Phe quân đội Miến Điện có Bắc kinh đứng sau lưng, ra tay đàn áp dân bất chấp mọi dư luận
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Tình hình Myanmar (Myanmar) hơn 1 tháng qua:
– Ngày 1/02/2021, tướng Tham Mưu Trưởng quân đội Myanmar (Miến Điện), Min Aung Hlaing, lấy cớ Myanmar gian lận bầu cử quốc hội vào tháng 11/2020 để đảo chánh chính quyền dân chủ non trẻ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.
– Cùng hôm xẩy ra chính biến, phe quân đội đã bắt giam bà Aung San Suu Kyi, chủ tịch đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (National League for Democracy-NLD) – cố vấn kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Myanmar, Tổng Thống Myanmar – U Win Myint, các ủy viên Trung Ương của đảng NLD, và lãnh đạo sinh viên và những thành phần cầm đầu các phong trào đấu tranh tại Myanmar.
– Hai ngày sau, 4/02/2021, làn sống biểu tình của người dân Myanmar nổi lên phản đối phe quân đội đảo chánh, đòi thả tự do cho những người bị bắt. Duy trì một nước Myanmar được dân chủ đã thực hiện từ 10 năm nay.
– Từ đó đến nay, người dân nổi lên biểu tình hằng ngày để đòi hỏi Myanmar được dân chủ dưới hình thức “bất tuân dân sự”.
– Đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc, Kyaw Moe Tun đã lên tiếng tố cáo phe quân đội đảo chánh. Ngay lập tức phe quân đội đảo chánh cách chức ông và kết tội ông Tun là “phản quốc”.
– Phe quân đội đảo chánh lúc đầu đàn áp người dân xuống đường ôn hòa bằng lựu đạn cay, vòi rồng. Không kết quả, nên sau đó đã bắn đạn thật vào đoàn người biểu tình. Đẫm máu nhất là ngày 04/03/2021, quân đội nã súng vào các đoàn biểu tình gây thiệt mạng ít nhất 38 người, trong số này có nạn nhân thiếu niên mới 14 tuổi.
– Cô Kyal Sin, 19 tuổi, biệt danh “Angel / Thiên thần” của Myanmar, đã trúng đạn phe đảo chánh và qua đời ngày 04/03/2021. Hôm Chủ Nhật ngày 07/03, phe quân đội đảo chánh khai quật và khám nghiệm tử thi, bác bỏ nguyên nhân Angel Kyal Sin chết do đạn của cảnh sát. Đây là trò ngụy biện và giảo hoạt.
– Đến nay, quân đội vẫn tiếp tục dùng đạn thật đàn áp người biểu tình ôn hòa tại Myanmar.
Thế giới lên tiếng phản đối:
1) Tổng thống Mỹ, Joe Biden “đe dọa” sẽ khôi phục các lệnh trừng phạt lên Myanmar sau khi quân đội nước này lên nắm quyền trong một cuộc đảo chánh.
2) Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, António Guterres gọi hành động của quân đội là một “đòn giáng trầm trọng vào cải cách dân chủ”. Ông triệu tập một cuộc họp khẩn cấp LHQ và yêu cầu trả tự do cho ít nhất 45 người bị phe đảo chánh quân đội giam giữ. Tuy vậy, không được phe quân đội đảo chánh đáp ứng!
3) Chính phủ Anh Quốc, Thủ tướng Boris Johnson đã lên án cuộc đảo chính và “việc bỏ tù bất hợp pháp” bà Aung San Suu Kyi.
4) Các nhà lãnh đạo Liên Minh châu Âu (NATO) đã có những lên án tương tự, nhưng chưa thấy phe quân đội đảo chánh lùi bước.
5) Cuộc xuống đường “bất tuân dân sự” của người dân Myanmar vẫn không ngừng, dưới nhiều hình thức khác nhau.
6) Cuộc đàn áp bắn đạn thật của phe đảo chánh quân đội gây chết người hằng ngày vẫn tiếp tục. Theo Liên Hiệp Quốc đến nay ít nhất có 54 người biểu tình thiệt mạng, 300 người bị bắt và 1 người bị chết trong tù.
7) Đoàn người biểu tình đông như kiến theo The Guardian (Anh) ngày 5-3 tổng hợp các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy các cuộc biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở Myanmar trong hơn 1 tháng qua đông như kiến, trong ảng bằng ảnh vệ tinh còn cho thấy có các thông điệp được viết chữ rất to từ trên đường phố cho tới bãi cát ven sông như “Chúng tôi muốn dân chủ”, “Hãy cứu Myanmar”,” “Hãy bác bỏ cuộc đảo chính quân sự”,” “Hãy trả tự do cho các lãnh đạo của chúng tôi”…
8) Công đoàn công nhân Myanmar kêu gọi “tổng đình công”.
9) Hình ảnh các cuốc biểu tình:
Thế giới đối với chính biến ở Myanmar
Bênh vực phe đảo chánh quân đội:
1) Trung Cộng và Nga hai Ủy Viên Trường Trực của LHQ, lên tiếng bao che cho phe quân đội Myanmar ở Liên Hiệp Quốc.
2) Các nước Đông Nam Á: Phillippines, Thái Lan, Campuchia cho rằng đây là vấn đề nội bộ của Myanmar không nên xía vào. Đây có phải là “tiền hô hậu ủng” của Bắc Kinh?
3) Cộng Sản Việt nam giở trò khôn vặt, đi chân hai hàng, yêu cầu Myanmar ổn định để làm ăn, không đứng về phe nào.
Chống phe đảo chanh quân đội
1) Mỹ, các nước Âu, Á đều lên tiếng phản đối và hăm dọa sẽ cô lập trừng phạt bằng kinh tế và ngoại giao
2) Khố ASEAN trước ngày 2/03 thì hô hào họp khẩn để có giải pháp cho Myanmar. Sau khi ASEAN ngày 2/03 ra có một bản tuyên bố đầy thất vọng, không đá dụng gì đến tình trạng xáo trộn ở Myanmar cả.
3) Liên Hiệp Quốc chỉ hăng say lúc đầu, càng ngày càng tỏ ra bất lực, bị Trung Cộng và Nga “cản mũi kỳ đà” nên vẫn chỉ có một lời lên án ban đầu và đến nay vẫn như vậy không có gì tiến triển.
Tóm lại: Trung Cộng làm ghế dựa cho phe quân đội Myanmar, được Nga ủng hộ ở LHQ, nên những lên án và giải pháp cho lợi cho phe dân chủ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc chẳng có hiệu quả gì!
– Hiện nay Mỹ và các nước dân chủ Tây Phương ủng hộ bà Aung San Suu Kyi và phong trào dân chủ ở Myanmar chỉ đạt đên mức độ lên tiếng “quan ngại” hoặc “yêu cầu trả tự do”, không có hành động cụ thể nào.
– Nếu có thì chỉ dừng lại sự “đe dọa” cúp viện trợ, cấm vận, cắt đứt giao dịch thương mại, chấm dứt liên hệ ngoại giao v.v…
Như thế là rơi vào cái bẩy mà Trung Cộng, là họ muốn Mỹ và các nước tự do dân chủ Tây Phương cô lập Myanmar thì Trung Cộng sẽ có cơ hội lấp vào chỗ trống. Càng ngày Myanmar càng phụ thuộc kinh tế, thương mại, quân sự và Myanmar sẽ rơi vào trong quỷ đạo của Bắc Kinh.
Đó là ý đồ của Trung Cộng muốn sử dụng Myanmar như một vùng địa chính trị để thực hiện “Vành Đai, Con Đường” mở ra từ Ấn Độ Dương, từ đó TC xây ống dẫn dầu từ một hải cảng nước sâu của Myanmar chạy lên tỉnh Vân Nam, rồi dùng đường bộ tiếp tế nhiên liệu cho cả nước. Điều này giúp cho những tàu chở nhiên liệu của Trung Cộng khỏi phải đi qua eo biển “tử huyệt” Malacca mà Mỹ luôn làm chủ.
Hoa Kỳ và các cường quốc châu Âu, muốn ủng hộ cho nền dân chủ Myanmar thì gây áp lực lên Bắc Kinh là có ảnh hưởng quyết định hơn.
Những ngày qua người dân Myanmar đấu tranh rất ngoan cường, chính các bạn lá nhân tố then chốt quyết định tương lai của dân tộc các bạn – Freedom is not free.
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)