Phương án Nhân sự trình Hội nghị trung ương 12 của đảng Cộng Sản Việt Nam

Ninh Nang đầu làng (minh hoạ)

Lời bạt: Dù có thay đổi nhân sự như thế nào thì vẫn chế độ cộng sản cai trị độc tài, bóp chết mọi nguồn phát huy tài năng của dân tộc. Khi thây ma đảng cộng sản đang còn hiện diện thì dân tộc Việt vẫn đắm chìm trong màn đêm tăm tối. Việt Nam được đứng dưới ánh sáng mặt trời để ganh đua cùng năm châu bốm bể khi cái bóng đen Cộng Sản biến mất trên quê hương Việt Nam.
Phương án nhân sự của Hội Nghị Trung Ương đảng CSVN như dưới đây vẫn không thay đổi được hiện trạng Việt Nam cũng là “Ông nỉnh ông ninh, ông ra đầu đình, ông gặp ông nảng ông nang, ông nảng ông nang, 
ông ra đầu làng, ông gặp ông nỉnh ông ninh. Nang ninh đầu đình và ninh nang đầu làng…..” chứ có ai vào đây ngoài cái bọc thu kín của đảng Cộng Sản.

Ngày 11/10/2015, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ) Đảng CSVN lần thứ 12 – khóa 11 sẽ bế mạc, với vấn đề quan trọng nhất là chuẩn bị nhân sự cao cấp cho Đại hội Đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016 đã được Ban CHTƯ thông qua. Dưới đây là một số thông tin ghi nhận được bên lề Hội nghị Trung ương 12 từ các nguồn tin.

Vấn đề nhân sự ai ở, ai đi hay chuyện cơ cấu nhân sự cho Đại hội Đảng 12 của các chuyên gia là chuyện dự đoán trên cơ sở thu thập các thông tin từ những nguồn tin là người trong cuộc, ở đây là các quan chức cao cấp trong đảng. Độ tiếp cận các thông tin ở mức càng cao bao nhiêu thì độ xác thực của các thông tin đưa ra càng chính xác bấy nhiêu.
Các phân tích gần đây của ông Lê Hồng Hiệp và giáo sư Carl Thayer (Úc) đều có một đánh giá chung cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đang ở thế thượng phong so với các đối thủ chính trị khác và hy vọng cho ông Nguyễn Tấn Dũng ở cái ghế tổng bí thư đảng CSVN.
Tuy vậy tất cả đều là sự phỏng đoán, vấn đề các vị trí nhân sự quan trọng nhất sẽ do BCHTƯ quyết định.
Nhiệm vụ trọng tâm của công tác nhân sự trong Hội nghị BCHTƯ 12 sẽ là: thông qua phương án đối với các trường hợp nhân sự đặc biệt của Bộ Chính trị và BCHTƯ cần thiết cho khóa 12; chốt cơ cấu của Bộ Chính trị là 17 hay 19 thành viên và xem xét việc tăng số lượng các Ủy viên BCHTƯ; dự kiến danh sách các thành viên của 2 cơ quan lãnh đạo này; dự kiến nhân sự cho các chức danh chủ chốt – tứ trụ để các thành viên thảo luận.
Được biết, Bộ Chính trị đã trình BCHTƯ 3 phương án nhân sự chủ yếu để cho Ban CHTƯ bàn bạc như sau:
1. Phương án 1: Đảm bảo tính kế thừa
Việc lựa chọn một đồng chí có kinh nghiệm điều hành quản lý sẽ nắm chức vụ Tổng Bí thư Đảng sau Đại hội 12 là yêu cầu hết sức cần thiết và phù hợp với tình hình trong gia đoạn mới. Tuy vậy, để đảm bảo tính chuyển tiếp và kết thừa thì cũng cần thiết một phương án phù hợp, đặc biệt là quan hệ đối ngoại.
Dự kiến:
TBT – Nguyễn Tấn Dũng; TT: Trần Đại Quang; CTN: Nguyễn Thiện Nhân; CTQH: Phạm Quang Nghị.
2. Phương án 2: Trẻ hóa cán bộ
Độ tuổi của các Ủy viên Bộ Chính trị không quá 63 tuổi (sinh năm 1953), đây là yêu cầu được đưa ra từ số đông các Ủy viên Trung ương được cho là thuộc phe của ông Dũng:
Dự kiến:
TBT: Nguyễn Tấn Dũng; TT: Trần Đại Quang; CTN: Nguyễn Thiện Nhân; CTQH: Nguyễn Thị Kim Ngân
3. Phương án 3: Lựa chọn theo quy định
Trong trường hợp các nhân sự đặc biệt không được BCHTƯ thông qua, thì phương án nhân sự sẽ được thực hiện theo đúng quy định và BCHTƯ bầu theo điều lệ của đảng trên cơ sở các nhân sự của Bộ Chính trị trình BCHTƯ.
Dự kiến:
TBT: Trần Đại Quang; TT: Nguyễn Xuân Phúc; CTN: Nguyễn Thiện Nhân; CTQH: Nguyễn Thị Kim Ngân
Phương án nhân sự do Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành trung ương trong Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 12 để thảo luận cũng chỉ là đường hướng mà Hội nghị BCHTƯ 12 lần này chốt lại ở mức sơ bộ.
Điều này sẽ còn được bàn bạc ở các Hội nghị BCHTƯ tiếp theo nếu cần thiết.
Theo nguồn tin cho biết, thì các vị như ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ là ứng viên cho 4 chức vụ quan trọng.
Số lượng Ủy viên Bộ Chính trị sẽ là 17 người.
Dự kiến các Ủy viên Bộ Chính trị khóa 11 ở lại khóa 12 chỉ còn 8/16 tên.
Các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Lê Hồng Anh, Trương Tấn Sang, Ngô Văn Dụ, Phùng Quang Thanh, Lê Thanh Hải sẽ nghỉ.
Danh sách bổ xung sẽ bao gồm: Đỗ Bá Tỵ, Ngô Xuân Lịch, Phạm Minh Chính, Võ Văn Thưởng, Tô Lâm, Đinh Tiến Dũng, Trịnh Đình Dũng, Nguyễn Hòa Bình và Phạm Bình Minh.
Điều đáng nói là ông Vũ Đức Đam không có tên trong danh sách dự kiến này.
Lâu nay, ban lãnh đạo Việt nam tiến hành quản lý theo phương thức lãnh đạo tập thể, tập thể cùng quyết và cùng chịu trách nhiệm đã dẫn đến tình trạng vai trò của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư đã khá lu mờ, do sự bất đồng nội bộ. Do đó mọi vấn đề lớn và quan trọng cho đến nay đều phải được đưa ra bàn bạc tại Hội nghị BCHTƯ. Lối làm việc này dẫn đến tình trạng trong Bộ Chính Trị cá mè một lứa, không ai bảo được ai, đây chính là nguyên nhân khiến cho các quyết định từ cơ quan cao nhất không có hiệu lực.
Từ đó có ý kiến thấy rằng quyền lực trong đảng cần phải được tập trung trong tay một người thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Tuy vây, phương án này đã không được thống nhất trong Bộ Chính trị, với lý do sẽ dẫn tới tình trạng lãnh đạo độc đoán như trường hợp Tổng Bí thư Lê Duẩn trước đây. Tuy vậy đa số Ban CHTƯ lại ủng hộ phương án này, đó là phương án Tổng Bí thư kiêm chức vụ Chủ tịch nước theo mô hình Trung quốc.
Đánh giá chung của Hội nghị Trung ương 12 là phe cải cách của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ưu thế vượt trội và áp đảo, dù rằng có tin cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng tỏ ra mệt mỏi. Song cơ cấu nhân sự có quá nhiều những nhân vật vốn xuất thân từ ngành Công an là một điểm mờ cho ban lãnh đạo khóa tới.
Tin giờ chót: Nhân sự cho các chức danh “tứ trụ” và đặc biệt là chức danh Tổng Bí Thư cũng chưa được chốt lại lần cuối và sẽ tiếp tục được bàn bạc thêm.
11/10/2015
© Việt Dũng
Nguồn Dân Luận

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt