Mỹ tìm kiếm gì ở vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương?
Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, Hoa Kỳ cùng các đồng minh châu Á lần lượt có cuộc họp quan trọng: Thượng Đỉnh Diễn Đàn An Ninh không chính thức bốn bên – QUAD (Bộ Tứ) ngày 12/03/2021, rồi hai cuộc họp cấp cao 2+2 Quốc Phòng và Ngoại Giao với Nhật Bản và Hàn Quốc. Vậy, Mỹ tìm kiếm gì tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương?
Ấn Độ – Thái Bình Dương chỉ là bọt biển?
Tháng 03/2018, ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị từng tuyên bố rằng khái niệm “Ấn Độ – Thái Bình Dương rồi sẽ tan biến như bọt sóng biển” [ngụ ý cho rằng Ấn Độ-Thái Bình Dương rồi cũng bị Trung Cộng đánh tan như bọt biển]. Nhưng ngày nay, khái niệm này ngày càng hiện hữu trong nhiều phát biểu và chiến lược của nhiều quốc gia. [Đọc tiếp]
Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: Jean Jacques Rousseau (phần 1)
Lời người post: Jean Jacques Rousseau là một nhà triết học thuộc trào lưu khai sáng có ảnh hưởng lớn đối với Cách mạng Pháp 1789, một nhà tâm lý về tiểu thuyết xã hội, và phát triển chủ nghĩa dân tộc. Tác giả Huỳnh Khuê đã nghiên cứu sâu vào những lãnh vực đặc thù của Jean Jacques Rousseau: Bình đẳng, cộng đồng và tính hợp pháp, nhà làm luật và quyền lập pháp, tự do và dân chủ.
Trong phần một này, tác giả nói về thân thế sự nghiệp của Jean Jacques Rousseau và nguồn gốc của bình đẳng.
Về bình đẳng: Rousseau cho rằng cuộc sống cần có khế ước xã hội và từ bỏ các quyền tự nhiên. Vì trạng thái tự nhiên bị tha hóa trở thành một tình trạng hỗn man không còn luật pháp hay đạo đức, nên loài người cần một khế ước giữa người với người để tồn tại. Trong cuộc sống, bên cạnh sự cạnh tranh lẫn nhau, loài người cũng còn phụ thuộc vào nhau để tồn sinh. Theo Rousseau, bằng cách sát cánh bên nhau thông qua một khề ước bình đẳng, con người sẽ giải thoát cả hai áp lực vẫn tồn tại và vẫn tự do trong khế ước xã hội.
Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
Jean Jacques Rousseau (1712-1778)
(Ý nghĩa và nguồn gốc của bình đẳng)
I) Thân Thế và Sự Nghiệp
Rousseau sinh năm 1712 tại Geneva, một thành phố thâm nhập với nền đạo lý nghiêm khắc của John Calvin, người đã ngự trị ở đấy hơn một thế kỷ trước. Gia đình của Rousseau là người Pháp và được đưa đến tị nạn tại Switzerland trong thời gian bách hại của người Huguenots. Ngoài ra, ảnh hưởng của người Calvin thể hiện một ít va chạm đến Rousseau. Người cha là một người có nhiều khuynh hướng khác thường: ông bắt đầu là một thợ sửa đồng hồ nhưng bỏ ngay việc làm ăn không mấy sinh động này để trở thành người dạy khiêu vũ. Ông không làm một nghề nào nghiêm chỉnh, ông bỏ nghề trong một cuộc du lịch ngẫu nhiên nào đó khi tinh thần ông lay chuyển. Mẹ của Rousseau qua đời lúc sinh nở và cha của ông phải nuôi con. Phần giáo dục của người con gồm việc được nghe đọc nhiều hơn cả là những câu chuyện mạo hiểm màu mè thâu canh. Nếu điều này đưa đến việc coi thường đối với vấn đề truyền thống như giờ ngày thường xuyên, nó truyền cảm hứng vô hạn cho trí tưởng tượng. Rousseau không muốn tập tành buôn bán ở Geneva, và lúc mười sáu tuổi ông ra khỏi nhà và thoát khỏi thành phố. Không giống Hobbes và Locke, ông không có một công việc vững vàng cũng không có sự bảo trợ cao quý nào. Cuộc sống của ông là một chuỗi dài lang thang không dứt khắp Châu Âu, và có nhiều lúc ông thấu hiểu cái nghèo và bạc đãi thật sự. Thật vậy, có một thời kỳ ông sa sút đến mức trộm cắp lặt vặt để sống còn, và nhiều thời kỳ khác khi ông sống nhờ một số đàn bà đã sữa soạn đóng vai người mẹ mà ông không bao giờ biết. Rousseau đã lập gia đình, nhưng như một người đàn ông của gia đình, ông được ghi nhận là không trung tín, và sự thiếu trách nhiệm của ông được nhìn thấy hiển nhiên khi ông bỏ đói các con vì không muốn cung cấp cho chúng. Tuy nhiên, đối với tất cả những hoạt cảnh về bản tính chống xã hội này, nhân cách của Rousseau đã tham gia đầy đủ và những cánh cửa vẫn mở ra hết lần này đến lần khác và sự tha thứ đã được ban cho ông. [Đọc tiếp]
Đối thoại Mỹ-Trung tại Alaska: Washington gởi thông điệp cứng rắn đến Bắc Kinh
Đúng chương trình dự định, một cuộc họp được mở ra hôm nay, 18/03/2021, tại thành phố Anchorage, tiểu bang Alaska (Hoa Kỳ), giữa ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan với ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị cùng ủy viên đối ngoại của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Tàu Dương Khiết Trì.
Sửa Đổi Thuốc Chủng Ngừa Để Đối Phó Với Biến Thể Của Virus Vũ Hán
Thuốc chủng ngừa (vaccine) khi được bào chế chỉ dùng thử trong phòng thí nghiệm. Nhưng khi đem chích vào vai người được chủng ngừa thì đây lại là một chuyện khác. Đó chính là hiệu quả cụ thể của thuốc chủng trong thế giới giới thực sự ở ngoài đời. Do đó, hai kết quả đôi khi khác nhau. Từ khi thuốc chủng ngừa virus Vũ Hán (Covid-19) được chấp thuận vào cuối năm 2020, có tới 250 triệu người trên khắp thế giới được chích ngừa, và các viên chức y tế công cộng bắt đầu quan sát xem thuốc chủng có làm tốt việc chống lại bệnh dịch hay không? Sau khi họ làm xét nghiệm tối hậu (ultimate test) về hiệu quả của thuốc chủng.
Tin tức tìm được sẽ có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì con virus SAR-CoV-2 đang bắt đầu có biến dạng ở một số nước, như nước Anh và Nam Phi khiến cho các viên chức y tế công cộng, và các nhà lãnh đạo quốc gia lo ngại không hiểu các loại thuốc chủng ngừa hiện nay có đủ sức chống lại những biến thể của con virus hay không. [Đọc tiếp]
Đông Nam Á trong mắt Trung Cộng: Miến Điện, eo biển Malacca và Biển Đông
Có những góc nhìn cho rằng Trung Cộng là bên thua cuộc trong cuộc đảo chính tại Miến Điện. Lập luận này dựa trên những tuyên bố ngoại giao của Trung Cộng, tuyên bố của những học giả Trung Cộng và những cảm xúc chống đối và nghi kỵ Trung Cộng trong xã hội dân sự Miến Điện và thậm chí trong cả một số lãnh đạo quân đội.
Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ lợi ích địa chính trị, giới quân sự Miến Điện hiện đã bước vào tình thế cần Trung Cộng. Cuộc đảo chính và việc đàn áp đẫm máu người biểu tình hiện nay có thể thay đổi bàn cờ địa chính trị ở châu Á, đem lại lợi thế to lớn cho Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Trung Cộng “cưỡng ép và hung hãn” trong chuyến công du châu Á đầu tiên
Theo tin Reuters, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm 16/3 cảnh báo Trung Cộng không nên dùng cách “cưỡng ép và hung hãn”, trong lúc ông thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên nhằm củng cố các liên minh châu Á khi đối diện với sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh,
Yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông và biển Hoa Đông đã trở thành một vấn đề ưu tiên trong mối quan hệ Trung-Mỹ đang trong tình hình càng ngày càng gay gắt. Đây cũng là mối quan tâm an ninh quan trọng đối với Nhật Bản.
Reuters trích lời ông Blinken: “Nếu cần thiết, chúng ta sẽ đẩy lùi khi Trung Cộng sử dụng biện pháp cưỡng ép và hung hãn để thực hiện ý đồ của họ”. [Đọc tiếp]
Người Nhật không tiếc nuối Trump nhưng băn khoăn về chính sách của Biden
Trên cương vị ngoại trưởng Mỹ, ông Antony Blinken chọn khu vực châu Á – Thái Bình Dương làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên. Hôm nay 16/03/2021, tại Đối thoại 2+2 ở Tokyo, ngoại trưởng Blinken kêu gọi thắt chặt quan hệ Mỹ – Nhật.
Đối thoại 2+2 : Nhật – Mỹ tái khẳng định liên minh và nêu quan ngại về Biển Đông
Bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng của Hoa Kỳ và Nhật Bản có cuộc họp đầu tiên dưới thời tổng thống Joe Biden. Tại Đối thoại 2+2 diễn ra ở Tokyo ngày 16/03/2021, hai nước tái khẳng định quan hệ đồng minh vững chắc để phản đối mọi hành động “cưỡng chế” và “gây bất ổn” trong vùng.
Cập nhật về thuốc chủng ngừa dịch bệnh virus Vũ Hán (Vaccine)
Hỏi: Vaccine là gì? Cơ chế hoạt động (mechanism) như thế nào?
Đáp: Vaccine (phiên âm = vắc xin) (còn gọi là thuốc chủng ngừa hay thuốc chủng) là thuốc giúp cho cơ thể tạo ra sự miễn nhiễm chống lại sự tấn công của vi khuẩn (hoặc siêu vi) từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Vaccine có thể là thuốc nước, hoặc thuốc chích…, thông thường là thuốc chích.
Sự chích ngừa (chủng ngừa) tiếng Anh gọi là vaccination.
Nguyên lý của chích ngừa (mechanism): Khi chích hoặc uống thuốc ngừa vào cơ thể, cơ thể được kích động tạo ra chất đề kháng gọi là kháng thể (antibody) có khả năng miễn nhiễm chống lại sự xâm nhập của loại vi khuẩn đó từ bên ngoài được gọi là kháng nguyên (antigen). [Đọc tiếp]
Cộng Sản Việt Nam cùng 3 nước khác ngăn LHQ lên án đảo chính ở Myanmar
Việt Nam là một trong 4 nước vừa ngăn chặn Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra thông cáo lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar.
Hôm 10/3, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không đạt được đồng thuận để ra tuyên bố lên án vụ đảo chính quân sự, kêu gọi quân đội Myanmar tự chế, đồng thời đe dọa sẽ xem xét “các biện pháp triệt để hơn”.
Các nhà ngoại giao cho biết 4 nước gồm Trung Cộng, Nga, Ấn Độ và Việt Nam vào chiều tối thứ Ba, đề nghị sửa đổi bản thảo tuyên bố do Anh quốc soạn, yêu cầu không đề cập tới đảo chính, và rút lại lời đe dọa sẽ có biện pháp tiếp theo, hãng tin Reuters đưa tin. [Đọc tiếp]
Hải quân Mỹ cam kết tiếp tục đối đầu với Trung Cộng ở khu vực Biển Đông
Hải quân Hoa Kỳ mới đây đã bày tỏ lo ngại về sự lớn mạnh nhanh chóng của các lực lượng quân sự trên biển của Trung Cộng, nhưng đồng thời cũng khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thách thức Trung Cộng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Trang tin Newsweek hôm 9/3 trích tuyên bố của bà Phụ Tá Chỉ huy Thông tin Hải quân Mỹ Courtney Hillson cho biết: “Toàn bộ sự lớn mạnh nhanh chóng của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân cả về mặt quy mô lẫn năng lực là điều đáng lo ngại”. Tuy nhiên, “Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục bay qua, đi qua và hoạt động ở bất cứ đâu luật quốc tế cho phép”. [Đọc tiếp]
Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của nhóm “Bộ tứ kim cương” sắp diễn ra
Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa lãnh đạo cao nhất của Ấn Độ, Mỹ, Australia và Nhật Bản – hay còn được gọi là nhóm “Bộ Tứ Kim Cương”, sẽ diễn ra vào ngày 12/03/2021.
Tin trên là thông cáo được Bộ Ngoại Giao Ấn Độ đưa ra vào ngày 09/03 vừa rồi, và được truyền thông loan tải rộng rãi trên báo chí. Thông cáo nêu rõ: “Các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm, đồng thời trao đổi quan điểm về những lĩnh vực hợp tác thiết thực nhằm duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở và bao trùm”. [Đọc tiếp]
Bước ngoặt lớn của “Liên minh Bộ Tứ Kim Cương’ chống Trung Cộng
Ngày 19/02, chỉ một ngày sau cuộc họp trực tuyến của các Bộ Trưởng Ngoại Giao thuộc 4 nước “Bộ Tứ Kim Cương” ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thì có một kế hoạch về một bộ tứ khác xuyên Đại Tây Dương cũng được định hình để đối phó Trung Cộng.
Ngày 18/2 vừa qua, các ngoại trưởng của “Bộ Tứ Kim Cương” gồm Mỹ, Nhật, Úc và Ấn vừa có cuộc họp trực tuyến. Cuộc họp do Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chủ tọa.
Ngoại trưởng “Bộ tứ kim cương” nhóm họp, tăng cường đối phó Trung Cộng
Theo Reuters, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ họp trực tuyến với những người đồng cấp trong nhóm Bộ Tứ Kim Cương, gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, liên minh nhằm cân bằng với sức mạnh quân sự và kinh tế gia tăng của Trung Cộng