Puttin và Tập Cận Bình gặp nhau củng cố độc tài thế giới
Trong tình hình thế giới đang có trào lưu xâm lăng kiểu mới, tinh vi như Puttin xâm lăng Ukraine, và Tập Cận Bình xâm lăng Việt Nam. Cả hai đều dùng hành động “Xâm lăng không đưa quân xâm lược” – Puttin thì dùng người Nga cư ngụ trên đất Ukraine làm trưng cầu dân ý, thật ra người Nga đó là những tên tình báo của Nga Sô cài lại, phát động phong trào đòi ly khai. Còn Tập Cận Bình thì táo tợn hơn, vẽ cái “lưỡi bò” xong rồi tuyên bố lưỡi bò đó là quyền lợi cốt lõi của tôi ai vào đó phải xin phép tôi. Puttin bị Hoa Kỳ và các nước Châu Âu cô lập kinh tế nên chạy qua đồng minh với “đồng chí” Tập Cận Bình. Cả hai tên này mà ngồi lại với nhau thì thế giới rất ngột ngạt, chiến lược Toàn Cầu Hóa và Trật Tự Mới Thế Giới của Hoa Kỳ khó mà thực hiện.
Tập Cận Bình, Puttin cam kết tăng cường quan hệ
ổng thống Nga Vladimir Putin và người tương nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa có những mối quan hệ song phương chặt chẽ hơn tại cuộc họp ở Thượng Hải ngày hôm nay.
Hai nhà lãnh đạo chứng kiến lễ ký kết 49 thỏa thuận trong các lãnh vực như năng lượng, giao thông và hạ tầng cơ sở, nhưng không có chi tiết nào được đưa ra.
Mặc dù vậy, hai nước không thể đạt được một thỏa thuận chờ đợi lâu nay về việc Nga cung cấp cho Trung Quốc nhiều tỉ đô la khí đốt trong 30 năm.
Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình ca ngợi các mối quan hệ với Nga. Ông cho rằng mối quan hệ này quan trọng để tăng tiến tư thế của mỗi nước trên trường quốc tế.
“Chúng tôi xem trọng sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga. Chúng tôi sẽ bắt đầu những dự án hợp tác chiến lược rộng rãi hơn để cải thiện quyền lực của hai quốc gia chúng ta và sự cạnh tranh quốc tế.”
Trong khi đó, Tổng thống Putin nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những quan hệ lớn mạnh về quân sự giữa Nga và Trung Quốc, mà ông nói có thể giúp giữ gìn hòa bình trong vùng.
“Hợp tác giữa quân đội hai nước rất quan trọng. Hợp tác giữa bộ quốc phòng hai nước cũng rất quan trọng. Sự hợp tác này rất có ý nghĩa trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định trên toàn thế giới.”
Chính phủ của ông Putin đã ngày càng trở nên cô lập hơn tiếp theo sau những chế tài của Tây phương vì những hành động của Moscow tại Ukraine.
Những chế tài này cũng đã khuyến khích Nga để ý đến những khách hàng mua khí đốt của nước này không thuộc châu Âu.
Thỏa thuận sẽ thích hợp cho Trung Quốc hiện đang thiếu khí đốt và trông cậy nhiều vào than đá.
Trong khi các giới chức Nga nói thỏa thuận khí đốt có tiến bộ nhưng dường như vẫn còn những bất đồng về giá cả.
Tin VOA ngày 20/05/2014