Pháp trở lại Đông Dương

Tàu sân bay trực thăng Dixmude (sau) neo đậu cạnh khinh hạm tàng hình Surcouf tại quân cảng Toulon nước Pháp

Lời người post: Nước Pháp đô hộ Việt Nam gần 70 năm (1885-1954), sau Đệ II Thế Chiến các chế độ Thực Dân buộc trao trả độc lập cho các nước thuộc địa để nhân viện trợ của Mỹ nhằm kiến thiết đất nước bị tàn phá sau trận chiến giữa phe Trục do Đức-Nhật-Ý chủ xướng và quân Đồng Minh. Thế nhưng tham vọng Thực Dân Pháp không từ bỏ, chúng muốn kéo dài sự cai trị trên mảnh đất Đông Dương, biến Việt Nam thành vùng đất xâm lược Đông Nam Á của Cộng Sản đứng đầu là Hồ Chí Minh khoác áo “độc lập dân tộc” … Vì thế, đất nước Việt Nam bị chia đôi và  đã trở thành cuộc chiến Quốc-Cộng khốc liệt suốt gần 25 năm.  Nay, khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam đang ở trên vùng tranh chấp của Mỹ và Tàu Cộng mà Biển Đông là điểm nóng.
Gần đây Pháp trở lại bán đảo Đông Dương để chia phần, nếu không muốn  nói là phá thối. Một vài diễn tiến quan trọng trong những năm lại đây, thấy manh nha của Pháp trở lại Việt Nam

Ngày 2 tháng 5 năm 2016: Chiến hạm Tonnerre (Sấm sét) của hải quân Pháp thăm cảng Cam Ranh, Chiếc BPC Tonnerre (L9014) là một trong ba tàu chỉ huy và đổ bộ của Pháp, thuộc loại tàu chiến lớn chỉ đứng sau hàng không mẫu hạm nguyên tử Charles De Gaulle. Chiến hạm dài 199 mét, rộng 32 mét, trọng tải 21.300 tấn, đã từng tham gia can thiệp quân sự Harmattan tại Libya năm 2011.

Tàu Tonnerre của Pháp ghé thăm cảng Cam Ranh Việt Nam năm 2016

Theo tin Bộ Quốc Phòng Pháp thì chiến hạm chở trực thăng Tonnerre thuộc lớp Mistral của Hải quân Pháp ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam trong bốn ngày từ 02 đến 06 tháng 05 năm 2016. Thông cáo cho biết đây là dấu hiệu của “ý hướng tăng cường hợp tác giữa quân đội và chính phủ hai nước – tức là nước Pháp với nhà nước Cộng sản Việt nam”
Từ đầu năm 2018, Pháp liên tục triển khai nhiều hoạt động nhằm gia tăng hiện diện ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và bảo vệ lợi ích hàng hải tại vùng biển, nơi Trung Cộng ngày càng gia tăng ảnh hưởng.

Đầu tiên phải kể đến Đối Thoại Quốc Phòng Pháp-Việt lần hai, diễn ra ngày 11/01/2018, tại thành phố Hồ Chí Minh (lần đầu tiên tại Paris vào tháng 11/2016). Dù không nêu chi tiết, nhưng theo The Diplomat, hai bên thỏa thuận tăng cường các chuyến thăm Việt Nam của chiến hạm Pháp.

Ngày 10/03, nhân chuyến thăm Ấn Độ, tổng thống Macron và thủ tướng Modi cùng ký thỏa thuận hợp tác quân sự, mở cửa các căn cứ Hải Quân của nhau cho đối tác. Chỉ sau đó hai ngày, ngày 12/03, hộ tống hạm Pháp Le Vendémiaire ghé cảng Manila. Sự kiện được đại sứ Pháp tại Philippines đánh giá: “Pháp đảm nhận đầy đủ vai trò cường quốc Thái Bình Dương” của mình, cũng như thực hiện “cam kết quân sự đối với an ninh khu vực Đông Nam Á”.

Đến ngày 02/05, tổng thống Pháp thăm Úc và khẳng định “không một quốc gia nào có quyền thống trị khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương” trong buổi họp báo chung với thủ tướng Turnbull tại Canberra.

Ngày 01/06, đội tầu Jeanne d’Arc thăm Việt Nam, dường như theo thỏa thuận được nêu trong Đối Thoại Quốc Phòng hồi đầu năm. Nhưng trước đó, đội tầu Jeanne d’Arc đã được triển khai tại khu vực quần đảo Trường Sa. Thông tin này chỉ được bộ Quân Lực Pháp nêu trong thông cáo ngày 20/06 và cho biết “chuyến đi đã diễn ra chỉ vài ngày trước Đối Thoại Shangri-La về an ninh và quốc phòng ở châu Á-Thái Bình Dương, từ ngày 01 đến 03/06/2018 tại Singapore”.

Sau tuần tra trên biển, Pháp sẽ thực hiện nhiệm vụ trên không vào tháng 08/2018, với quy mô chưa từng có tại Đông Nam Á mang tên “Pegase”. Theo trang tahiti-infos.com, chiến dịch sẽ quy tụ 3 chiến đấu cơ Rafale, 1 máy bay vận tải quân sự A400M, một máy bay A310 và một máy bay tiếp liệu, bay từ Úc đến Ấn Độ. Đội bay sẽ dừng ở nhiều chặng khác nhau tại các nước đối tác, nhằm “góp phần tăng cường hiện diện của Pháp tại khu vực mang lợi ích chiến lược này”.

Vậy chiến lược ngoại giao quân sự của Pháp tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương là gì? Việt Nam muốn giữ quan hệ như thế nào trong chiến lược của Pháp?

RFI tiếng Việt đã đặt một số câu hỏi với đại tá Jean-Claude Allard, giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS), chuyên gia về chính sách quốc phòng và an ninh, quản lý khủng hoảng, hàng không quân sự…

RFI: Thưa đại tá Allard, đầu tháng 06/2018, đội tầu Jeanne d’Arc đã đi vào khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Liệu hoạt động này có nhằm mục đích nào khác ngoài việc Pháp muốn bảo vệ quyền tự do hàng hải?

Đại tá Jean-Claude Allard: Đội tầu Jeanne d’Arc có nhiệm vụ đào tạo hạ sĩ quan và họ được điều đến khắp nơi trên thế giới, hoặc đến một số điểm địa-chính trị và ngoại giao cần chú trọng.

Tại Đông Nam Á, chúng ta thấy rõ là có nhiều chuyện đang xảy ra, ví dụ như Hải Quân Trung Cộng đang trổi dậy mạnh mẽ, đó là ý thứ nhất. Điểm thứ hai là phải nhấn mạnh đến trục hàng hải vô cùng quan trọng đối với giao thương quốc tế. Pháp có xu hướng bảo vệ con đường hàng hải này, vì dù sao Pháp cũng là cường quốc kinh tế thứ 5 trên thế giới.

Ngoài ra, việc thiết lập ngoại giao với các nước láng giềng trên trục đường đó cho phép giữ cân bằng quan hệ với các nước khác nhau.

RFI:Với nhiều sự kiện quan trọng từ đầu năm của Pháp tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, liệu có thể nói rằng Pháp ngày càng quan tâm đến khu vực này?

Đại tá J-C Allard: Đúng, nói chung là Pháp quan tâm đến gần hết thế giới vì Pháp có nhiều vùng lãnh hải ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đó là còn chưa kể các vùng đất ở Đại Tây Dương. Do đó, đây là chuyện bình thường.

Lý do thứ hai chính là thương mại quốc tế. Các eo biển ở Đông Nam Á là một trong những tuyến đường thương mại thế giới quan trọng nhất. Rất nhiều tầu thuyền của Pháp đi qua khu vực này. Phải nhắc lại là tập đoàn thương mại lớn thứ hai trên thế giới là tập đoàn CMA CGM của Pháp. Vì vậy, nước Pháp và Hải Quân Pháp phải hiện diện ở bất kỳ nơi nào mà tầu thuyền dân sự, cũng như quân sự của Pháp đi qua.

RFI: Pháp bán tầu ngầm cho Úc, chiến đấu cơ Rafale cho Ấn Độ. Ngoài lợi ích kinh tế, Paris còn nhắm đến chiến lược gì?

Đại tá J-C Allard: Đúng là phải kể đến lợi ích tài chính rất lớn được ký kết. Trong nhiệm kỳ tổng thống trước (François Hollande), Pháp đã có được thị phần tương xứng trong lĩnh vực thương mại vũ khí. Đây là điều quan trọng vì tạo nguồn thu ngoại tệ và giúp các ngành công nghiệp Pháp hoạt động.

Cần phải nói rõ ở đây là tại Pháp, ngành công nghiệp vũ khí là một trong những ngành công nghiệp cuối cùng không thể sản xuất ngoài lãnh thổ vì đó là ngành công nghiệp cho phép bảo vệ chủ quyền quốc gia. Có nghĩa là chúng tôi sản xuất vũ khí để tự trang bị cho quân đội và nếu có thể, chúng tôi cũng xuất khẩu. Tiếp theo, cần phải xem nước Pháp xuất khẩu cho ai ? Chúng tôi xuất khẩu sang các nước đồng minh hoặc các nước mà chúng tôi cho rằng sẽ không phải là kẻ thù tương lai, như Ấn Độ nằm trong trường hợp này, còn Úc là một nước đồng minh.

Về trường hợp của Việt Nam, tôi nghĩ rằng Việt Nam đang cố gắng phát triển quan hệ ngoại giao và tiếp tục cải thiện các mối quan hệ của họ. Nếu Việt Nam cần trang thiết bị quân sự và hướng về phía Pháp, dĩ nhiên là Pháp sẽ mở cửa thị trường của mình. Điều này không bị loại trừ. Không có chiến tranh ở Việt Nam, nên không có lý do nào để Pháp từ chối, nếu Việt Nam cần vũ khí để phòng vệ và muốn mua vũ khí của Pháp.

RFI: Với sự kiện tầu sân bay trực thăng Dixmude của Pháp ghé cảng Phú Mỹ và khinh hạm tàng hình thăm cảng Sài Gòn vào đầu tháng Sáu, ngoài ra còn phải kể đến Đối Thoại Quốc Phòng, Pháp và Việt Nam thu được lợi ích gì? Và Việt Nam có vai trò như thế nào trong chiến lược ngoại giao quân sự của Pháp tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương?

Đại tá J-C Allard: Về phía Pháp, lợi ích mà Pháp muốn hướng đến là càng có quan hệ với nhiều nước trên thế giới thì càng tốt. Đó phải là những mối quan hệ có chất lượng bằng cách thiết lập đối thoại. Pháp muốn trao đổi với các nước quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương, như Việt Nam chẳng hạn, để tìm ra được giải pháp cho các vấn đề, như vấn đề an ninh, rộng hơn nữa là phát triển lĩnh vực thương mại và tạo dựng sự phồn thịnh song phương. Đó là bước đầu, bên phía Pháp.

Nhìn từ phía Việt Nam, cá nhân tôi không nắm rõ về ý muốn xích gần Pháp và đối thoại với nước Pháp của Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ rằng thường thì các nước muốn đối thoại với một cường quốc thứ ba, vì điều này giúp họ thoát khỏi một cường quốc khác. Việt Nam có một cường quốc trong vùng ngay sát sườn là Trung Cộng. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp có thể giúp Hà Nội cân bằng mối quan hệ với Trung Cộng.

Với tôi, trường hợp như thế này từng tồn tại trong những năm 1960 khi người ta nhắc đến Phong trào không liên kết: không liên kết với Liên Xô, không liên minh với Hoa Kỳ. Hiện nay, chúng ta có hai cường quốc nổi bật là Trung Cộng và Mỹ. Với tôi, một số nước, có thể trong đó có Việt Nam, tìm cách đi theo con đường thứ ba. Và con đường thứ ba này được Sukarno (Indonesia), Sihanouk (Cam Bốt), từng đi theo.

Theo RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt