Thư mời dự Hội Thảo Về Biển Đông
Thưa quý vị,
Xin kính mời quý vị tham dự cuộc hội thảo trực tuyến:
Đề tài: 62 Năm: Tiến Trình Trung Cộng Xâm Lăng Biển Đông
Diễn Giả: KS. Lê Thành Nhân, Chủ Tịch HĐCHTƯ Việt Nam Quốc Dân Đảng
Lúc: – 8 giờ tối (giờ Texas) / 9 giờ tối (giờ New York)
– 8 giờ sáng thứ Sáu 16/4/2021 (giờ Việt Nam)
Ngày: Thứ Năm 15 tháng 4 năm 2021 (thứ Sáu 16/4/2021 Việt Nam)
RSVP (ghi danh) https://attendee.gotowebinar.com/register/8783812990932154380
Kính mong quý vị bỏ chút thời giờ quý báu tham dự buổi hội thảo trong vòng thân mật này.
Xin cảm ơn quý vị.
Trân trọng,
Trần Quốc Hưng
Mỹ-Trung Cộng hết đấu khẩu đến điều tàu chiến vào Biển Đông
Không lâu sau những tin tức loan tải đội tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ tiến vào Biển Đông, đội tàu tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh của Trung Cộng cũng rời nơi trú quân băng qua eo biển Miyako của Nhật Bản và tiến hành tập trận gần Đài Loan.
Ngày 6/04 vừa qua, Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) chính thức tuyên bố Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt đang hiện diện trên Biển Đông.
Phó Đô Đốc Doug Verissimo, chỉ huy đội tàu tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt tuyên bố: “Thật tuyệt vời khi trở lại Biển Đông để trấn an các đồng minh và đối tác rằng chúng tôi vẫn cam kết bảo vệ tự do hàng hải” – Theo giới phân tích, cả Mỹ và Trung Cộng đều có tín hiệu muốn gửi đến các nước trong khu vực. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Trung Quốc cho tàu trang bị hỏa tiễn đuổi tàu dân sự Philippines
Hôm qua, 08/04/2021, Trung Cộng đã cho tàu hỏa tiễn hiện đại rượt đuổi một tàu dân sự chở các nhà báo Philippines tại Bãi Cỏ Mây. Ngoại trưởng Mỹ trong cuộc điện đàm cùng ngày với đồng nhiệm Philippines đã tái khẳng định cam kết hiệp ước hỗ tương quân sự giữa đôi bên, trong lúc các chiến hạm Mỹ tập trận trên Biển Đông.
Vì sao TT Biden chọn lựa bà Harris giải quyết khủng hoảng biên giới?
Vấn đề di dân tràn vào biên giới Mỹ-Mexico sau khi TT Biden nhậm chức, tạo thành một sự lúng túng cho chính quyền Joe Biden. Mở của cho tự do đi vào thì được mà đóng cửa và tiếp tục dựng hàng rào biên giới thì như ông Trump trước đây. Tình trạng tiến thối lưỡng nan! Rồi giao nhiệm vụ cho PTT Kamala Harris giải quyết vấn đề biên giới. Dưới đây là bài bình luận trên tạp chí The Hill của ông Nolan Rappaport chuyên viên nhập cư bình luận về vấn đề này. [Đọc tiếp]
Gậy ông đập lưng ông? Trung Quốc dùng kỹ thuật công nghệ của Mỹ để chế vũ khí chống Mỹ
Theo tờ Washington Post đưa tin, các cựu quan chức Mỹ vừa tiết lộ về một hệ thống siêu máy tính, mô phỏng sức nóng và lực cản của các hỏa tiễn siêu thanh tăng tốc trong khí quyển, có thể nhắm vào nhằm vào Hàng Không Mẫu hạm Mỹ hoặc Đài Loan. Siêu máy tính này được đặt trong một cơ sở quân sự bí mật ở Tây Nam Trung Cộng.
Các nhà phân tích cho biết chiếc máy tính này được trang bị những chip điện tử siêu nhỏ do một công ty Trung Cộng có tên là Phytium Technology thiết kế bằng software của Mỹ và được xây dựng tại nhà máy sản xuất chip tối tân nhất thế giới ở Đài Loan. [Đọc tiếp]
Mỹ chỉ có thể cạnh tranh, chứ không thể triệt hạ Trung Cộng
Lời người post: Bài này là ý kiến của học giả Ryan Hass, không phản ảnh quan điểm của Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Một học giả Mỹ về Trung Cộng nhận định: “Hoa Kỳ chỉ có thể ganh đua để giữ ưu thế chứ không thể triệt tiêu được sức mạnh của Trung Cộng và có những chỗ cần hợp tác với Bắc Kinh, trong khi Bắc Kinh đã sẵn sàng đối đầu Mỹ với sự tự tin ngày càng cao”.
Đó là nhận định của ông Ryan Hass, chuyên viên nghiên cứu cao cấp và là chủ tịch chương trình đối ngoại tại Viện Brookings, viện nghiên cứu chiến lược hàng đầu của Mỹ, tại buổi thảo luận “Hướng tới chiến lược tốt hơn đối với Trung Cộng” do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại thủ đô Hoa Kỳ tổ chức hôm 6/4/2021 vừa qua. [Đọc tiếp]
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ra dự luật đối phó Trung Quốc
Các nhà lãnh đạo của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 8/4 giới thiệu một dự luật quan trọng tăng cường khả năng Mỹ đẩy lùi ảnh hưởng tòan cầu đang mở rộng của Trung Cộng bằng cách quảng bá nhân quyền, cung cấp viện trợ an ninh và đầu tư để chống lại thông tin xuyên tạc.
“Luật Cạnh tranh Chiến lược 2021” chỉ thị các sáng kiến ngoại giao và chiến lược phản công Bắc Kinh, phản ánh tinh thần cứng rắn đối phó với Trung Cộng từ cả hai phía Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc Hội Hoa Kỳ.
Dự luật dài 200 trang nêu vấn đề cạnh tranh kinh tế với Trung Cộng, nhưng cũng nêu các giá trị nhân đạo và dân chủ, chẳng hạn như áp đặt những chế tài về việc Bắc Kinh đối xử với người sắc tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và ủng hộ dân chủ tại Hong Kong. [Đọc tiếp]
Mỹ cảnh cáo Trung Cộng về Biển Đông và Đài Loan
Hôm qua, 07/04/2021, Hoa Kỳ đã lên tiếng cảnh cáo Trung Cộng về những hành động ngày càng hung hăng đối với Philippines và Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh đến những nghĩa vụ của Washington đối với các đối tác châu Á.
Theo hãng tin AFP, trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price khẳng định : “Một cuộc tấn công vũ trang chống các lực lượng quân sự, các tàu hay các phi cơ của Philippines tại vùng Thái Bình Dương, kể cả ở Biển Đông, sẽ buộc chúng tôi thi hành các nghĩa vụ chiếu theo hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines”. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Trung Cộng “nắn gân” Biden giống như với Obama
Với việc tập trung hàng trăm tàu tại khu vực Đá Ba Đầu, Trung Cộng có vẻ như muốn trắc nghiệm quyết tâm của tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc thực hiện cam kết là Hoa Kỳ sẽ cùng với các nước đồng minh trong khu vực ngăn chận mọi hành động của Bắc Kinh nhằm lấn chiếm Biển Đông.
Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng dưới thời TT Joe Biden
Lê T Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Cho đến giờ phút này, chính quyền của ông Joe Biden chưa tuyên bố một chính sách rõ ràng đối phó với Trung Cộng. Điều này chẳng có gì lạ, vì các đời TT trước, như TT Trump chẳng hạn, phải gần một năm, đến tháng 12/2017 mới tuyên bố Chiến Lược An Ninh Quốc Gia (CLANQG) và Chiến Lược An Ninh Quốc Phòng của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ 4 năm của ông. Khi CLANQG công bố mới biết cụ thể chính sách 4 năm trong nhiệm kỳ của một Tổng Thống. Hôm nay chưa đầy 100 ngày từ khi ông Biden nhậm chức, còn quá sớm để biết chính xác về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, đặc biệt đối với Trung Cộng trong nhiệm kỳ bốn năm tới.
Tuy vậy, chính sách đối ngoại của một nhiệm kỳ Tổng Thống thường dựa trên những nhận định và ý tưởng của một số nhân vật chủ yếu trong nội các của Tổng Thống. Tìm hiểu những suy nghĩ của những nhân vật chủ yếu đó qua quan điểm lập trường trong những bài viết, những bài thuyết trình của họ trong quá khứ, chúng ta có thể dự đoán chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ nói chung và đối với Trung Cộng nói riêng trong những ngày tới như thế nào? [Đọc tiếp]
Mỹ và Trung Cộng cùng điều tàu chiến vào Biển Đông, Biển Hoa Đông
Tàu chiến Mỹ đi vào Biển Đông và Biển Hoa Đông, trong khi Hàng Không Mẫu hạm (HKMH) Liêu Ninh của Trung Cộng di chuyển qua eo biển Miyako và bắt đầu tập trận gần Đài Loan. Chuyên viên quốc tế cho rằng hai bên đều phát đi các tín hiệu.
Tờ South China Morning Post ngày 5 tháng 4 đưa tin Mỹ và Trung Cộng đều đã điều tàu chiến vào Biển Đông và Biển Hoa Đông, trong tình hình căng thẳng khu vực đang gia tăng vì vụ tàu Trung Cộng xuất hiện tại đá Ba Đầu. [Đọc tiếp]
Nhân khủng hoảng Myanmar nói về Phật giáo chính trị và thái độ với bạo lực
Những ngày này, Myanmar (Miến Điện) trở thành tâm điểm của các bản tin thế giới. Quân đội không chấp nhận đảng phái họ chống lưng thua đậm trong cuộc bầu cử. Họ đảo chính, bắt giam bà Aung San Suu Kyi cùng hàng trăm quan chức khác. Hàng loạt các cuộc biểu tình bùng nổ, nhiều nơi dẫn đầu là các vị sư. Tại Myanmar, sự tham gia của giới sư sãi không đơn thuần chỉ là với tư cách người dân phản kháng.
Mỹ tái khẳng định liên minh với Liên Âu chống Trung Cộng và Nga
Hoa Kỳ hôm 24/03/2021 đã đưa ra một loạt những bảo đảm, cho thấy ý định tái lập liên minh với Liên Hiệp Châu Âu (EU), phối hợp với các đối tác nhằm đối phó với Nga và Trung Cộng.
Hôm qua ông Blinken xác định với các đồng nhiệm NATO, là Hoa Kỳ không buộc các đồng minh phải chọn đứng về phía Washington hay Bắc Kinh. Ông nhìn nhận : “Chúng tôi biết rằng các đồng minh của mình có quan hệ phức tạp với Trung Cộng”. [Đọc tiếp]
Báo cáo nhân quyền của Mỹ: Người dân Việt Nam không thể thay đổi chính phủ bằng bầu cử tự do
Báo cáo nhân quyền của Mỹ mới được công bố cho biết người dân Việt Nam không có tự do để bầu chọn ra chính phủ mà họ mong muốn cũng như bị hạn chế tham gia chính trị, trong số nhiều vấn đề nhân quyền nghiêm trọng khác – từ việc “sát hại phi pháp bởi chính phủ” cho đến thiếu tự do ngôn luận và hội họp
Phúc trình của Bộ Ngoại Giao (BNG) Mỹ được Ngoại trưởng Antony Blinken công bố hôm 30/3 về tình hình nhân quyền của gần 200 nước trên thế giới, là những quốc gia đang nhận viện trợ của Mỹ và là thành viên của Liên Hợp Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ hàng năm báo cáo về tình hình nhân quyền ở các nước này lên Quốc hội Hoa Kỳ theo quy định của Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài 1961 và Đạo luật Thương mại 1974. [Đọc tiếp]
Bắc Kinh không như mong đợi sau cuộc đàm phán ở Alaska
Một chuyên gia về Trung Cộng, ông Yang Wei, cho biết cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên giữa chính phủ Tổng thống (TT) Biden và Bắc Kinh đã kết thúc tại Alaska hôm 19/03, với việc Trung Cộng rời khỏi cuộc đàm phán trong tình trạng lấp lửng về hai vấn đề.
Cuộc đàm phán kéo dài hai ngày ở Anchorage đã kết thúc mà không có một tuyên bố chung nào từ cả hai phía. Phái đoàn Hoa Kỳ, được dẫn đầu bởi Ngoại trưởng Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan, đã nói chuyện với giới truyền thông sau khi kết thúc cuộc họp song phương này.
Ông Blinken nói với các ký giả rằng, “Về kinh tế, thương mại, công nghệ, xin nói với những vị đồng cấp rằng chúng tôi đang xem xét những vấn đề này với sự tham vấn chặt chẽ từ Quốc hội, từ các đồng minh và các đối tác của chúng tôi.” [Đọc tiếp]