Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào?

Lời người post: Putin là máu độc tài của Cộng Sản… khi nào hắn chết mới hết độc tài. Hắn trơ trẽn  để duy trì quyền lực đến chết như thế nào?  Ngày 15/01/2020 tạp chí  The Economist chỉ rõ “Vladimir Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào” – “How Vladimir Putin is preparing to rule for ever

Vladimir Putin đang toan tính gì? Vào ngày 15 tháng 1, tổng thống Nga đã khiến những người theo dõi Điện Kremlin bất ngờ. Trong Thông Điệp Liên Bang, ông đã tuyên bố sửa đổi triệt để hiến pháp Nga và tiến hành trưng cầu dân ý về một số điều khoản được đề xuất (vẫn chưa có chi tiết rõ ràng). Một sự kiện gây sốc khác diễn ra ngay sau đó. Thủ tướng Dmitry Medvedev và toàn bộ nội các đã từ chức. Khi tờ The Economist chuẩn bị lên khuôn, những lý do khiến ông Medvedev từ chức và được thay thế bởi một tân thủ tướng Nga ít tên tuổi vẫn là một điều bí ẩn.

Để hiểu những gì có thể xảy ra, hãy bắt đầu với một thực tế rất đơn giản. Trong 20 năm qua, chế độ của Putin đã giết quá nhiều người và chiếm đoạt quá nhiều tỷ rúp, khiến khả năng ông tự nguyện từ bỏ quyền lực là rất thấp. Theo hiến pháp hiện tại, ông không thể tranh cử tổng thống khi hết nhiệm kỳ năm 2024 vì không ai được phép nắm quyền quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Vì vậy, người ta luôn cho rằng bằng cách này hay cách khác, Putin sẽ thao túng các quy tắc để giữ quyền lực.

Ông đã có kinh nghiệm về chuyện này. Hai nhiệm kỳ đầu tiên của ông với tư cách là tổng thống kéo dài từ năm 2000 đến năm 2008, thời điểm ông lần đầu tiên rời ghế tổng thống vì quy định giới hạn nhiệm kỳ. Ông trở thành thủ tướng trong bốn năm, trong thời gian đó ông Medvedev giữ vị trí tổng thống mà không có nhiều quyền lực. Vào năm 2012, ông Putin đã trở lại nắm ghế tổng thống đột nhiên nhiều quyền lực hơn và tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2018. Câu hỏi duy nhất lúc này là ông sẽ nắm vị trí gì vào năm 2024.

Chúng ta vẫn chưa biết chắc về điều đó. Rõ ràng, một lựa chọn là để ông Putin trở lại làm thủ tướng; một chỉ dấu cho điều này là tuyên bố của Putin nói rằng các dàn xếp mới mà ông đang tìm kiếm sẽ khiến vị trí thủ tướng trở nên quan trọng hơn, được toàn quyền bổ nhiệm nội các (trước khi được phê chuẩn bởi quốc hội, vốn do Đảng nước Nga Thống nhất của ông kiểm soát), thay vì để Tổng thống lựa chọn các vị trí này. Một khả năng khác cao hơn là ông Putin sẽ tìm cách duy trì quyền lực của mình bằng cách tiếp tục đứng đầu một cơ quan quyền lực được định nghĩa mơ hồ gọi là Hội Đồng Nhà Nước, cơ quan mà ông Putin cũng nói trong bài phát biểu của mình là nên được trao thêm nhiều quyền lực trong lần cải tố lần này.

Trong thực tế, các chi tiết không quan trọng. Nga đã là một chế độ độc tài cải trang dưới hình thức một nền dân chủ. Thành công trong các cuộc bầu cử của Putin có được là nhờ thành tích tăng trưởng kinh tế (nhưng hiện đã chấm dứt bởi nạn tham nhũng, tình trạng thiếu cạnh tranh, giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt của phương Tây sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014) và việc ông được lòng dân vì tìm cách làm sống lại sự huy hoàng của thời kỳ Xô-viết . Nhưng các thành công đó cũng có lẽ phụ thuộc nhiều hơn vào sự kiểm soát của nhà nước đối với truyền hình, việc cấm các ứng cử viên đối lập nổi tiếng, mua chuộc các đảng đối lập yếu và bắt giữ, đe dọa các đảng cứng đầu hơn. Việc giết các đối thủ chính trị không thể nào giúp thúc đẩy cạnh tranh quyền lực thực sự.

Cho dù Putin có là tổng thống, thủ tướng, người đứng đầu Hội Đồng Nhà Nước hay chủ tịch danh dự của Hiệp hội bài Bridge Quốc gia (vị trí mà Đặng Tiểu Bình từng nắm trong thời gian nhiếp chính kéo dài ở Trung Cộng sau khi từ bỏ các vị trí chính thức), sẽ không tạo nhiều khác biệt so với khi điều đó diễn ra trong một nền dân chủ thực sự. Cũng không ai biết hình dạng cuối cùng của hiến pháp mới sẽ như thế nào. Putin có thể quyết định học theo các nhà độc tài đi trước, để hiến pháp mới sửa đổi lại các giới hạn nhiệm kỳ hiện có. Hoặc, như Tập Cận Bình đã làm ở Trung Cộng vào năm 2018, ông chỉ đơn giản là loại bỏ hoàn toàn các giới hạn nhiệm kỳ (Putin nói rằng ông không muốn làm như vậy). Ông Tập thậm chí còn chẳng bận tâm đến một cuộc trưng cầu dân ý mà thay vào đó tiến hành sự thay đổi sẽ cho phép ông cai trị vô thời hạn thông qua một cuộc bỏ phiếu tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội – ND) với 2,959 trên 2,964 phiếu ủng hộ. Một mô hình khác được cung cấp bởi Kazakhstan, nơi Nursultan Nazarbayev, người trở thành tổng thống đầu tiên của nước này sau khi giành độc lập vào năm 1990, chỉ mới từ chức năm ngoái để giữ vai trò lãnh đạo đảng cầm quyền và danh hiệu “Lãnh đạo Quốc gia”.

Nước Mỹ từng lên tiếng phản đối sự thao túng các quy tắc. Dưới thời Donald Trump, Mỹ không còn làm như vậy nữa; Tổng thống Mỹ công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các lãnh đạo chuyên chế. EU cũng không thể làm gì hơn việc âm thầm lẩm bẩm trước cảnh Putin dính chặt vào ngai vàng. Họ sợ hãi trước một Trung Quốc Cộng trỗi dậy và phụ thuộc vào Nga về cung cấp khí đốt. Những lãnh đạo chuyên chế trên thế giới sẽ chú ý theo dõi các sự kiện ở Moskva để xem liệu Putin có thể cung cấp cho họ những lời khuyên hữu ích nhằm kéo dài sự cai trị của mình hay không. Đối với những người ủng hộ dân chủ ở khắp mọi nơi, điều an ủi duy nhất là ngay cả những nhà lãnh đạo trọn đời cũng không thể sống mãi.

Biên dịch: Phan Nguyên

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt