Search Results for: Yên Báy Y dài hay i ngắn
Tình Hình Việt Nam Hiện Nay
Toàn văn bài tham luận của đồng chí Trần Tử Thanh trong ngày Lễ Tưởng Niệm Lần Thứ 85 Anh Hùng Liệt Nữ Yên Báy tại Nam California ngày 14-06-2015
Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần,
Kính thưa quý bậc Trưởng Thượng cùng quý quan khách,
Kính thưa quý anh Chị trong giới truyền thông báo chí,
Thưa quý Anh Chị em đảng viên VNQDĐ, [Đọc tiếp]
Phi cơ Mỹ phát hiện vũ khí Trung Quốc đặt trên đảo mới bồi ở Trường Sa
Các bức ảnh mà máy bay do thám Mỹ chụp được trong thời gian gần đây cho thấy rõ là Trung Quốc đã chuyển vũ khí lên một hòn đảo nhân tạo mà họ đang bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa. Vũ khí này đặt trong tầm bắn đối với một hòn đảo do Việt Nam kiểm soát gần đấy.
Theo tiết lộ của một số quan chức cao cấp Mỹ, được nhật báo Wall Street Journal trích dẫn vào ngày 28/05/2015, các phi vụ trinh sát mà Hoa Kỳ mới thực hiện gần các công trình bồi đắp mà Trung Quốc đang thực hiện đã phát hiện được hai cỗ pháo cơ động trên một trong những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Hiệp Sĩ thời đại
Tiếng chim chuyền cành hót líu lo, khiến cho khu vườn yên ắng như bừng tỉnh. Mùi cỏ dại ngai ngái xông lên trong hơi sương ẩm ướt. Dưới gốc cây bưởi trổ hoa chúm chím, đàn gà con đang lích rích bới tìm thức ăn và chơi đùa.
Lúc này chú Thanh ngồi bên cửa sổ, ngắm nhìn những đóa mẫu đơn mới nở ngoài vườn với vẻ thích thú. Chủ nhân tay nâng chén rượu, lim dim đôi mắt mà khẽ ngâm bài thơ “Uống rượu ngắm hoa Mẫu đơn” của Lý Bạch: [Đọc tiếp]
Thời Đại Lăng Loàn
Làng Lợn Lòi vốn là doi đất nằm tách biệt phía ngoài cánh đồng, với dăm chục nóc nhà lớn nhỏ. Lối vào duy nhất là con đường bê tông dài độ gần cây số, nối liền với trục giao thông chính của xã. Người dân ở đây chủ yếu làm nghề nông, nhà cửa hầu như đều lụp xụp tồi tàn. Nơi địa thế cao nhất là giữa làng, tại đây nổi lên ngôi nhà ba tầng khang trang kiên cố của ông Chưởng – vốn là trưởng công an xã. Từ ngoài đường lớn nhìn vào, ngôi nhà nom như một pháo đài lãnh chúa thời trung cổ. Về địa danh của làng thì đã có nhiều người thắc mắc, không hiểu tại sao ngày xưa các cụ lại đặt cho cái tên xấu xí như vậy? Chẳng ai biết xuất xứ tên làng, chỉ thấy trước đây thế nào thì bây giờ cứ thế gọi theo thế. Phía sau vẻ thầm lặng của Làng Lợn Lòi, những đợt sóng ngầm của văn hóa thời đại vẫn nóng hổi tràn qua. Bởi vì con người là sản phẩm của xã hội, nên mới có câu: “thời thế tạo anh hùng”, hoặc “loạn thế xuất anh hùng” vậy. Đại diện cho thời cuộc, bao giờ cũng nổi lên những nhân vật tiên phong ưu tú, mà người ta vẫn thường gọi là Đại nhân vật. Nếu đếm trên đầu ngón tay, Làng Lợn Lòi cũng có khoảng Ngũ đại nhân vật như thế. [Đọc tiếp]
Sự đánh mất của Niềm tin
Niềm tin là một giá trị vô hình, nhưng lại hiện hữu trong con người như một bản năng định sẵn. Tuy vô hình, nhưng niềm tin được tạo nên bằng những hành động và giá trị vật chất hữu hình, nó có vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Do vậy mà niềm tin quan trọng lắm, thiêng liêng và đáng kính nữa. Vì rằng nó được tạo ra bằng lòng chân thành và những nỗ lực tốt đẹp không mệt mỏi. Niềm tin được chứng thực và thử thách qua thời gian, vì thời gian là công lý vĩnh hằng nhất. Niềm tin không thể được đánh mất, mà ngày càng phải nỗ lực vun đắp không ngừng. Một khi niềm tin đã bị đánh mất thì không bao giờ có thể lấy lại được, mất niềm tin là mất tất cả. [Đọc tiếp]
Biển Đông : Hải quân Trung Quốc đuổi phi cơ tuần tra Mỹ
Theo tin từ đài truyền hình CNN, hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu phi cơ tuần tra của Mỹ rời khỏi khu vực bên trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng ở quần đảo Trường Sa, Biển Đông.
Đài truyền hình CNN cho biết là hôm qua, 20/05/2015, các phóng viên của đài này lần đầu tiên đã được phép tham gia một bay tuần tra trên vùng Biển Đông, trên chiếc P8-A Poseidon, máy bay giám sát tối tân nhất của quân đội Mỹ. Họ đã trực tiếp chứng kiến vụ hải quân Trung Quốc ra lệnh cho máy bay tuần tra Mỹ.
Khó thể nói Việt Nam cần TPP
Sau khi các nghị sĩ dân biểu Mỹ cũng như nhiều Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội đồng loạt lên tiếng việc côn đồ gây thương tích trầm trọng cho anh Nguyễn Chí Tuyến, công an Hà Nội bị buôc phải vào cuộc điều tra nhưng những vụ tấn công khác vẫn diễn ra liên tiếp trong hai ngày 18 và 19 tháng 5 khiến dư luận ngỡ ngàng không biết các cơ quan an ninh có còn xem luật pháp là điều phải tuân thủ hay không. [Đọc tiếp]
Vì sao dân Trung Quốc bị cả thế giới xua đuổi ?
Đời sống kinh tế dư giả khiến một lượng lớn người dân Trung Quốc đi du lịch ra nước ngoài. Song, lối cư xử bị coi là thiếu văn minh, văn hóa và đầy bạo lực của du khách Trung Quốc lại đang bị nhiều nước lên án.
Tân Hoa Xã dẫn số liệu từ Tổng cục Du lịch Trung Quốc (CNTA) cho biết tính đến tháng 11/2014, khoảng 100 triệu du khách Trung Quốc đã đi ra nước ngoài trong năm. Trong đó, khoảng 85,4 triệu du khách Trung Quốc đến các nước châu Á, phần còn lại đi du lịch tới Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi. [Đọc tiếp]
Thánh “Lú” và hội nghị TƯ 11 của đảng CSVN
Thật ra những hội nghị Trung Ương của đảng CSVN chẳng ai quan tâm lắm, vì họ nói một đường làm một nẽo, nói theo kiểu có lợi cho Đảng cộng sản, đâu có ai quan tâm đến người dân. Biết lúc này CSVN không thoát khỏi vòng “kim cô” của Tàu Cộng. Nguyễn Phú Trọng vừa rồi qua Trung Cộng ký hợp tác con đường tơ lụa trên Biển dùng cảng Hải Phòng làm điểm xuất phát và dùng Hoàngsa Trường Sa làm trục lộ chính là xem như bán đứng Hoàng – Trường Sa một lần nữa…Tuy vậy, vẫn để tai xem thử HNTƯ 11 kết thúc ngày 7/05 vừa rồi nói gì ? Trong đó có sắp xếp nhân sự đại hội XII tới ra sao? Hiện nay ba tên vào chức Tổng Bí Thư đảng CSVN trong Đại Hội XII đầu năm 2016 tới là Nguyễn Tấn Dũng đương kim thủ tướng VC, Phùng Quang Thanh Bộ Trưởng Quốc Phòng VC, và Phạm Quang Nghị Bí Thư Thành Ủy Hà Nội VC. Tin đồn Dũng do Mỹ ủng hộ, Thanh còn bài của Trung Cộng và Nghị con bài Nguyễn Phú Trọng đưa lên, đứng sau có ống đu đủ của Trung Cộng. Dũng thấy thế Mỹ ở xa nên vừa rồi VC làm lễ “ăn mùng” 30/04, Dũng muốn lấy lòng Tàu Cộng đọc bài diễn văn chửi “đế quốc Mỹ” thậm tệ….dù con gái rượu Ba Dũng bây giờ là công dân Mỹ. Nhiều người cho rằng hắn chửi con gái rượi của hắn. Bài dưới đây mang tính trào phúng…của HNTƯ 11 của VC vừa chấm dứt: [Đọc tiếp]
Biển Đông: Hải quân Nhật Bản chia xẻ gánh nặng với Mỹ để đối phó với Trung Quốc ?
Biển Đông dậy sóng…và Biển Hoa Đông cũng không yên tĩnh. Trước một Trung Quốc hung hăng, nước Nhật dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng “diều hâu” Shinzo Abe không khoanh tay ngồi yên. Không chỉ sửa đổi Hiến pháp chủ hòa, tăng cường sức mạnh quân đội – đặc biệt là Hải quân để sẵn sàng cho những trận hải chiến – ông Abe đã đi thăm hầu hết các nước láng giềng châu Á và gần đây là chuyến viếng thăm đồng minh lớn Hoa Kỳ. Tokyo đã sẵn lòng chia xẻ gánh nặng “xoay trục” sang châu Á của Washington… [Đọc tiếp]
Nhận diện đao phủ bức tử Việt-Nam
“Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ.”- Albert Camus.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở VN
Hiện vẫn còn một nước tên là Việt Nam nhưng cái tên chưa đủ để minh chứng rằng nước chưa mất. Việt Nam bây giờ cũng như một cây cổ thụ ngàn năm đang bị lưỡi cưa máy đốn hạ, lá trên cây dù chưa rụng hết nhưng dưới gốc thì thân gỗ đã bị xẻ làm muôn mảnh đem bán để ghép thành những cái tràng kỷ làm chỗ ngồi cho những nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Đám người này đã sốt sắng dâng lên đám thủ lĩnh Trung Quốc bữa đại tiệc với món chính là máu thịt của đất nước Việt Nam. [Đọc tiếp]
CHIẾC ÁO BÀ BA IN HÌNH CHỮ HỶ
Mới đầu nghe ba em gọi, tôi tưởng tên em là Muỗi. Tôi ghẹo em: “Muỗi này!Đừng chích anh, đau lắm”. Em trề môi, vẻ không bằng lòng: “Tên em là Muội. Muội là em. Em là Muội”. À ra thế!
Ba Muội, chú Phu, người Quảng Đông. Phu là phú, phú là giàu. Tên chú giàu nhưng chú không giàu. Chú chỉ có chiếc xe hủ tiếu, bán điểm tâm dưới hai tàng me đại thụ, trên vỉa hè, bên hông rạp chớp bóng Định Tường…
Từ Quốc Hận 30 Tháng Tư Tới Sứ Mạng Chân Chính Của Người Việt Tử Tế
Hiện tượng và hiệu ứng “Ngày 30 Tháng Tư” Năm 1975 tới nay, sau 40 năm ròng rã, vẫn bao hàm nhiều ngộ nhận cần sửa sai và định hướng lại.
I) Những Ngộ Nhận Căn Bản Về Hiện tượng “Ngày 30 Tháng Tư”:
Trước hết, ngày 30 Tháng Tư năm 1975 không phải là ngày vui của toàn dân Việt, dù ông Võ Văn Kiệt có nhận định “…ngày 30 tháng 4, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn”; dù trong buổi lễ tiếp thu Sài Gòn, Tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản, đã phát biểu một cách bâng quơ trước mặt Tổng Thống chớp nhoáng Dương Văn Minh: “Trong cuộc chiến đấu lâu dài này không có ai là kẻ thắng, ai là kẻ bại. Toàn quân và toàn dân Việt Nam là người chiến thắng…”; dù cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên gặp bại tướng Nguyễn Hữu Có cũng đã cầm tay mà nói: “Chào mi, ta với mi lúc trước hai đứa hai chiến tuyến nhưng nay ta đã là hai anh em”.[1] [Đọc tiếp]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Viết về một ngày như ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày làm rúng dộng cả giang sơn, ngày làm chấn động và thay đổi toàn diện cuộc sống của từng người Việt Nam. Ngày như Hồng Thủy ập xuống làm thế gian bỗng tự nhiên ra khác thì quả là không dễ dàng. Bởi vì, nó có rất nhiều điều phải viết đến. Người viết đến trong dòng nước mắt. Kẻ tô son trong nụ cười? Người viết đến những nỗi bất hạnh, kẻ mê mãi viết đến như niềm vui? Rồi người viết đến những vệt máu loang, đọng trên đường, vấy lên tường, chảy bên sông? Lại có kẻ viết vì những thân xác người già em bé nằm chết cong queo trên dường chạy loạn? Viết đến những cái xác vô thừa nhận chết bên bờ lau bụi cò? Viết đến nắm xương tàn không tên tuổi trên đồng hoang, trong rừng sâu, nơi góc núi? Hoặc giả, viết đến ngày hoà bình, ngày chấm dứt chiến tranh, ngày đoàn viên? [Đọc tiếp]
Đại Sứ Martin Nói Về Những Ngày Cuối Tại Việt Nam
(Trích từ trang 97, bản dịch tác phẩm Tear Before The Rain (Nước Mắt Trước Cơn Mưa) của Larry Engelmann, Nguyễn Bá Trạc phỏng dịch).
Nếu có một nhân vật biết được ngọn ngành mọi việc mọi trò của những người ở đấy (Sài Gòn, Việt Nam) thì chính là tôi. Nhưng vào giờ phút cuối, có những người khác nữa làm gì, thì chịu, tôi không biết đích xác cho nỗi. Một ông đã gây rối cho tôi như thế lại chính là một bạn tốt, mà đến nay tôi vẫn thích, đó là Erich Von Marbod. Erich đến từ bộ Quốc phòng (Phụ tá thứ trưởng quốc phòng). Ông ta cho không quân Việt Nam bay đi vài chiếc F-5 của họ sang Thái. Việc này trái lệnh tôi. [Đọc tiếp]