Quà tặng của Washington đến đại hội Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) lần thứ XX

Chip điện tử

Vừa rồi, sinh nhật Putin có nhận món quà sinh nhật là chiếc xe bom làm sập cầu Kerch (Crimea). Vladimir Putin nhận quà sinh nhật là trái đắng mấy tấn TNT.

Đại Hội Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) lần thứ XX, Tập Cận Bình cũng nhận quà sinh nhật từ Joe Biden chúc mừng đại hội ĐCST lần thứ XX. Gọi là quà “semiconductor” (bán dẫn)!

Chế chip điện tử bán dẫn khó hơn chế bom nguyên tử:

Chế chip bán dẫn xem ra khó hơn chế bom nguyên tử, Trung Cộng có bom nguyên tử từ năm 1964 thời Mao Trạch Đông. Năm 2022, 58 năm sau, Tập cận Bình không chế được chip điện tử bán dẫn để cung ứng cho kỹ thuật công nghệ thời đại, bị Mỹ đè đầu cưỡi cổ vì dùng chip bán dẫn làm vũ khí. 

Chip bán dẫn là semiconductor, một thuật ngữ ghép “semi-” là một nửa, “conductor” là chất dẫn điện. Hai chữ ghép lại là chất dẫn điện một nửa hay chất bán dẫn điện. Những đồ đạt mà chúng ta thường dùng như sắt, thép… là chất dẫn điện; gỗ… là chất cách điện (không dẫn điện). Còn semiconductor là bán dẫn như silicon, germanium… Nhờ đặc tính bán dẫn của nó mà ngày nay loài người lặn xuống biển sâu, vệ tinh bay trên trời, hay phi thuyền đáp xuống mặt trăng đều nhờ nó mới thành tựu được.

Muốn có một con chip điện tử, con người phải qua hai công đoạn: thứ nhất thiết kế (design) và thứ hai là Fabrication Process in Semiconductor (tiến trình chế tạo chất bán dẫn), mà trong ngành điện tử gọi tắt là Fab (Fabrication).

Chip điện tử đã thiết kế xong

Có nhiều công ty lớn ở Mỹ vừa design vừa Fab. Những công ty nhỏ chỉ có design còn Fab phải thuê một công ty khác làm.

Hiện nay, Mỹ vẫn dẫn đầu về chip điện tử từ design đến Fab. Công ty Intel, AMD, IBM, Qualcomm, Broadcom…  vừa design vừa Fab. Công ty điện tử to lớn TSMC của Đài Loan chuyên về Fab.

Từ lâu, những chip điện tử tối tân của Trung Cộng đều nhập từ Mỹ, Nam Hàn, Đài Loan… là chính.

Những bước cơ bản của công đoạn Fabrication

Năm 2018, khi Tổng Thống Trump mở cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Tập Cận Bình biết tử huyệt là chip semiconductor. Sau mấy năm bỏ ra gần 150 tỷ USD để xây dựng công ty Fab tự cung ứng, nhưng đã hoàn toàn thất bại, vì nó không dễ dàng như chế một chiếc tàu biển, hay xây một căn nhà cao chọc trời, mà nó cần sự tích lũy trình độ kỹ thuật liên tục không thể “nhảy vọt” theo kiểu Mao Trạch Đông dùng “bước nhảy vọt” trước đây. Về lãnh vực này, Trung Cộng phải cần vài chục năm nữa mới đuổi kịp Mỹ như ngày hôm nay. Và lúc đó Mỹ sẽ tiến đến một trình độ kỹ thuật công nghệ tối tân hơn.

Quà Joe Biden mừng Đại Hội ĐCST thứ XX

Trong đại hội ĐCST XX, dù Tập Cận Bình có nói thiên, nói địa gì đi nữa, nếu không bước qua được khả năng làm chip bán dẫn thì chỉ nói để mà nói, nói cho sướng miệng, nói để được vỗ tay vang dội của đoàn vượn hóa người tự cho là “đại biểu nhân dân” ngồi trên ghế bành màu đỏ ở hội trường Bắc Kinh!

Ngày 13/10/2022, Washington ra đạo luật “người Mỹ gốc Hoa có quốc tịch Mỹ hay người thường trú (Green card) tại Mỹ đang làm việc cho các công ty semiconductor tại Trung Cộng (hoặc bất cứ ở đâu) phải chọn một trong hai. Một là, muốn tiếp tục làm việc tại công ty bán dẫn của Trung Cộng phải từ bỏ quốc tịch hay thường trú tại Mỹ. Hai là, muốn giữ quốc tịch hoặc thường trú tại Mỹ, phải rời bỏ công việc tại công ty bán dẫn của Trung Cộng”.

Điều này khiến hàng trăm giám đốc người Mỹ gốc Hoa đang làm việc cho các công ty semiconductor ở Trung Cộng buộc phải lựa chọn giữ quốc tịch Mỹ hay giữ công việc của họ.

Đây là lần đầu tiên chính quyền Hoa Kỳ có biện pháp gắt gao đối với Trung Cộng đến tận sàn nhà công ty trong lãnh vực semiconductor, thay vì chỉ dừng lại trừng phạt ở cấp công ty hay các hội nghiên cứu.

Vừa có đạo luật xong, báo South China Morning Post đưa tin: Một công ty sản xuất thiết bị làm chip bán dẫn của Trung Cộng là Naura Technology (Research & Development) yêu cầu các nhân viên của họ có quốc tịch hoặc thường trú tại Mỹ ngưng ngay các dự án nghiên cứu chất bán dẫn mới…

Còn báo Bloomberg thì cho tin: Các công ty sản xuất chip điện tử của Trung Cộng nằm ngoài lãnh thổ Trung Cộng cũng đang tổ chức lại theo các quy định mới. Công ty ASML Holding của Trung Cộng tại Hòa Lan, châu Âu, một công ty sản xuất các thiết bị sản xuất chip điện tử quan trọng, đã nói với các nhân viên có trụ sở tại Hoa Kỳ lập tức ngừng mọi giao dịch với khách hàng Trung Cộng.

Các quy định mới về chất bán dẫn, được Washington công bố hôm thứ Sáu, là nỗ lực rộng lớn và chi tiết nhất của Hoa Kỳ nhằm cản trở sự phát triển chip bán dẫn của Trung Cộng. Quy định gắt gao về việc bán thiết bị sản xuất chip semiconductor từ Hoa Kỳ, và cũng không cho chất xám của Mỹ bị chảy vào những trung tâm nghiên cứu của Trung Cộng. Nhất là cướp đi tài sản trí tuệ của Mỹ từ mấy chục năm nay.

Vào tháng 8 năm 2022, Tổng thống Joe Biden đã ký Đạo luật CHIPS và Khoa học (H.R. 4346) nhằm thúc đẩy nghiên cứu và tăng cường phát triển kỹ thuật công nghệ chip bán dẫn tối tân ở trên đất Mỹ. Làm sao để Mỹ thành chuỗi cung ứng semiconductor cho thế giới trong tương lai.

H.R. 4346 dành 54.2 tỷ USD để trợ cấp xây dựng các nhà máy Fab tại nước Mỹ hầu hỗ trợ nghiên cứu và phát triển chip điện tử tối tân của Mỹ. Và ước tính cung cấp thêm 24.3 tỷ đô la hỗ trợ cho chip bán dẫn. Nâng tổng số lên đến 78.5 tỷ USD – một trợ cấp chưa từng có trong lịch sử phát triển chất bán dẫn của Hoa Kỳ.

Hoa Kỷ đã bỏ hàng ngàn tỉ USD, bỏ ra bao nhiêu mồ hôi nước mắt, nặn đầu, vắt óc của hàng vạn nhà khoa học qua nhiều thế hệ mới có được nền điện tử như hôm nay. Trung Cộng chỉ đơn giản đi ăn cắp để chế biến và đòi cạnh tranh gây chiến với Mỹ, đó là điều nghịch lý mà loài người không ai có thể chấp nhận được.  

Ngày 20 tháng 10 năm 2022
Lê Hoành Sơn

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt