Quốc Hội Hoa Kỳ đe dọa công ty Internet tiếp tay với độc tài

Ủy ban quan hệ đối ngoại thuộc Hạ Viện Hoa Kỳ chiều thứ Ba 23-10 đã bỏ phiếu thông qua dự luật về Tự do thông tin mạng toàn cầu, do dân biểu Chris Smith đề xướng. Trong đó quy định việc các tập đoàn IT của Mỹ hỗ trợ các chính phủ độc tài truy tìm thông tin cá nhân cũng như các hoạt động trên mạng internet của những người bất đồng chính kiến, hoặc chia sẻ kỹ thuật và thông tin phục vụ cho mục đích giới hạn, kiểm soát quyền tự do truy cập internet của người dân đều là các hành vi phạm pháp.Dự luật mang tên “Tự do thông tin mạng toàn cầu 2007” do dân biểu Chris Smith soạn thảo được đa số thành viên trong Ủy ban quan hệ đối ngoại thuộc Hạ Viện Mỹ bỏ phiếu thông qua, giữa lúc Ủy ban đang chờ đợi lời giải trình của công ty Yahoo về vai trò của họ liên quan đến vụ việc một nhà báo Trung Quốc tên là Shi Tao bị chính quyền sở tại bắt giam 10 năm tù sau khi Yahoo cung cấp thông tin cá nhân của người này theo yêu cầu của nhà nước Bắc Kinh.

Dự luật nêu rõ các công ty IT Mỹ nếu tiếp tay hỗ trợ các chính phủ kiểm soát, giới hạn ngừơi dân tiếp cận internet, là phạm pháp, trong đó bao gồm các hành vi như hợp tác giới hạn các thông tin về dân chủ, nhân quyền trên mạng internet, cung cấp các thông tin cá nhân của ngừơi truy cập mạng khiến các nhà dân chủ, những tiếng nói bất đồng bị đàn áp, bắt bớ. Các vi phạm này nếu bị phát hiện sẽ phải chịu mức phạt hành chính lên tới 2 triệu mỹ kim đối với doanh nghiệp, và 100 ngàn đô la đối với các cá nhân. Ngoài ra, dự luật cũng đề nghị thành lập một văn phòng trực thuộc Bộ Ngoại Giao chuyên phụ trách công tác phát triển, thực thi chiến lựơc toàn cầu chống lại hành động ngăn chặn hay đặt tường lửa các trang mạng ở các chính phủ độc tài.

Tác giả dự luật, dân biểu liên bang Chris Smith, khẳng định lịch sử cho thấy thỉnh thoảng lại nổi lên chuyện các công ty Mỹ cung cấp kỹ thuật giúp các thể chế độc tài đàn áp nhân quyền, chẳng hạn như vụ IBM đã từng sát vai hỗ trợ cho Gestapo. Phát biểu trứơc Ủy ban khi giới thiệu về dự luật của mình, ông Smith nói rằng các doanh nghiệp IT ở Hoa Kỳ từng quan niệm việc làm của họ là giúp mang lại tự do, giờ đây, dù muốn dù không, họ cũng phải tự nhận ra rằng họ đã góp một phần không nhỏ trong việc tiếp tay cho các nền chuyên chế độc tài trên thế giới. Vẫn theo lời ông, các chế độ phi dân chủ dựa vào 2 trụ cột để tồn tại: một là tuyên truyền, hai là lực lựơng cảnh sát chìm. Vẫn theo lời ông, nếu mạng lưới internet bị sử dụng sai mục đích, sẽ trở thành công cụ đắc lực, mang lại cho các chính quyền độc tài cả hai phương tiện ấy.

Ủng hộ quan điểm của dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ, Dân biểu Tom Lantos, bày tỏ thái độ bất bình trứơc thực trạng siết chặt quản lý internet tại các nước như Trung Quốc hay Việt Nam, nơi mà ngừơi dân không được quyền tự do truy cập và tiếp cận những thông tin đa chiều, nơi những ai dám lên mạng cổ võ dân chủ phải hàng ngày chơi trò mèo đuổi chuột với lực lựơng công quyền, đối diện với rất nhiều rủi ro chỉ vì muốn được tự do bày tỏ tư tưởng. Trong trò chơi ấy, theo ông Lantos, các doanh nghiệp công nghệ thông tin Mỹ, cũng như chính phủ Hoa Kỳ, phải bênh vực những người cổ võ cho tự do-dân chủ, hơn là đứng về phía lực lựơng an ninh mạng rình rập đàn áp những tiếng nói dân chủ. Lý do được ông Lantos đưa ra là internet phải được sử dụng một cách hữu ích vì quyền lợi người dân, và ông hy vọng dự luật này là một hành động cụ thể của chính phủ Mỹ trong việc ủng hộ quyền tự do bày tỏ ý kiến của ngừơi dân tại các nứơc thiếu dân chủ.

Hồi đầu năm ngoái, trong một buổi điều trần của các tập đoàn công nghệ thông tin khổng lồ như Microsoft, Google, Yahoo trứơc Ủy ban đối ngoại Hạ viện, ông Lantos từng đặt thẳng vấn đề với đại diện các công ty này, rằng họ có cảm thấy xấu hổ vì những việc làm chạy theo lợi nhuận mà bất chấp lương tâm, tiếp tay chà đạp nhân quyền hay không?

Đáp lại câu hỏi này, ông Michael Callahan, đại diện công ty Yahoo cho biết công ty ông cũng hết sức đau buồn và quan ngại trứơc những hậu quả đã xảy ra, và chính Yahoo cũng lên án hành động bắt bớ những ai thực hiện quyền tự do bày tỏ tư tửơng, đồng thời cam kết sẽ cộng tác với những ban ngành liên quan để thúc đẩy sự tiến bộ.

Trong một cuộc phỏng vấn với Pajamas Media, ông Lantos đã lập lại quan điểm của mình, rằng ông đề nghị các tập đoàn IT nên hướng tới một mục tiêu cao quý hơn là chỉ nhắm tới lợi nhuận kinh doanh.

Hiện dân biểu Chris Smith cùng Chủ tịch Ủy ban đối ngoại, Tom Lantos, đang yêu cầu giới chức công ty Yahoo phải quay lại Hạ Viện để giải trình rõ những gúc mắt còn tồn tại từ cuộc điều trần đầu năm ngoái.

Tác giả Chris Smith, kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ nên thông qua bản dự luật Tự do thông tin mạng toàn cầu 2007 để có những biện pháp cụ thể chế tài các công ty IT Mỹ, buộc họ phải chấm dứt các hành động tiếp tay bóp nghẹt dân chủ trên thế giới

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt