Bom nguyên tử tài chánh đang dội lên đầu Putin

Viết theo tài liệu cập nhật các diễn biến trừng phạt kinh tế của Mỹ và đồng minh Tây Phương đối với Putin. Bài của các chuyên viên và phóng viên đài truyền hình CNN: Charles Riley, Veronica Stracqualursi và Inke Kappeler.

Vào tối tối thứ Bảy ngày 26/02, tại Washington DC, cùng với Pháp, Đức, Ý, Anh, Canada và Ủy Ban Châu Âu ra một thông báo chung: trục xuất ngân hàng Nga khỏi hệ thống giao dịch tài chánh SWIFT. Đây là hệ thống chuyển tiền online rất đáng tin cậy dùng để giao dịch của hàng nghìn tổ chức tài chính và 200 quốc gia trên thế giới dùng để giao thương quốc tế. Sự trừng phạt này sẽ “làm Tổng Thống Nga Vladimir Putin điêu đứng”.

“Sự trừng phạt bảo đảm rằng các ngân hàng của Nga sẽ gián đoạn nối kết với hệ thống tài chính quốc tế qua SWIFT, nó sẽ làm tổn hại đến khả năng hoạt động kinh tế của Nga trên toàn cầu”.

Tuyên bố chung do Toàn Bạch Ốc công bố “các biện pháp trừng phạt sẽ ngăn chặn Ngân Hàng Trung Ương Nga sử dụng dự trữ ngân sách quốc gia chống lại lệnh trừng phạt tài chính của Tây Phương, đồng thời hạn chế việc bán vàng của giới tài phiệt Nga để giúp chính phủ Nga giảm tác động của lệnh trừng phạt” – như vậy vừa trói tay lại trói chân nền tài chính Nga.

Các chuyên gia tài chánh của Mỹ và Châu Âu cũng đã thảo luận về việc trừng phạt này nhắm vào Ngân Hàng Trung Ương của Nga, họ cho rằng đây là đòn trừng phạt chưa từng có đối với một nền kinh tế tầm cỡ như Nga. Hành động mạnh tay này để cô lập tài chính và tiền tệ của Nga không thể luân lưu được nữa. Chuyên viên tài chánh tây phương gọi đó là “bom nguyên tử” tài chánh.

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm tuần trước ngày 24/02, TT Joe Biden đã đề cập về lý do tại sao trước đây vài hôm ông tránh loại bỏ Nga khỏi hệ thống SWIFT hoặc trừng phạt cá nhân Putin. Nhưng chưa đầy 48 giờ sau, hôm thứ Bảy ngày 26/02 ông Biden đã xoay 180 độ cả hai điều trên: Loại Nga ra khỏi hệ thống tài chánh SWIFT và trừng phạt cá nhân Putin.

Đã từ lâu, Putin có ý định dùng chiến tranh xây dựng một đế chế mới, và ông ta biết rằng khi gây chiến tranh xâm lăng thì sẽ bị Mỹ và Tây Phương trường phạt tài chánh làm suy sụp kinh tế.

Đoán trước, Putin đã dự trữ một lượng ngoại tệ lớn thứ tư trên thế giới với hơn 630 tỷ USD, đồng thời chuyển hướng khỏi việc nắm giữ đồng đô-la của Mỹ. Như vậy nếu có trừng phạt kinh tế thì Putin dùng “ngoại tệ dự trữ” đó để chống đỡ. Nhưng Putin đã lầm, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Tây Phương tung ra tối thứ Bảy ngày 26 tháng 02 vừa rồi khóa chặt số ngoại tệ dự trữ Ngân Hàng Trung Ương Nga mà Putin đã dự trữ nên đã làm cho nền kinh tế Nga suy sụp thấy rõ.

Các chuyên gia tài chánh của các nước Tây Phương cho rằng đòn trừng phạt này liên quan đến Ngân Hàng Trung Ương của Nga đang ở giai đoạn đầu, rằng sẵn sàng leo thang trừng phạt tùy theo tình hình.

Một giới chức cao cấp của chính quyền Joe Biden khi tiếp điện thoại với các phóng viên báo chí, đã cho biết hành động chung của Mỹ và các nước Tây Phương vào chiều thứ Bảy (26/02) là một “hành động chưa từng có trong sự phối hợp trừng phạt toàn cầu”.

“Chúng tôi đang có một kế hoạch chung với các biện pháp để bảo đảm rằng Nga không thể sử dụng dự trữ Ngân Hàng Trung Ương để hỗ trợ cho tiền tệ của mình nhằm giảm kết quả các lệnh trừng phạt. Kho dự trữ ngoại hối trị giá hơn 630 tỷ USD của Nga chỉ có giá trị nếu Putin có thể sử dụng được nó. Cách trừng phạt này làm cho Ngân Hàng Trung Ương của Nga mất khả năng bù đắp đối với những thiệt hại từ các lệnh trừng phạt của Tây Phương”.

Chính quyền Hoa Kỳ và các nước Tây Phương ra lệnh trừng phạt tài chính đối với Ngân Hàng Trung Ương của Nga sẽ ngăn cản chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Họ tuyên bố: “Đây không phải là điều chúng tôi muốn. Mà do Putin đã chọn lựa chiến tranh. Và chỉ có Putin mới có thể quyết định mức tốn phí mà ông ấy sẵn sàng gánh chịu. Hoa Kỳ và các đồng minh Tây Phương rất thống nhất và sẽ tiếp tục lệnh trừng phạt”

Lệnh trừng phạt không những áp dụng vào lĩnh vực tài chính của Nga, mà còn đối với các tổ chức cho vay lớn nhất của Nga.

Mỹ và các quốc gia khác hôm thứ Bảy cũng ra thông báo “lực lượng đặc nhiệm [trừng phạt] xuyên Đại Tây Dương” sẽ ra mắt vào tuần tới để bảo đảm “việc thi hành hiệu quả các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Nga, bằng cách xác định và đóng băng tài sản của các cá nhân và công ty bị trừng phạt đối với các nước Tây Phương”

Về trừng phạt cá nhân Putin: Lực Lượng Đặc Nhiệm sẽ nhắm mục tiêu vào các nhà tài phiệt liên kết với Putin về tài chính của họ ở nước ngoài bằng cách kiểm soát những tài sản riêng tư của họ như “du thuyền, lâu đài sang trọng, nguồn tài chánh của họ dùng đưa con cái đến các trường đại học nổi tiếng ở phương Tây.”

Mỹ và các nước đồng minh tây phương tuyên bố: “Chúng tôi sát cánh cùng người dân Ukraine trong giờ phút đen tối này. Thậm chí ngoài những biện pháp mà chúng tôi công bố hôm nay, chúng tôi còn chuẩn bị thực hiện các biện pháp tiếp theo để buộc Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công vào Ukraine”.

Tuyên bố còn đề cập đến chi tiết kỹ thuật cụ thể và những nguồn cho vay của Nga sẽ bị cắt khỏi hệ thống SWIFT.

TT Joe Biden và các phụ tá của ông đã nhấn mạnh việc ngăn chặn Nga khỏi SWIFT rất phức tạp, đồng thời lưu ý rằng Mỹ không thể đơn phương hành động. Nếu Mỹ hành động một mình, nó sẽ không tạo nên được một quả bom địa chấn để đáp trả cuộc xâm lăng quân sự của Nga vào Ukraine.

Tòa Bạch Ốc đã đáp ứng với những lời kêu gọi từ Ukraine và các nhà lập pháp Mỹ tại Quốc Hội Hoa Kỳ, yêu cầu loại bỏ Nga khỏi SWIFT sau khi Putin ra lệnh xâm lược Ukraine vào thứ Năm. Anh, Lithuania, Estonia và Latvia là những quốc gia đầu tiên ủng hộ lời kêu gọi của Kyiv về việc cắt đứt SWIFT với Nga.

Nếu Nga bị cấm tham gia SWIFT, Đức sẽ có “tác động lớn” đối với hoạt động kinh doanh của Đức, tuy vậy Đức đã tuyên bố ủng hộ lệnh trừng phạt này hôm thứ Bảy.

Trước đó cùng ngày, Ý ủng hộ việc thực hiện các biện pháp trục xuất Nga khỏi SWIFT sau khi Thủ tướng Mario Draghi nói với Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky rằng “Ý hoàn toàn ủng hộ đường lối của Liên Minh Châu Âu về các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, bao gồm cả những biện pháp liên quan đến SWIFT”.

Các lệnh trừng phạt sẽ tăng thêm nếu thủ đô Kyiv của Ukraine bị thất thủ. Việc loại bỏ Nga khỏi SWIFT sẽ gây thiệt hại cho Nga cũng như các nền kinh tế lớn ở Châu Âu và tác động đến xuất khẩu năng lượng sang châu lục này. Nó sẽ khiến các giao dịch tài chính quốc tế trở nên khó khăn hơn, gây ra cú sốc cho các công ty Nga và khách hàng nước ngoài của họ – đặc biệt là những người mua xuất khẩu dầu và khí đốt bằng đồng Đô-la Mỹ.

Riêng Hoa Kỳ đã áp đặt các lệnh trừng phạt khác đối với Nga, nhằm vào các lĩnh vực ngân hàng, kỹ thuật công nghệ và hàng không vũ trụ của Moscow. Hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ thông báo rằng họ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt trực tiếp đối với ông Putin và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.

Lê Hoành Sơn biên soạn

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt