông tin chỉ ra ông bị điều tra, nhưng việc ông Ngô từ chức chỉ huy hải quân đã hơn ba năm rưỡi, bây giờ ông bị kiểm toán bởi trách nhiệm kinh tế xem ra không bất thường.

Năm nay, do tình hình dịch bệnh nên “lưỡng hội” (Hội nghị Chính hiệp và Hội nghị Nhân đại) của ĐCST trì hoãn đến tận cuối tháng Năm mới khai màn. Ngày 15/5, tờ báo quân sự của ĐCST (Chinamil) đã công bố bài “Vững tâm trung thành tuyệt đối để bảo vệ hạt nhân [Tập Cận Bình]”, cho biết trước “lưỡng hội” giới ủy viên quân đội đã tổ chức công tác quán triệt chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Quân ủy, tuyên bố quyết tâm bảo vệ hạt nhân Tập Cận Bình…

Trong thời gian “lưỡng hội”, truyền thông ĐCST cho biết tại buổi họp ngày 22/5 của tổ đại biểu “lưỡng hội” quân đội, ông Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia) đã nhấn mạnh vấn đề “triệt để loại bỏ tàn dư độc hại của Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Phòng Phong Huy, Trương Dương” (những cựu tướng quân đội “ngã ngựa”). Giới quan sát có nhận định đây là tín hiệu do Tập Cận Bình đích thân đưa ra.

Ông Trương Hựu Hiệp là thân tín quan trọng của Tập Cận Bình, cả hai đều đến từ Thiểm Tây và đều là giới “thái tử Đảng”. Trong một bài viết trên Nhật báo Apple (Hồng Kông) vào đầu năm ngoái, nhà bình luận Lâm Hòa Lập (Lin Heli) đã chỉ ra rằng mức độ ủng hộ của phe tướng lĩnh quân đội hàng đầu ở cấp trung ương đối với Tập Cận Bình vẫn chưa đạt yêu cầu. Theo các nguồn tin thân cận với quân đội, trong số 7 ủy viên của Quân ủy Trung ương thì thân tín mà Tập tin cậy chỉ có Trương Hựu Hiệp – Phó chủ tịch Quân ủy kiêm ủy viên Bộ Chính trị.

Học giả: Nội bộ ĐCST như ngọn núi lửa sắp phun trào

Kể từ Đại hội toàn quốc của ĐCST lần thứ 19 đến nay, xu thế chống Tập Cận Bình đã dần tăng lên. Các vấn đề như sửa đổi cơ chế nhiệm kỳ Chủ tịch nước, đàn áp nhân quyền, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, che giấu đại dịch virus Vũ Hán… đã khiến  nội bộ ĐCST trong tình trạng rối ren chưa từng thấy. Thực trạng đã khiến đông đảo giới học giả, doanh nhân…  liên tục lên tiếng thể hiện tâm trạng bất mãn của họ đối với chế độ, tiêu biểu như chuyên gia bất động sản Nhậm Chí Cường, cựu ủy viên Chính hiệp Vương Thụy Cầm (Wang Ruiqin) của tỉnh Thanh Hải, giáo sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangru) của Đại học Thanh Hoa…

Chia sẻ với Vision Times, học giả lịch sử quân sự Từ Trạch Vinh (Xu Zerong) là tiến sĩ khoa học chính trị từ Đại học Oxford, đã cho biết rằng xu thế nội bộ chống lại Tập Cận Bình đang phổ biến, ông chia sẻ rằng có mạng lưới thế hệ Đỏ ở Mỹ đang muốn Mỹ hỗ trợ để lật đổ Tập Cận Bình. Ông cho biết: “Dường như không thể sử dụng quân đội để lật đổ ông ta (Tập Cận Bình), chiến thuật mà họ áp dụng tương tự như trước đây Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Brezhnev lật đổ Khrushchev.” Cách thực hiện là mở Hội nghị Bộ Chính trị để mở rộng và “ép cung”.

Học giả Từ Trạch Vinh cũng mô tả tình hình hiện tại ở Trung Quốc giống như ngọn núi lửa sắp phun trào, Tập Cận Bình đang trong nguy nan. Ông nói rằng mặc dù Tập Cận Bình đã thăng cấp rất nhiều tướng, nhưng ông không được chắc được lòng người, việc các tướng có tuân theo hay không và có sẵn sàng đứng bảo vệ Tập khi nguy nan hay không là vấn đề không thể bảo đảm.

Dựa vào những hành động của Tập trong việc tăng cường kiểm soát chặt chẽ thế lực quân đội, nhiều nhận định cho rằng dường như Tập lo lắng quân đội không trung thành với mình.

Các thông tin từ truyền thông ĐCST cho thấy mặc dù nắm được quyền lực trong quân đội nhưng Tập Cận Bình luôn lo lắng về lòng trung thành của quân đội.

Tại cuộc họp quân sự đầu tiên sau Đại hội 19 ĐCST tại Bắc Kinh vào ngày 26/10/2017, Tập đã đề xuất “6 cần thiết” cho quân đội, trong đó “trung thành và nghe chỉ huy” được đặt lên hàng đầu. Trong khi bên quân đội cũng đã nhiều lần trả lời để “trấn an Chủ tịch Tập Cận Bình”.

Ngày 15/5 năm nay, ông Diêu Thành (Yao Cheng), cựu trung tá của Bộ Tư lệnh Hải quân Trung Cộng hiện sống tại Mỹ trả lời Đài VOA rằng phe quân đội Trung Quốc đa số không thân mật với Tập Cận Bình. Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012 đã bắt đầu làm sạch tàn dư của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, qua đó bắt giữ cả trăm tướng lĩnh. Trong đó có những nhân vật đầy quyền lực như hai cựu Phó chủ tịch quân ủy trung ương là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, các ủy viên Quân ủy Trung ương như Trương Dương và Phòng Phong Huy, cựu Tư lệnh không quân Điều Tu Tư (Tian Xiusi), cựu Tư lệnh Cảnh sát vũ trang Vương Kiến Bình (Wang Jianping), và cựu Hiệu trưởng Đại học Quốc phòng Vương Hỉ Bân (Wang Xibin)… Bây giờ giới tướng lĩnh rất dè chừng, giữ thái độ theo dõi tình hình.

Trên Nhật báo Apple Hồng Kông, nhà nghiên cứu quân sự Hoàng Đông (Huang Dong) tại Ma Cao từng bình luận rằng, mặc dù hàng loạt tướng lĩnh trong quân đội có khả năng đe dọa quyền lực của Tập Cận Bình đã bị loại bỏ, nhưng Tập không thực sự tự tin vào lòng trung thành trong giới tướng lĩnh quân đội nên liên tục có hành động chỉnh đốn thâu tóm quân đội dưới các danh nghĩa như cải cách và chống tham nhũng…

Y Bình

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt