Vì sao Mỹ rút ra khỏi Hiệp Định Khí Hậu Paris?
Lời người post: Ngày 10 tháng 12, 2002 báo Forbes đưa tin Liên Hiệp Quốc cho biết Mỹ là nước đã cắt giảm nhiều khí carbon đến mức không cần Hiệp Định Khí Hậu Paris. Đó là lý do tại sao chính phủ Mỹ dưới thời TT Trump rút ra khỏi Hiệp Định Khí Hậu Paris.
Khi Mỹ tham gia vào hiệp định này thì Mỹ là nước phải bỏ chi phí lớn nhất trong khi Mỹ đã hạ khí carbon làm ô nhiễm không khí đến mức tối thiểu tại nước họ. Sự rút ra khỏi Hội Nghị Khí Hậu Paris Làm cho các quốc gia trên thế giới thải carbon một cách bừa bãi như Trung Cộng là một không còn lợi dụng được nữa nên tuyên truyền “thù hận” chống Mỹ!
Nhật muốn xây dựng ‘mối quan hệ đặc biệt’ với Việt Nam
Cơ quan đại diện ngoại giao Nhật Bản vừa mới tổ chức tại Hà Nội lễ kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản. Tại buổi lễ Tokyo bảy tỏ mong muốn “xây dựng được mối quan hệ đặc biệt” với Việt Nam.
Đại sứ quán Nhật Bản cho biết, do diễn biến của virus Vũ Hán, lễ kỷ niệm ngày thành lập Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại nước ngoài chỉ được tổ chức duy nhất tại Việt Nam. [Đọc tiếp]
Từ kinh nghiệm của nước Úc, châu Âu đừng ngây thơ nếu làm ăn với Trung Cộng
Từ khi Úc yêu cầu mở điều tra độc lập về nguồn gốc virus corona, Trung Cộng đã liên tiếp ra các trừng phạt kinh tế đối với Canberra bằng đánh thuế cao lên hàng loạt các sản phẩm xuất khẩu của Úc. Theo nhà kinh tế học Yves Parez, cuộc khủng hoảng thương mại này cảnh báo về mối nguy hiểm khi công nghiệp Liên Âu (EU) lệ thuộc vào Trung Cộng.
Ấn-Nhật phản đối nỗ lực thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông
Ngay sau thượng đỉnh Ấn Độ-Việt Nam, trong đó hồ sơ Biển Đông đã được thủ tướng hai nước thảo luận, bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ vào hôm qua, 22/12/2020 đã có cuộc điện đàm với đồng nhiệm Nhật Bản để trao đổi quan điểm về tình hình khu vực, bao gồm cả biển Hoa Đông lẫn Biển Đông.
Một thông cáo chính thức do bộ Quốc Phòng Nhật công bố cho biết là cả hai bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Rajnath Singh và Nhật Bản Nobuo Kishi đều “đồng ý gửi đi một thông điệp rõ ràng (nhằm) phản đối mạnh mẽ mọi nỗ lực đơn phương muốn thay đổi hiện trạng bằng cách cưỡng chế hoặc bất kỳ hoạt động nào làm căng thẳng leo thang”. [Đọc tiếp]
Tin nóng: Có thể nhận được 2000 đô thay vì cứu trợ đại dịch 600 usd
BREAKING: Cách đây ít phút, Tổng thống Trump vừa tuyên bố sẽ không ký phê chuẩn dự luật cứu trợ trị giá 900 tỷ USD và dài 5893 trang giấy mà Quốc Hội lưỡng viện mới thông qua, ông gọi đó “thực sự là một nỗi nhục”.
Một số lập luận ông Trump đưa ra như sau:
– Quốc hội phải lập tức sửa đổi các điều khoản trong gói cứu trợ và dẹp bỏ những khoản tiền gây lãng phí.
– Thay vì phát 600 USD cho mỗi người dân Mỹ, ông Trump yêu cầu Quốc Hội phải phát 2000 USD/người (tức là phải tăng thêm 1400 USD mỗi người).
– Phải nâng số tiền cứu trợ PPP – Paycheck Protection Program (chương tình bảo vệ tiền lương) cho các doanh nghiệp nhỏ lên nhiều hơn nữa, con số hiện tại trong dự luật là quá ít. [Đọc tiếp]
Zoom gửi dữ liệu về Trung Cộng!
CEO của Zoom Video/Audio Software Company là Eric Yuan học Trung Học và Đại Học tại Trung Cộng, đến Silicon Valey San Jose, California vào năm 1997. Không thể loại bỏ Yuan là đảng viên đảng Cộng Sản trong danh sách 1.95 gián điệp của Tàu Cộng đưa ra nước ngoài vừa bị tiết lộ tuần qua.
Hiện nay, rất nhiều khách hàng riêng và công ty dùng Zoom này để họp bàn nội bộ. Hãy đọc những tin dưới đây để từ bỏ từ Zoom qua một hệ thống video/audio trực tuyến khác an toàn hơn. [Đọc tiếp]
Món quà đêm Noel trong đại dịch virus Vũ Hán
Mùa Giáng Sinh năm nay thật đặc biệt, như chưa từng có trong lịch sử mùa Giáng Sinh. Thông thường đây là mùa của yêu thương, của đoàn tụ. Con cái, cháu chắt đi làm ở phương xa sẽ tìm cách về thăm bố mẹ, ông bà, để tận hưởng những giây phút tuyệt vời ấm áp bên người thân. Không cần biết thuộc về tôn giáo nào, ai cũng được nghỉ ngơi và nghỉ học đến nhiều ngày.
Thế nhưng hiện tại nghỉ để làm gì nhỉ? Đi du lịch thì không được rồi, ra khỏi nhà cũng bị hạn chế. Muốn tiêu tiền cũng không có chỗ để tiêu, nhà hàng đóng cửa, ca vũ nhạc không chỗ để xem. Gia đình đoàn tụ không quá năm người, rồi người lớn tuổi không được tiếp cận ôm ấp lũ trẻ đáng yêu. [Đọc tiếp]
Một CEO tham dự cuộc họp Tòa Bạch Ốc: TT Trump ‘bị phản bội từ bên trong’
Ông CEO Overstock Byrne có mặt trong buổi họp tại Phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc tối thứ Sáu 18/12/2020. Tại đó, ông đã chứng kiến những người dưới quyền ông Trump phản bội và ông Byrne rất đau lòng cho ông Trump. Vâng ông Byrne đau lòng là đúng. Trong giờ phút này, những thành phần phần phản bội Trump là vô liêm sĩ có thể phát xuất từ những lý do: thứ nhất là nhát gan như chuộc cống, thứ hai là đã nhận tiền của thế lực ngầm phía Joe Biden, thứ ba là để Biden có lên làm TT cho chút cơm thừa… Nói tóm lại là loại hèn nhát, phản phúc! Ở hoàn cảnh nào, những thành phần đó chỉ là thành phần đáng khinh bỉ.
Ông Patrick Byrne, cựu Giám đốc điều hành Overstock, người từng lên tiếng về gian lận bầu cử đã có mặt trong cuộc họp hôm thứ Sáu (18/12) tại Tòa Bạch Ốc. Sau đó, ông Byrne đã đăng trên Twitter của mình, nói rằng TT Trump đã “bị phản bội từ bên trong”. [Đọc tiếp]
Việt Nam lên tiếng sau khi bị Mỹ dán mác ‘thao túng tiền tệ’
Lời người post: Làm ăn với Mỹ không “gian dối” như Cộng sản. Cần nghiêm chỉnh mới được lâu dài
Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã ra lệnh cho các bộ ngành hữu quan làm việc với các đối tác Mỹ để “giải quyết những tồn tại, vướng mắc” ngay sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump định danh Việt Nam là quốc gia thao túng tiền tệ.
Bộ Tài chính Mỹ hôm 16/12 đưa Việt Nam, cùng với Thuỵ Sỹ, vào danh sách các nước thao túng tiền tệ sau khi cho rằng quốc gia Đông Nam Á, hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hoa Kỳ, đã can thiệp mạnh vào thị trường tiền tệ nhằm điều chỉnh hiệu quả cán cân thanh toán. [Đọc tiếp]
Ấn Độ và Việt Nam họp thượng đỉnh chính là hợp tác quốc phòng
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tham gia một cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến vào hôm nay 21/12/2020. Hai nước dự kiến ký các thỏa thuận về quốc phòng, năng lượng và phát triển, đẩy mạnh thỏa thuận cung cấp tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam.
Cuộc họp diễn ra vào thời điểm cả hai nước đều phải đối diện với các hành động gây hấn của Trung Cộng trong khu vực. Ấn Độ đang đọ sức quân sự với Trung Cộng ở khu vực Ladakh thuộc biên giới hai bên trên dãy Himalaya, trong khi Việt Nam đã bị Bắc Kinh lấn lướt tại Biển Đông, kể cả trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Theo nhật báo Ấn Độ Hindustan Times, trích dẫn những nguồn thạo tin xin giấu tên, Ấn-Việt sẽ thảo luận về các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu và dự kiến sẽ đưa ra một “tầm nhìn chung” để định hướng cho sự phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện song phương. [Đọc tiếp]
Canada cho Trung Cộng đóng quân ở đảo Salt Spring?
Lời người post: Salt Spring Island là một hòn đảo rất đẹp của Canada, có tin là chính phủ Canada cho quân đội Trung Cộng đến diễn tập và đóng quân ở đó. Không biết mục đích hợp tác như thế nào? Cơ quan CSIS của Mỹ tuyên bố rằng “CSIS (Central od Stratergic and International Stratergy) believes Canada to be a ‘permissive target’ for China’s interference” (CSIS tin rằng Canada là ‘mục tiêu dễ dàng’ cho sự can thiệp của Trung Cộng) – Nhân chứng trên đảo nói có sự thật xẩy ra trong khi Bộ phận Quan hệ Truyền thông của Bộ Phòng lại từ chối.
Câu chuyện bắt đầu từ một video ngắn chưa tối 1 phút, đăng hình một toán mặc đồng phụ rằng ri của quân đội Trung Cộng, đang đi như một hàng lính ở bên đường trên một đường nhựa ở đảo Salt Spring hơn hai năm trước. Mà theo tuyên bố của một người dẫn chương trình phát thanh của Hoa Kỳ rằng Canada đang cho phép quân đội Trung Cộng trú quân và có kế hoạch xâm lược Hoa Kỳ(xem video dưới đây) [Đọc tiếp]
Nhận xét về dự án ” Theo dõi đập Mekong” của Hoa Kỳ
Phần giới thiệu
Vào ngày 13 tháng 12 năm 2020, hãng thông tấn Reuters gởi một bản tin từ Bangkok, Thái Lan loan báo rằng Hoa Kỳ tài trợ cho một dự án sử dụng vệ tinh để theo dõi mực nước hàng tuần của các đập thủy điện trên sông Mekong ở Trung Cộng và phổ biến trên một trang mạng [1]. Lập tức, bản tin đã được giới truyền thông trên thế giới loan tải [2-7]. Riêng ở Việt Nam, mãi đến ngày 16 tháng 12 mới được một tờ báo loan tin [8]. Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Cộng cũng lên tiếng rằng “Trung Cộng hoan nghênh đề nghị xây dựng của các quốc gia ngoài khu vực về việc phát triển và sử dụng nguồn nước sông Lancang-Mekong, nhưng chúng tôi cực lực phản đối những hành động hiểm độc để chia rẽ chúng tôi… Cộng đồng khoa học quốc tế và Ủy hội sông Mekong tin rằng chuỗi đập thủy điện Lancang sẽ giúp duy trì sự ổn định của dòng chảy Mekong và có ích lợi trong nỗ lực ngừa lụt và cứu trợ hạn hán của các quốc gia Mekong.” [9]
Bài viết nầy có mục đích tìm hiểu thêm về dự án đó. [Đọc tiếp]