Phó Tổng Thống Pence sẽ đi châu Á
Bài lược dịch trên CSIS về những mục đích của buổi họp thượng đỉnh East Asia Summit (EAS), Thượng Đỉnh ASIAN và sự hiện diện của PTT Hoa kỳ Mike Pence thay Tổng Thống Trump.
Q1: Phó Tổng Thống Pence đi đâu và tại sao?
A1: Tổng Thống Donald Trump yêu cầu Phó Tổng Thống (PTT) Pence đến châu Á vào tuần tới để tham dự hai hội nghị cấp khu vực hàng năm. PTT Pence sẽ ghé thăm Nhật Bản vào ngày 12-13 tháng 11 và có cuộc họp song phương với Thủ Tướng Nhật Abe. Cuộc họp sẽ tập trung vào những vấn đề Bắc Hàn, Trung Cộng, và chỉ đạo rõ ràng các vấn đề hồ sơ thương mại song phương hiện đang là một phần quan trọng đối với mối quan hệ hai nước. Sau đó ông sẽ đến Singapore vào ngày 14-15 tháng 11 để tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS – East Asian Summit), ở đó quy tụ các nhà lãnh đạo của 18 quốc gia, gồm 10 thành viên của khối ASEAN, cùng với Úc, Trung Cộng, Ấn Độ , Nhật Bản, New Zealand, Nga, Nam Hàn và Hoa Kỳ. Ông cũng sẽ tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN với 10 nước ASEAN.
PTT Pence sau đó sẽ đến Papua New Guinea [Quốc đảo Thái Bình Dương] ngày 17-18 tháng 11 để dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo hàng năm của Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC). Tại đó, ông có bài diễn văn nêu rõ các ưu tiên trong khu vực của Hoa Kỳ đối với các tổng giám đốc (CEO) các công ty hàng năm đến từ các nước APEC. Chúng ta có thể hy vọng rằng trong bài diễn văn của Phó Tổng Thống Pence sẽ cố gắng đưa ra một thông điệp tích cực, yên tâm cho các nước châu Á về cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực, trái ngược với bài diễn văn của ông đối với Trung Cộng tại Viện Hudson vào đầu tháng 10/2018 vừa rồi vì nó được diễn đạt cho khán giả nước Mỹ nghe. Mặc dù ông sẽ dành hai ngày tại các cuộc họp APEC ở Papua New Guinea, PTT Pence sẽ nghỉ đêm tại Cairns, Australia.
Q2: Các vấn đề chính cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN và EAS là gì?
A2: Là chủ tịch luân phiên của khối ASEAN năm nay, và là chủ nhà của EAS, Singapore đã đặt nặng về hai vấn đề đối với ASEAN. Đầu tiên là tiến trình cho một quy ước ứng xử Biển Đông gọi là COC (Code of Conduct) giữa Trung Cộng và các nước trong khối ASEAN để làm quy luật giải quyết tranh chấp hàng hải và lãnh hải ở Biển Đông. Khối ASEAN đã từng thúc đẩy Trung Cộng cần có một COC trong suốt hơn hai thập niên qua. Nhưng rất ít có sự tiến bộ. Với những căng thẳng ở Biển Đông càng ngày càng gia tăng và mối lo ngại của các nước ASEAN về sự khai triển quân sự trên các tiền đồn nhân tạo tự bồi đắp của Trung Cộng. Tìm cách chuyển tiếp đàm phán COC với Trung Cộng như là ưu tiên hàng đầu cho Hội Nghị ASEAN. Động lực thúc đẩy đàm phán nhanh COC là vào cuối năm 2016, sau khi Tòa Án Trọng Tài [La Haye] xử thắng về phía Philippines kiện Trung Cộng ở Biển Đông. Tòa Án công bố vào tháng 7/2016. Vào tháng 8/2016, Singapore đã thông báo rằng hai bên [ASIAN và Trung Cộng] đã đồng ý một bản thảo duy nhất để thảo luận [chứ không nhiều bản thảo như trước đây], đó là một bước quan trọng tiến tới việc chung kết COC. Tuy nhiên, những trở ngại đáng kể vẫn còn bị ứ đọng trong những thỏa thuận cuối cùng, và các cuộc đàm phán có thể sẽ kéo dài trong năm tới hoặc lâu hơn nữa…
Tiêu điểm thứ hai của hầu hết các nước tại EAS sẽ là tiến tới một hiệp định thương mại tự do khu vực được gọi là Quan Hệ Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP – Regional Comprehensive Economic Partnership). RCEP bao gồm 10 nước của khối ASEAN cùng với Úc, Trung Cộng, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Nam Hàn – tức 16 trong số 18 thành viên của EAS, chỉ có Hoa Kỳ và Nga không tham gia. Cùng với Quan Hệ Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn Diện và Tiến Bộ (CPTPP – Comprehensive and Progressive Transpacific Partnership) dự kiến ra mắt vào ngày 30/12/2018 tới đây.
RCEP sẽ là một bước tiến khác cho sự hội nhập thương mại trong khu vực. Các cuộc đàm phán RCEP đã được tiến hành trong sáu năm qua, nhưng sự tiến bộ đã bị khựng lại bởi sự miễn cưỡng của Ấn Độ trong việc đồng ý việc mở cửa thị trường quan trọng, cũng như những sự bất đồng về tham vọng cắt giảm thuế quan và các quy tắc thương mại khác. Cho đến nay, chỉ có 5 trong số 18 chương về các quy tắc thương mại đã được đồng thuận. Singapore đã nỗ lực để thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại, và các vấn đề trong các cuộc đàm phán đã tăng lên với tình hình không chắc chắn về chính sách thương mại của Mỹ, và lo ngại về chính sách “bảo hộ mậu dịch” ngày càng tăng của Washington, cùng với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Cộng đang xẩy ra.
Singapore và các đối tác RCEP đang chạy đua để đạt được một “kết quả đáng kể” trong hội nghị thượng đỉnh RCEP sẽ diễn ra ngay những ngày trước hội nghị thượng đỉnh EAS năm nay. Tuy nhiên, về tiến bộ để đi đến ký kết một thỏa thuận dường như khó thực hiện vì Ấn Độ vẫn tiếp tục không có nhượng bộ đáng kể và tất cả dành cho cuộc tổng tuyển cử vào năm tới.
Việc thảo luận tại Hội Nghị Thượng Đỉnh EAS về các vấn đề này sẽ diễn ra trong tình hình phát triển các mối quan tâm của khu vực nhằm tăng cường sự cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng và các vấn đề về cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực, đặc biệt là về sự tham gia kinh tế của nước Mỹ trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump. Các nước Đông Nam Á không muốn bị buộc phải lựa chọn Hoa Kỳ hay Trung Cộng. Họ hoan nghênh sự hiện diện an ninh của Mỹ như một sự cân bằng chống lại sự quyết đoán [xâm lược] ngày càng tăng của Trung Cộng, tuy nhiên nói về một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới” xuất hiện sau bài phát biểu của Phó Tổng Thống [Pence] đối với Trung Cộng vào tháng trước khiến nhiều người trong khu vực rất lo lắng. Họ hoan nghênh liên hệ kinh tế với Trung Cộng thông qua các sáng kiến, kể cả “Một Vành Đai và Con Đường” của Trung Cộng, ngay cả khi dự kiến đó đã có những lo ngại tăng lên ở Malaysia và các nơi khác về cách Trung Cộng sử dụng những nguồn lợi kinh tế, tài chánh để đạt được những lợi thế chính trị và chiến lược quân sự trên các quốc gia đang mắc nợ. Quan hệ thương mại và đầu tư với các cường quốc kinh tế lớn vẫn là ưu tiên hàng đầu của khối ASIAN. Có lẽ, Phó Tổng Thống Pence sẽ tìm cách trấn an các nước trong khu vực rằng Hoa Kỳ vẫn là một đối tác thương mại lâu dài, Hoa Kỳ cam kết sẽ duy trì sự hiện diện về chiến lược an ninh mạnh mẽ đồng thời tìm cách hợp tác kinh tế ở Đông Nam Á là ưu tiên.
Q3: Các vấn đề chính tại APEC là gì?
A3: Kỳ vọng cho cuộc họp hàng năm của các nhà lãnh đạo APEC của năm nay không cao lắm. Vì sao? Bởi tất cả các tài khoản, Papua New Guinea [Quốc đảo ở Thái Bình Dương] đã thực hiện một công việc đáng tin cậy chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh, nhưng Port Moresby [thủ đô của Papua New Guinea] có khả năng hạn chế để thúc đẩy một chương trình nghị sự mạnh mẽ. Sự vắng mặt của Tổng Thống Mỹ trong những Hội Nghị này, thêm nữa chính quyền của TT Trump thiếu sự nhiệt tình cho sứ mệnh kinh tế đa phương về tự do thương mại và đầu tư của APEC, và hội nhập kinh tế khu vực ASIAN không đáng kể. Trong khi đó, Trung Cộng và Nga được cho là đang kéo lê thê nhiều vấn đề trong chương trình nghị sự, bao gồm cả những quyết định đã đồng thuận trước đây nhằm công bố một kế hoạch hoạt động đạt mục tiêu của APEC về khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương 2014.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh APEC lần này tiếp tục thúc đẩy các ưu tiên truyền thống của Hoa Kỳ như tự do hóa thương mại khu vực trong hàng hóa và dịch vụ, xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số miễn phí và mở, cải cách cơ cấu và thúc đẩy trao quyền kinh tế của phụ nữ. Và các nhà lãnh đạo APEC sẽ nhận được một báo cáo từ “Nhóm Tầm Nhìn của APEC” về các phác thảo của chương trình nghị sự sau 2020 để tổ chức thành công các mục tiêu Bogor Goals [Itellectual Property] đã đồng ý từ năm 1994.
Q4: Có vấn đề gì xẩy ra khi Phó Tổng Thống đi thay Tổng Thống Mỹ?
A4: Đây sẽ không phải là lần đầu tiên Tổng Thống Hoa Kỳ không tham dự các hội nghị lớn lao ở khu vực châu Á. Tổng Thống Clinton đã cử Phó Tổng Thống Al Gore dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo APEC tại Osaka, Nhật Bản vào năm 1995, tại Kuala Lumpur, Malaysia vào năm 1998. Tổng Thống Obama đã gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry đến tham dự Hội Nghị châu Á năm 2013, và tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bali và EAS tại Brunei. Tuy nhiên, những trường hợp trên bị hủy bỏ vào phút chót bởi Tổng Thống đang trong tình trạng khủng hoảng ngân sách nội bộ (Clinton năm 1995, Obama năm 2013) hoặc khủng hoảng chính sách đối ngoại (Clinton với Iraq năm 1998). Năm nay, Tổng Thống Trump tuyên bố quyết định không tham dự hội nghị thượng đỉnh từ tháng trước, trong khi có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sắp xảy ra.
Một số nhà quan sát đã nêu ra các xung đột của Tổng Thống Trump tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada vào tháng 6/2017 và các hội nghị NATO gần đây là lý do để giải thích sự tham dự của Phó Tổng Thống Pence trong các hội nghị thượng đỉnh châu Á năm nay. Cũng đúng là cả EAS và APEC đều có xu hướng là các cuộc họp quá ngắn và hơi tẻ nhạt, thường không tạo ra kết quả đáng kể đối với quốc tế. Tuy nhiên, có một số lý do chính tại sao chúng tôi nghĩ rằng sự vắng mặt của Tổng Thống là vấn đề. Như Woody Allen đã nói, “80% thành công xuất hiện,” và không nơi nào đúng hơn Đông Nam Á. Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình sẽ tham dự APEC tại Papua New Guinea, và ông sẽ phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh APEC cũng như tổ chức các cuộc họp với một số nhà lãnh đạo châu Á và Thái Bình Dương, bao gồm một nhóm các nước quốc đảo Thái Bình Dương. Những cam kết này, bao gồm chuyến thăm Philippines của Tập sau APEC, sẽ tự nhiên làm lu mờ sự hiện diện của Phó Tổng Thống Pence.
Sự vắng mặt của Tổng Thống Trump cũng sẽ nhấn mạnh sự hoài nghi trong khu vực về chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Mở “ mà Tổng Thống Trump đã công bố tại cuộc họp APEC tại Đà Nẵng, Việt Nam vào tháng 11/2017. Một năm sau, các chi tiết và nguyên tắc cơ bản của chiến lược này vẫn còn phần nào mơ hồ. Mặc dù Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo đã thông báo một số sáng kiến vào tháng 8 năm ngoái về hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ để phát triển cơ sở hạ tầng và năng lượng, cũng như tăng cường hỗ trợ hợp tác an ninh, không có vấn đề thương mại đáng tin tưởng. Với Tổng Thống Trump không xuất hiện trong năm nay, châu Á sẽ lắng nghe cẩn thận lời phát biểu của Phó Tổng Thống Pence cung cấp thêm các lý do chi tiết và hấp dẫn hơn tại sao người châu Á nên thực hiện chiến lược này một cách nghiêm chỉnh.
https://vietquoc.org
Source CSIS