Tự Do Tôn Giáo Bị Đánh Mất Ở Việt Nam

Tự Do Tôn Giáo Đã Đánh Mất tại Việt Nam bài của Micheal Benge do Lê Hoàng Long lượt dịch.

Vài nét về Micheal Benge: sinh năm 1935, năm 1956-59 phục vụ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Tham gia Peace Corp tại Việt Nam 1963-1965 cố vấn cho chương trình giáo dục và canh nông Việt Nam Cộng Hoà. Đầu năm 1965 ông làm việc cho Cơ Quan Phát Triển Thế Giới (Agency International Development-AID) với chức vụ trưởng cố vấn tỉnh Đắc Lắc.

Ông bị CSVN bắt 1/1968 và trải qua bao nhiêu trại tù từ Campuchia, Lào và miền Bắc VN. Benge được trả tù binh về Mỹ năm 1973.

Năm 1979 ông phục vụ trong cơ quan USAID (United State Agency for Internatinal Development) và đã nhiều lần mời điều trần trước Quốc Hội, Bộ Quốc Phòng về tình hình Việt Nam và Đông Nam Á. Ông đã nhận được nhiều huy chương cao qúy nhất của Hoa Kỳ.

Benge là tác giả của nhiều bài viết về tự do dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam và hiện nay hoạt động rất mạnh mẽ trong lãnh vực này.

Đây là một bài viết rất đúng với thực trạng “tự do tôn giáo tại Việt Nam dưới sự cai trị hà khắc của đảng CSVN. Bài này được đăng trên nhiều trang mạng của Hoa Kỳ và chắc chắn tác giả cũng đã email cho các quan chức cao nhất của toà Bạch Ốc. [Đọc tiếp]

Đảng CSVN khui lại vụ án Ôn Như Hầu 1946

Đảng CSVN lại khui lại vụ án Ôn Như Hầu năm 1946, dưới đây bài của ông Nghiêm Văn Thạch tại Paris nói rõ về vụ án Ôn Như Hầu. [Đọc tiếp]

Người Thương Binh VNCH Tự Thiêu

Người thương binh Việt Nam Cộng Hoà, một thời chiến đấu hy sinh một phần thân thể cho tự do dân chủ, rồi mất nước, các anh bị vùi dập trên một tấm thân thương tật lê lết trong cuộc sống cùng cực… hôm nay anh đã tự thiêu, một hành động đáng ngưỡng mộ nói lên sự hy sinh cuối cùng của anh tố cáo chế độ Cộng Sản độc tài. [Đọc tiếp]

Tin Buồn Người Việt Hải Ngoại

Ngày 8-08-2008 một tai nạn xe hơi khủng khiếp đến với cộng đồng người Việt Houston, Texas: Chiếc xe Bus chở giáo dân đi dự đại hội Thánh Mẫu 2008 chạy từ Houston đến Missouri đã bị tai nạn tại thành phố Sherman 14 người chết, 40 người bị thương, trong đó có 7 người bị thương rất trầm trọng. Việt Nam Quốc Dân Đảng Thành Kính Phân Ưu cùng gia đình các người đã nằm xuống, cầu nguyện cho những người bị thương sớm hồi phục. Nguyện Cầu Thiên Chúa ban ơn cho người sống được bình an và những người đã khuất sớm về Thanh Nhan Nước Chúa. [Đọc tiếp]

Khẩu Hiệu Đòi Tự Do Dân Chủ Treo Tại Hà Nội 28-07-2008

HÀNH ĐỘNG DŨNG CẢM CỦA CÁC NHÀ DÂN CHỦ – Nhóm phóng viên chúng tôi có mặt như đã hẹn qua e-mail với một số nhà dân chủ đang hoạt động bí mật tại Hà nội. Địa điểm là ngay chân cầu Vượt Nam Thăng Long – Nội Bài vào đúng 7h30 sáng ngày hôm nay Thứ Hai 28/7/2008. [Đọc tiếp]

Đã Thắp Nên Ngọn Lửa 13 chiến sĩ cách mạng VNQDĐ

Đã thắp lên ngọn lửa từ 13 chiến sỹ cách mạng vị quốc vong thân của Việt Nam Quốc Dân Ðảng – Bài viết từ Việt Nam của Trác Tuân nhân tưởng niệm lần thứ 78 cố đảng trưởng VNQDĐ Nguyễn Thái Học và 12 Liệt Sĩ VNQDĐ lên đoạn đầu đài đền nợ nước tại Yên Bái ngày 17-06-1930 – Trước phút rơi đầu họ đều hô to: Việt Nam Muôn Năm [Đọc tiếp]

Trung quốc khiêu khích Hoa Kỳ

Những vị trí tìm dầu của hảng Exxon Mobille tại Biển Đông

Hôm chủ nhật 20/7/2008, tờ báo South China Morning Post phát hành tại Hồng Kông trong một bài báo nhan đề “Oil giant is warned over Vietnam Deal” do phóng viên Greg Torode viết (1) :

Loan tin rằng trong nhiều tháng qua các giới chức ngoại giao Trung quốc tại Hoa Thịnh Đốn đã tiếp xúc với các viên chức của công ty dầu khí ExxonMobil của Hoa Kỳ yêu cầu rút lại các giao kèo khai thác dầu hỏa tại hai vùng trong Biển đông đã ký với công ty quốc doanh PetroVietnam. Một vùng nằm trên thềm lục địa Việt Nam; vùng kia ở xa hơn về phía nam (xem bản đồ).

Vùng thứ nhất nằm sát bờ biển Quảng Nam và Quảng Ngãi gồm một hình tam giác ép sát bờ biển diện tích 2.166 km2 (2) và một hình chữ nhật chiều cao 153km, chiều ngang 105km, diện tích 16.065 km2 . Tổng cộng diện tích vùng thăm dò này dựa vào bản đồ chừng 18.231km2. Đường biên ngoài cùng của vùng này cách thành phố Đà Nẳng 162 km. [Đọc tiếp]

525 nhà ái quốc VNQDĐ bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ – bài 7

TỪ HÀ NỘI ĐẾN CÔN LÔN GUYANE FRANÇAIS
Trích: Việt Nam Quốc Dân Đảng – Lich Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại tác giả Hoàng Văn Đào.

Tàu Martinière chở đảng viên VNQDĐ từ Hải Phòng đưa thẳng ra côn đảo năm 1931  

Tổng kết các phiên Hội Đồng Đề Hình họp xử công khai về VNQDĐ từ tháng 7 năm 1929 đến tháng Giêng năm 1931 tại các tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Hải Dương và Kiến An đã đưa 37 chiến sĩ VNQDĐ lên máy chém, và ngót 1.000 nam, nữ đảng viên lưu đày đi Côn Đảo và Guy-an (Guyane Francaise). Ngoài ra còn một số hàng trăm người bị giam ở các ngục thất những tỉnh thuộc vùng nước độc miền thượng du Bắc Việt; và còn xử tại Tòa Án thường cũng hàng trăm người. [Đọc tiếp]

525 nhà ái quốc VNQDĐ bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ – bài 6

Nhà lao An Nam ở Guyane – Con đường xương máu

Sách của lão đồng chí VNQDĐ Hoàng văn Đào

Bài này được trích từ sách Từ Yên Bái đến các ngục thất Hỏa-Lò, Côn-Nôn, Guy-An của tác giả Hoàng Văn Đào, do Nhà Xuất Bản Sống Mới (Sài Gòn) ấn hành cuối năm 1957. Cuốn sách này do ông Nguyễn Sinh Duy (Đà Nẵng) cung cấp… sau khi đọc loạt bài “Nhà lao An Nam tại Guyane”. Ông Duy cho biết ngay sau khi NXB Sống Mới phát hành cuốn sách này, chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa Ngô Đình Diệm đã ban lệnh thu hồi cuốn sách. “Là một người yêu sử nên tôi đã tìm mọi cách lùng mua. Cuối cùng tôi cũng sở hữu được cuốn tư liệu lịch sử quí hiếm này” – ông Duy nói.

(Hiện nay Trung Ương VNQDĐ chỉ có những cuốn sách sau đây nói về VNQDĐ: 1- Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống. 2- Từ Yên Bái đến Côn Lôn của cụ Ký Thân Nguyễn Hải Hàm. 3- Việt Nam Quốc Dân Đảng, Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại của cụ Hoàng Văn Đào, chứ chưa thấy cuốn sách Từ Yên Bái Đến Các Ngục Thất Hỏa Lò, Côn Nôn, Guy-An của cụ Hoàng Văn Đào có hình bìa đính kèm. VNQDĐ chân thành cám ơn ông Nguyễn Sinh Duy ở Đà Nẵng còn giữ tài liệu lịch sử qúy giá này) [Đọc tiếp]

525 nhà ái quốc VNQDĐ bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ – bài 5

Nhà lao An Nam ở Guyane-Hương khói giữa rừng Amazon (bài 5)

Hương khói giữa Nhà Lao An Nam – hình dãy chuồng cọp để nhốt tù nhân 

Năm 1931, sau khi khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thất bại, 525 tù nhân Việt Nam bị bắt đày đi Côn Đảo, sau đó bị đày biệt xứ sang Guyane thuộc Pháp và giam tại một trong những nhà lao ở Cayenne, gọi là nhà lao An Nam. Gần 80 năm qua, sự kiện đó dường như ít còn được mấy ai nhắc đến nữa.

Chúng ta chia nhau thắp hương từng chuồng cọp. Chắc đã từng có tù nhân qua đời trong các chuồng cọp này”, tôi nói và mọi người đồng ý ngay. Tôi lấy từ trong balô bó nhang Bắc chia cho các bạn đồng hành. Các chiến sĩ tham gia khởi nghĩa Yên Bái phần lớn là người Bắc nên tôi mang nhang Bắc sang. “Cắm nhang vào các bản lề ở cửa dãy này” [Đọc tiếp]

525 nhà ái quốc VNQDĐ bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ – bài 4

Nhà lao An Nam ở Guyane – Đường vào nhà lao (Phóng viên Danh Đức bài 4)

Tấm ảnh ghi ở bìa rừng dấu hiệu lối đi vào Nha lao An Nam

Năm 1931, sau khi khởi nghĩa Yên Bái (Việt Nam Quốc Dân Đảng) thất bại, 525 tù nhân Việt Nam bị bắt đày đi Côn Đảo, sau đó bị đày biệt xứ sang Guyane thuộc Pháp và giam tại một trong những nhà lao ở Cayenne, gọi là nhà lao An Nam. Gần 80 năm qua, sự kiện đó dường như ít còn được mấy ai nhắc đến nữa!

Bác sĩ Kim và bác sĩ Danh, hai bác sĩ Việt kiều Pháp tại Guyane, là hai người đồng hành quí báu của tôi. Từ cả tháng trước, qua liên lạc thư điện tử, tôi đã hỏi thăm bạn bè ở Guyane về địa danh nhà lao An Nam (Danh Đức) [Đọc tiếp]

525 nhà ái quốc VNQDĐ bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ – bài 3

Sở thư khố tại Cayen: Nơi lưu trử hồ sơ của các nhà yêu nước Việt Nam Quốc Dân Đảng

Trong số 525 tù nhân người Việt bị đưa đi đày sang Guyane năm 1931 sau khởi nghĩa Yên Bái (Việt Nam Quốc Dân Đảng), ngoài những người bỏ mình trong thời gian bị giam giữ, còn có những người trong sổ ghi là được trả tự do, thậm chí có người ghi là được trả về VN như ông Vũ Văn Ninh (nhà báo Danh Đức) [Đọc tiếp]

525 nhà ái quốc VNQDĐ bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ – bài 2

Nhà lao An Nam ở Guyane, con cháu của những người tù biệt xứ (Danh Đức)

Một tấm bảng của các nhà sử học Marchal nước Pháp để lại dấu tích của những người tù là những người quốc gia làm cách mạng chứ không phải tù tội phạm

Năm 1931, sau khi khởi nghĩa Yên Bái (của Việt Nam Quốc Dân Đảng) thất bại, 525 tù nhân Việt Nam bị bắt đày đi Côn Đảo, sau đó bị đày biệt xứ sang Guyane thuộc Pháp và giam tại một trong những nhà lao ở Cayenne, gọi là nhà lao An Nam. Gần 80 năm qua, sự kiện đó dường như ít còn được mấy ai nhắc đến nữa (Danh Đức)

Từ khi lên kế hoạch sang Guyane để đưa tin sự kiện VN phóng vệ tinh Vinasat-1, tôi (nhà báo Danh Đức) cứ ám ảnh làm sao tìm lại được con cháu của những người tù khổ sai đi đày ở đây từ năm 1931, sau khởi nghĩa Yên Bái. Những tưởng mọi chuyện không thể, vì gần 80 năm đã qua… [Đọc tiếp]

525 nhà ái quốc VNQDĐ bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ – bài 1

525 nhà yêu nước Việt Nam Quốc Dân Đảng bỏ mình trên trại tù Guyane, Nam Mỹ – sưu tầm: Lê T. Nhân 

Vùng lãnh thổ French Guiana là một tỉnh của Pháp, trước đây dùng để lưu đày tù nhận biệt xứ của các nước bị thực dân Pháp đô hộ. trong thời kỳ thực dân Pháp. Nơi đây cũng là nơi lưu đày người tù nổi tiếng Papillon

Tại sao lại bỏ mình tại Nam Mỹ, nghe ra hơi vô lý nhưng đây là một sự thật được khai phá khi Cộng Sản Việt Nam mua phi thuyền không gian của hảng Lockheed Martin của Mỹ và nhờ  nước Pháp phóng tại địa điểm phóng phi thuyền của Pháp là Guyane (tiếng Pháp là Guiana) ở Nam Mỹ, những phóng viên Việt Nam có cơ hội đến đó mới khám phá ra 525 nhà ái quốc của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân Pháp đày biệt xứ năm 1931, sau cuộc Tổng khởi Nghĩa Yên Bái ngày 10-02-1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho dân tộc. Họ đã vĩnh viễn ra đi không trở về trên quê hương, họ bị quên lãng trong những người con ưu tú nhất của dân tộc. Những ai còn sống sót thì lập gia đình với người bản xứ và hiện nay có dòng giống Việt đang sống ở Guyane, Nam Mỹ. [Đọc tiếp]

Thơ: Khép Lại Quá Khứ

Khép Lại Quá Khứ thơ của Trần Chiêu Yên, nên đọc bài thơ này thấy thấm thía…. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt