Thơ dân gian: Chàng Chệt yêu Nàng Việt
Chệt ơi! cho thiếp hỏi chàng:
Thiếp đâu có đẹp dịu dàng như Nga
Cũng không giàu giống Qatar
Tại sao chàng vẫn cứ sà vào yêu?
Việt ơi! Nàng chớ hỏi nhiều
Tuy em không đẹp yêu kiều, mộng mơ
Nhưng ta yêu nét ngây thơ
Ngây thơ đến mức ngu ngơ của nàng
Bao phen thô bạo sỗ sàng
Thế mà em vẫn nhẹ nhàng bỏ qua
Còn dâng ta cả “song Sa”
Mặc cho con cái lu loa khóc gào!
Thân em ta cũng sờ vào
Đầu, chân, ngực, rốn… chỗ nào cũng thơm
Vân Phong, Phú Quốc, Vân Đồn…
Nàng đều bịt miệng các con, dâng mình
Chệt ơi! Chàng quả có tình
Để em chờ đợi tình hình bớt căng
Em cho chàng chín chín (99) năm
Chàng tha hồ đến ăn nằm với em!
Thích gì chàng cứ dựng lên
Các con khóc mãi cũng quen thôi mà
Mai sau thống nhất một nhà
Con chàng – con thiếp đều là họ Trung!
Cảm ơn nàng nhé Việt cưng
Anh thề suốt kiếp chẳng ngừng yêu em!
Mong trời xe chỉ, kết duyên
Vợ chồng Chệt-Việt đổi tên thành Tàu
Chủ nghĩa Liều-Mạng phản biện chủ nghĩa Mác-Lê
“Tôi” là ai? Chuyển đổi xã hội bắt đầu từ thay đổi cá nhân. Tôi là một cơ thể cần không khí, nước, thực phẩm, nhà ở và an toàn cho gia đình. Tôi cũng muốn nước máy, điện, xe, công việc làm, chăm sóc sức khỏe và những thứ khác. Tôi có tâm trí, tinh thần, trái tim, nhận thức và lương tâm. Tôi sinh ra với thể chất, lớn lên trong môi trường, hình thành mối liên hệ với người khác, phản ứng với thất bại và làm việc hướng tới tương lai – thế giới và kinh nghiệm sống của tôi định hình thái độ và hành vi của tôi. Tôi có đức tính tốt và khuyết điểm, năng khiếu và nhu cầu, khả năng và thất bại. Tôi có thể tốt, tôi có khả năng suy luận và thường muốn sống lương thiện nhưng tôi cũng có khả năng làm việc xấu.
Là con người có nghĩa là tôi giống như tất cả những người khác, nhưng tôi là duy nhất từ kinh nghiệm sống của tôi. Điều làm cho tôi trở nên độc đáo là câu chuyện mà tôi trải nghiệm trong cuộc đời và khả năng chuyển đổi theo ý muốn của chính mình. [Đọc tiếp]
Biển Đông không nằm trong tầm tay Việt Nam mà lọt vào mắt xanh của khối G7
Lời người post: Tin tức cho biết khối G7, ASEAN tuyên bố “có lợi ích chung” trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, điều này chứng tỏ rằng Biển Đông là chủ quyền của Việt Nam nay lọt vào mắt xanh của khối G7 và thêm cả 10 nước ASEAN. Sự thách thức càng ngày càng lớn và càng căng thẳng tại vùng Biển Đông, một vị trí rất quan trọng trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng mở của Mỹ và các cường quốc Âu-Á hưởng ứng. Một bản tin, dù đây là lần đầu tiên G7 đề cập đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương nhưng đó là điều báo trước Biển Đông không nằm trong tầm tay của nước chủ quyền mà trở thành một vấn đề lớn của quốc tế.
Bảy quốc gia công nghiệp phát triển (G7) vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại về những căng thẳng ở Biển Đông và tuyên bố “có chung lợi ích trong việc duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp khai mạc giữa các ngoại trưởng G7 với đồng cấp của họ tại khu vực Đông Nam Á (ASEAN). [Đọc tiếp]
Bắc Kinh đe dọa Quốc hội Mỹ!
Dự luật của Thượng nghị sĩ Schumer khiến Bắc Kinh tức giận.
Trong khi người cao nhất Trung Cộng là Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nói chuyện trực tuyến gần 4 tiếng đồng hồ ngày 15/11 [mặc dù là từ xa] về việc cải thiện quan hệ giữa hai nước, thì một cuộc chiến Mỹ-Trung lại bắt đầu ở quốc hội.
Một bên gồm Ủy Ban Đối Ngoại của Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc (trên danh nghĩa đây là cơ quan lập pháp của Trung Cộng), những cơ quan khác ở Bắc Kinh, và Đại sứ Trung Cộng tại Hoa Kỳ, Tần Cương. Phía bên kia là Lãnh Đạo Đa số Thượng Viện Chuck Schumer (Dân Chủ-New York) và nhiều thành viên trong Quốc hội Hoa Kỳ.
Vấn đề chính là Đạo Luật Cạnh Tranh và Đổi Mới của Hoa Kỳ (USICA) đồ sộ của ông Schumer. Vị Thượng Nghị Sĩ này đã đưa nó ra giống như một cây dùi cui để đánh Trung Cộng trong các cuộc tấn công thương mại, kỹ thuật công nghệ, và an ninh mạng, cùng những lĩnh vực khác. Phía Trung Cộng đã nói rõ rằng nếu dự luật này trở thành luật, Bắc Kinh sẽ trả đũa. [Đọc tiếp]
Tại sao nguy cơ xảy ra chiến tranh cao hơn so với trước đại dịch?
Đại dịch virus Vũ Hán đã khiến cho những hiểu lầm chết người giữa các siêu cường dễ xảy ra hơn – và thế giới đang trở nên nguy hiểm hơn. Đó là những gì chuyên gia địa chính trị François Heisbourg dự báo trong một cuộc phỏng vấn. Chiến lược gia lừng danh này nhìn nước Đức với con mắt phê phán.
Nhà địa chính trị François Heisbourg tỏ ra lo ngại. Trong cuốn sách “Le Retour de la Guerre” (Sự Trở Lại Của Chiến Tranh), triết gia người Pháp viết lý do tại sao nguy cơ xẩy ra chiến tranh trong tương lai gần lại có nhiều khả năng hơn. [Đọc tiếp]
Ông Marc Evans Knapper chính thức là tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam
Ngày 18 tháng 12 năm 2021 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Bob Menendez (Dân Chủ tiểu bang New Jersy), Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện tuyên bố khai mạc phiên điều trần của Ủy ban đầy đủ về việc xem xét đề cử ông Marc Evans Knapper làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Như vậy, Thượng Viện Hoa Kỳ đã chính thức chuẩn nhận ông Marc Evans Knapper là đại sứ tại Hoa Kỳ tại Hà Nội do TT Joe Biden đề cử từ ngày 19/04/2021, điều trần trước Quốc Hội ngày 13/07/2021. Ông Knapper từng là tham vụ chính trị tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội từ năm 2004-2007.
Truyền thông Hoa Kỳ đưa tin, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam có thể nói tiếng Việt, coi nhiệm kỳ của mình ở quốc gia Đông Nam Á là trở về “quê cũ”.
Tại phiên điều trần của Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện diễn ra vào ngày 13/07/2021, ông Knapper đã đề ra kế hoạch phát triển mối quan hệ Việt – Mỹ trên những lĩnh vực ưu tiên: an ninh cùng với thương mại và đầu tư, di sản chiến tranh và các vấn đề nhân đạo, và giao lưu nhân dân quan hệ mọi người. [Đọc tiếp]
“Khoảng trống Biden”: Nhật đứng đầu ngọn sóng bảo vệ Đài Loan
Hậu quả từ cuộc rút lui thảm hại của Hoa Kỳ khỏi Afghanistan tiếp tục ảnh hưởng đến nhận thức của các đồng minh và đối thủ trên toàn thế giới về Hoa Kỳ. Nhật Bản và Trung Cộng là những ví dụ điển hình về việc các quốc gia phản ứng lại trước sự yếu kém của chính phủ Tổng thống Biden, để thúc đẩy những lợi ích của quốc gia mình.
Sự mơ hồ về chiến lược đồng nghĩa với yếu nhược
Việc chính phủ Tổng thống (TT) Biden mô tả chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan, là một trong những “sự mơ hồ chiến lược,” sau khi cam kết bảo vệ quốc đảo này trước sự xâm lược của Trung Cộng, là một ví dụ rõ ràng về sự yếu kém và do dự. Việc rút lại cam kết quốc phòng của TT Joe Biden chỉ làm tăng thêm nghi ngờ của các đồng minh về việc Hoa Kỳ tuân thủ các cam kết an ninh của mình. [Đọc tiếp]
Đến Bao Giờ?
Vận nước thì đã ngã nghiêng
Lòng dân thì cứ ngồi yên thế này
Bao giờ vận nước đổi thay?
Khi mà dân cứ ngủ ngày ngủ đêm
Ngủ như một kẻ say mèm
Ngủ để quên hết niềm đau tháng ngày
Ngủ đợi vận nước đổi thay?
Hay đợi mất nước làm nô lệ “Tàu” ?
Ngủ để dân tộc bể dâu
Ngủ để con cháu về đâu thì về
Ngủ để mất nước mất quê
Ngủ để mất cả tính người Việt Nam!
Ngủ để dân tộc lầm than
Ngủ để mai thức gian nan vẫn còn
Ngủ để khổ cháu khổ con
Ngủ để nước Việt không còn là sao?
Ngủ vậy cho đến khi nào?
Ngủ đợi Tàu Cộng nó vào đúng không?
Ngủ để hưởng những bất công
Ngủ để nước mất diệt vong giống nòi
Ngủ để quên hết kêu đòi
Ngủ để quên tiếng nói này của dân
Ngủ để thành kẻ ngại ngần
Ngủ để dân việt thành nô lệ Tàu?
Thùy Dung
Mỹ sẽ tiếp tục đẩy lùi hành vi gây hấn của Trung Cộng ở Biển Đông
Lời người post: Trong vài ngày qua trang nhà https://vietquoc.org có đưa lên một số bài từ Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) có trụ sở ở Washington DC nói về những hiểm họa khó giải quyết về xâm lăng Trung Cộng trên Biển Đông – đặc biệt là Du Kích Biển giả dạng tàu cá.
Về Biển Đông, nó không còn trong phạm vi các nước có vùng biển tranh chấp mà nó trở nên “quyền lợi cốt lõi” của Hoa Kỳ và các cường quốc Đông-Tây về kinh tế, quân sự và vị trí chiến lược của thế kỷ thứ 21. Hơn ai hết, Hoa Kỳ đã biết đều này và cũng thừa nhận hiểm họa tại Biển Đông do Trung Cộng gây ra…. Cho nên những giới chức cao cấp thuộc hàng bộ trưởng của Hoa Kỳ liên tục đến thăm các nước Đông Nam Á nhằm đẩy mạnh quan hệ đồng minh chống Trung Cộng.
Trong tuần qua Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đến thăm các nước ASEAN trong cùng mục đích. Tại Indonesia, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố: “tiếp tục đẩy lùi hành vi gây hấn của Trung Cộng ở Biển Đông” – hy vọng chính phủ Joe Biden tích cực với lời tuyên bố đó và có những hành động cụ thể để tạo niềm tin cho các nước ASEAN.
Phát biểu trong chuyến thăm Indonesia vào hôm 14/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, các hành động gây hấn của Trung Cộng tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã khiến chính phủ nhiều nước trong khu vực lo ngại.
[Đọc tiếp]
Chuyên gia Mỹ-Úc vạch trần âm mưu: “tàu đánh cá” Trung Cộng gây rối ở Biển Đông
Theo hồ sơ của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), toàn bộ hoạt động của tàu đánh cá do nhà nước Trung cộng tài trợ từ việc đóng tàu, cung cấp nhiên liệu, đến lương tháng và của thuyền trưởng và thuyền viên.
Vén tấm màn Dân Quân Biển của Trung Cộng trên Biển Đông
Ông Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh Bạch Hàng Hải châu Á (AMTI), Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho biết, dân quân biển của Trung Cộng là lực lượng bán vũ trang, thường xuyên hiện diện ở khu vực Biển Đông. Theo hình ảnh vệ tinh thì các tàu này quấy rối và tấn công hoạt động đánh cá hợp pháp của các quốc gia khác trong khu vực Biển Đông. [Đọc tiếp]
Miễn dịch… tránh virus Vũ Hán
Khả năng miễn dịch là cách phòng thủ tốt nhất đối với sự lây lan virus Vũ Hán (Covid-19) dù dưới biến thể nào…. Không phải ai cũng sẽ sống sót sau khi chích ngừa.
Tiến sĩ Chong người Tàu dự đoán rằng sớm hay muộn, cộng đồng rộng lớn sẽ không thể tránh khỏi nhiễm dịch virus Vũ Hán, vì hiện nay số người bị nhiễm dịch không có triệu chứng càng ngày càng gia tăng. Nhưng có những giai đoạn ủ bệnh khác nhau mà không bị phát hiện, vì khả năng xẩy ra ở trên hầu như không thể kiểm soát được và không thể tránh khỏi, nên bây giờ chúng ta bắt buộc phải xây dựng hệ thống miễn dịch của riêng mình trước.
“Khả năng miễn dịch của bạn là cách phòng thủ tốt nhất. (Đối với nhiễm dịch virus Vũ Hán) “
Đừng chỉ dựa vào mặt nạ hoặc rửa tay. dù đây là những biện pháp phòng ngừa tuyệt vời. Nhưng trên hết, mọi người đều phải xây dựng khả năng miễn dịch của mình một cách nhanh chóng: [Đọc tiếp]
Tiết lộ kho vũ khí siêu thanh ở châu Á-Thái Bình Dương
Một số quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang bị cuốn vào cuộc đua vũ khí siêu thanh và năng lượng định hướng toàn cầu. Vậy nước nào đang bắt kịp cuộc tranh đua trên toàn thế giới này?
Thứ quý hơn cả kim cương ở Biển Đông đang cạn kiệt do Trung Cộng chiếm tới 85%
Trung Cộng hiện là nước có hạm đội tàu cá lớn nhất thế giới, trong đó ngành đánh cá của nước này ước tính thu khoảng 60.07 tỷ USD vào 2020. Tàu Trung Cộng hiện đánh cá tổng lượng 85% trên Biển Đông.
Việc đánh cá theo kiểu đám “Tàu Ô” ngày trước, sẽ là nguồn tai họa cho tài nguyên biển như một nghiên cứu từ các nhà khoa học của trường Đại Học British Columbia và Quỹ ADM Capital cảnh cáo: Nếu các nước không có những hành động quyết liệt trong vòng 10 năm tới nhằm đối phó với hành động đánh cá tận diệt và tác động từ biến đổi khí hậu thì nguồn tài nguyên cá ở khu vực Biển Đông đứng trước nguy cơ hủy diệt.
Nghiên cứu cũng cho biết hệ sinh thái biển vốn cũng đang trong tình trạng suy thoái ở vùng biển lân cận Hoa Đông (giữ Nhật và Tàu), tuy vậy vẫn còn cơ hội để phục hồi, nhưng đòi hỏi tức khắc ứng dụng các biện pháp bảo đảm duy trì tài nguyên biển: duy trì cách thức đánh cá có phương pháp bảo vệ cá con, ví như sử dụng các lưới đánh cá với mắt lưới to, hay đối phó với các nguy cơ từ biến đổi khí hậu. [Đọc tiếp]
Biện pháp trừng phạt quân sự của Mỹ đối với Campuchia….
Lời người post: Từ lâu, Thủ Tướng Campuchia Hun Sen tham tiền của Trung Cộng, càng ngày càng mắc vào lưỡi câu của Bắc Kinh đến lúc không vùng vẫy ra được. Gần đây, Hun Sen có những hành động bài Mỹ và ngã về phía Trung Cộng rõ rệt. Thậm chí còn đặt chất nổ phá vở căn cứ hải quân của Mỹ trước đây ở Ream (1) để Trung Cộng xây dựng căn cứ hải quân mới. Trong các hội nghị khối ASEAN, Campuchia luôn ra sức bênh vực cho Bắc Kinh trên lập trường xâm lược Biển Đông. Nói đến căn cứ hải quân Ream, nó không quan trọng như hải cảng Cam Ranh của Việt nam, nhưng đối với vịnh Thái Lan nó là một căn cứ rất quan trọng kiểm soát vịnh Thái Lan.
Có nhiều người cho rằng Ream chỉ nằm trong vịnh Thái Lan không ảnh hưởng đến tình hình Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở mà Mỹ chủ trương và các cường quốc Tây Phương ủng hộ. Nói như vậy là chưa nhìn ra ý đồ của Bắc Kinh. Trung Cộng đang bỏ ra 20 tỉ USD để mở một kênh đào Kra trên đất Thái xuyên từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương nhằm khỏi phải bị “chết cứng” vì eo biển Malacca bị Mỹ làm nút chặn khi chiến tranh nổ ra.
Kinh đào Kra là đường thủy thứ hai thay thế eo biển Malacca, đồng thời là chỗ giải vây cho Trung Cộng khi có chiến sự xẩy ra, kinh đào này đi qua vịnh Thái Lan, cho nên quân cảng Ream đóng một vai trò an ninh hệ trọng trên hải lộ kênh đào Kra này.
Muốn kênh đào này được thực hiện phải có sự đồng ý của chính phủ Thái Lan (vì nó chạy qua lãnh thổ Thái Lan). Hoặc Trung Cộng và Thái Lan phải ký hợp đồng để thực hiện kênh đào này. Đó là lý do chúng ta thấy Trung Cộng tìm mọi cách mua chuộc chính phủ Thái Lan hiện nay. Và cũng là lý do mà những thủ tướng Thái Lan trước đây có lập trường thân Trung Cộng (hoặc gốc Tàu) phải mất chức một cách đặc biệt, cấm trở về Thái Lan như bà Yingluck Shinawatra phải ra đi và anh ruột của bà là Thaksin Shinawatra không được trở về Thái Lan. [Đọc tiếp]