Đầu năm nghe Trung Cộng-Mỹ đánh trống thổi kèn trên Biển Đông

Khu Trục Hạm USS Benfold tiến gần quần đảo Hoàng Sa hôm 24/01,  để tuần tra FONOP

Hôm kia Trung Cộng tuyên bố đã đuổi Khu Trục Hạm USS Benfold của Mỹ ngoài khơi các đảo ở Biển Đông, đồng thời lên án Mỹ có “hành động khiêu khích” trong tình hình căng thẳng gia tăng trên vùng biển tranh chấp:
– Khu Trục Hạm USS Benfold đến tuần tra ở Quần đảo Hoàng Sa hôm thứ Hai (24/01) nơi mà Trung Cộng tuyên bố là thuộc chủ quyền của TC.
– Hải quân Hoa Kỳ cho biết hoạt động của Khu Trục Hạm USS Benfold phù hợp với luật hàng hải quốc tế;
– Nhưng Trung Cộng lên án Hoa Kỳ vi phạm chủ quyền của họ trong khu vực tranh chấp.
– Mỹ đã từ chối chủ quyền của TC, từ thời Tổng Thống Donald Trump đã chính thức chối bỏ gần như tất cả các yêu sách lãnh hãi của Trung Cộng trên Biển Đông.
– Trung Cộng tuyên bố họ đã “xua đuổi” (drove away) một tàu chiến Mỹ và cáo buộc TT Joe Biden có “hành động khiêu khích” sau khi Khu Trục Hạm Benfold đang hoạt động ở Biển Đông.
– Hôm thứ Hai, Khu Trục Hạm Hạm USS Benfold đã đi vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Cộng tuyên bố là lãnh hãi của riêng mình mặc dù điều này không được quốc tế công nhận.
– Bộ chỉ huy quân Trung Cộng miền Nam cho biết Khu Trục Hạm Mỹ tiến vào vùng Hoàng Sa (Trung Cộng tự cho  là chủ quyền của mình) mà không có sự chấp thuận của Trung Cộng, vi phạm chủ quyền của nước này và phá hoại sự ổn định của khu vực.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Nam Quốc Dân Đảng chúc mừng năm mới Nhâm Dần 2022

Việt Nam Quốc Dân Đảng chúc mừng quý chiến hữu thân hữu cùng đồng bào trong và ngoài nước năm mới Nhân Dần 2022 sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý, sống đời tự do hạnh phúc

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Năm Nhâm Dần 2022 nói chuyện cọp


Ngày tết Nhâm Dần Âm lịch nhằm vào ngày 1 tháng 02 năm 2022, tại Việt Nam đó là ngày tết đầu năm. Tại hải ngoại ở Mỹ và các nước châu Âu, nơi nào có người Việt định cư đông đúc cũng có tổ chức lễ hội mừng Xuân năm mới. Mấy năm nay, do đại dịch virus Vũ Hán, tổ chức bị hạn chế không còn tưng bừng như những năm trước đây.  Việc tổ chức cũng nhờ những thế hệ người Việt còn lưu lại tính phong tục Việt Nam. Không biết sau này con cháu chúng ta còn tổ chức như vậy hay không hãy để thời gian trả lời!  

Năm nay là Nhâm Dần tức là  năm con cọp chúng thử bàn về cọp liên hệ dân gian như thế nào mà nó nằm trong 12 con giáp. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoa Kỳ đặt 8,500 binh sĩ trong tình trạng ‘sẵn sàng cao độ’ để hỗ trợ các nước Đông NATO

Tham vụ Báo chí Bộ Quốc phòng (DoD) John Kirby nhấn mạnh với các phóng viên báo chí trong một cuộc họp báo ngày 24/01 rằng “chưa có quyết định điều động” bất kỳ quân nhân nào vào thời điểm này.

Ông Kirby nói: “Chúng ta vẫn cam kết với liên minh (NATO), và chúng ta chắc chắn vẫn cam kết tăng cường khả năng phòng thủ của sườn phía đông NATO đến mức độ mà họ mong muốn sự hỗ trợ thêm đó.” [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tin tức và bình luận thời sự nóng đáng chú ý

Một số tin tức nóng đáng chú ý cho tình hình thế giới liên quan đến tình hình Việt Nam:
1) Trung Cộng đang giở trò “cơ sở pháp lý mới” để thay thế đường”lưỡi bò 9 đoạn”

2) Mỹ viện trợ vũ khí giết người đến Ukraine đêm thứ Sáu 21/01/2022
3) Bộ Ngoại Giao ra lệnh gia đình nhân viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ rời khỏi Ukraine vào thứ Hai 24/01/2022
4) Tổng Thống Joe Biden tuyên bố “hớ hênh” tại cuộc họp báo 19/01/2022 và cải chính

Xin xem tiếp nội dung chi tiết do https://vietquoc.org biên soạn [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Giá trị tẩy chay Olympic 2022 tại Bắc Kinh của Hoa Kỳ.

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Washington quyết định tẩy chay Thế Vận Hội Olympic 2022 tại Bắc Kinh tạo khả năng cô lập Trung Cộng trên trên chính trường quốc tế.
Vào cuối năm ngoái, TT Biden tuyên bố tẩy chay ngoại giao đối với Thế Vận Hội Olympic và Thế Vận Hội Người Khuyết Tật (Paralympic) tổ chức tại tại Bắc Kinh vào đầu tháng 2 năm 2022. Lý do bà Thư Ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki đã nêu rõ vì “Cuộc diệt chủng đang diễn ra của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) và tội ác chống lại loài người ở Tân Cương và các vụ vi phạm nhân quyền khác”. Washington tẩy chay ngoại giao nhưng cho phép vận động viên người Mỹ được tự do tham gia thi đấu với tư cách cá nhân. Phát Ngôn Viên của Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc đã đáp trả một cách giận dữ với lời cáo buộc Hoa Kỳ “chính trị hóa thể thao, gây chia rẽ và kích động sự đối đầu”.

Chắc chắn sự việc này có sự tác hại chính trị nhất định đối với Trung Cộng, nếu không thì tại sao Bắc Kinh lại lồng lộn giận dữ làm gì? Đó là vấn đề và mục đích của bài viết này đề cập tới. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Pháp đổi chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương trước sự hung hăng của Trung Quốc

Hàng Không Mẫu Hạm  Charles-de-Gaulle của Pháp đến vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương

Từ hai năm nay, Pháp từng bước thay đổi chiến lược đối phó với Trung Cộng, một “đối thủ toàn diện” của khối 27 nước và được ngầm nêu trong “Chiến lược hợp tác của Liên Hiệp Châu Âu tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương” công bố hôm 19/04/2021. Paris nhận thấy chủ quyền, lợi ích của Pháp trong vùng biển rộng lớn này bị tham vọng bá quyền của Bắc Kinh đe dọa.

Trước Hạ Viện Pháp ngày 19/02, bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly không vòng vo lên án Trung Cộng “coi thường luật lệ về tự do lưu thông trên biển”, “đầu tư ồ ạt vào vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương”, nơi Pháp có 13 tỉnh, vùng và 1.5 triệu công dân sinh sống. Cụ thể hơn, “cứ bốn năm, Trung Cộng lại xây dựng lực lượng tương đương với Hải Quân Pháp, có nghĩa là mức tăng trưởng theo cấp số nhân. Rõ ràng là sự hiện diện và vũ khí trang bị có thể gây ra mối đe dọa”, theo nhận định của đô đốc Jean Mathieu Rey, chỉ huy vùng Thái Bình Dương của Hải Quân Pháp, trên đài RFI ngày 09/05. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tổng Tư Lệnh quân ly khai Miến Điện nói chuyện với Asian Times

Tỉnh Arakan màu đỏ là một tỉnh của Miến Điện 

Có bao giờ chúng ta lại nghĩ đến một nước Miến Điện láng giềng cách Việt Nam bởi nước Lào chật hẹp, lại phức tạp đến như vậy? Miến Điện ngày nay gọi là Myanmar. một quốc gia nằm bên bờ Ấn Độ Dương với diện tích 676,578 cây số vuông lớn gấp 2 nước Việt Nam (331,699 km2) cộng lại, dân số Miến Điện 53.5 chỉ bằng nửa dân số Việt Nam. Chúng ta nghe nhiều về Miến Điện khi có bà Aung Sang Sui Kyi đoạt giải Nobel Hòa bình, bà từ giả chồng con ở nước Anh đơn thân độc mã trở về tranh đấu cho một nước Miến Điện được tự do dân chủ.
Nhìn thấy bà có tướng sang trọng nhưng số lận đận về già, tình duyên trắc trở nay lại bị bọn thảo khấu quân phiệt Miến Điện bạo ngược tuyên án tù bà đến 100 năm. Năm nay bà đã 74 tuổi, lại thêm 100 năm tù là thì bà phải sống đến 174 năm để bóc lịch cho hết hạn, nếu bà mất ở tuổi đại thọ 100 thì còn 74 năm tù ở âm ty. 

Hôm nay đọc Asia Times mới nhìn ra một góc khuất khác của Miến Điện, qua bài phỏng vấn mới thấy đây một đất nước không phải như mình được biết, ở đó vô cùng phức tạp với các dân tộc thiểu số trong đó có người Arakan. Một tỉnh nằm bên bờ Ấn Độ Dương (xem hình giải màu đỏ là tỉnh Arakan).

Gần đây các nước trong khối ASEAN đang đánh bóng một nhân vật trẻ ở Miến Điện, anh ta là thiếu tướng Twan Mrat Naing, 43 tuổi, Tổng Tư Lệnh tư lệnh quân kháng chiến Arakan có 30,000 quân. Tỉnh này trước đây độc lập (thiết nghĩ nó như vùng cao nguyên của người thượng du Việt Nam xưa kia, sau này thành đất của Hoàng Triều Cương Thổ).

Arakan có biên giới phía Tây giáp bờ biển Vịnh Bengal, Phía Bắc giáp Bangladesh và Ấn Độ, Phía Đông có dãy  núi cao Arakan làm bình phong ngăn với phần còn lại của Miến Điện. Xưa kia, vùng đất này chỉ tiếp cận với biển Ấn Độ và Bangladesh. Năm 1937, Arakan thành một tỉnh của Miến Điện lấy tên Rakhine. Tuy là một tỉnh của Miến Điện nhưng người Arakan vẫn mơ về chủng tộc và lịch sử của họ, cho nên họ thành lập quân đội, hành chánh và thuế khóa….

Dưới đây là phần phỏng vấn của nhà báo Asian Times với thiếu tướng Tổng Tư Lệnh quân Arakan gọi là Arakan Army  (AA): [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đàm phán ngoại trưởng Nga-Mỹ hôm nay tại Genève thất bại nhưng chưa chặt cầu

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (Trái) và ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) đàm phán tại Geneve ngày 21/01/2022

Hôm nay, ngày 21/01 ngoại trưởng Mỹ và Nga là Antony Blinken và Sergei Lavrov có cuộc đàm phán tại Genève trong 90 phút về khủng hoảng ở Ukraine. Nhưng “không giải quyết được bế tắc nào”. Tuy vậy, chưa chặt cầu, cả hai đồng ý tiếp tục đàm phán để cố gắng giải quyết một cuộc khủng hoảng đang lo ngại xung đột chiến tranh.

Sau cuộc hội đàm tại Genève, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow vẫn đang chờ trả lời bằng văn bản về các yêu cầu bảo đảm an ninh của nước Nga. Hai nhà lãnh đạo ngoại giao Nga-Mỹ đều nói rằng họ sẵn sàng đối thoại thêm để hy vọng rằng các mối lo ngại về an ninh chung có thể được giải quyết. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sóng đại dịch biến thể Omicron đang có dấu hiệu giảm.

Biến thể Omicron

Hiện đang có những dấu hiệu cho thấy làn sóng đại dịch Omicron đã bắt đầu giảm, ít nhất là ở một số tiểu bang Hoa Kỳ.

Kể từ khi biến thể Omicron bắt đầu lan truyền và hoành hành khắp nước Mỹ, số ca nhiễm cao gấp ba lần trong thời kỳ đại dịch virus Vũ Hán biến thể Delta lên cao nhất trong hai năm qua. Hằng ngày nghe tin tức TV, hoặc vào internet thấy trên biểu đồ số ca nhiễm bệnh thì ai cũng phải rùng mình kinh hãi, mọi người có cảm tưởng ở nước Mỹ người nào cũng bị nhiễm bệnh hết… Trước đây số ca nhiễm có ngày cao nhất là 25 ngàn, thì nay lên đến 75 ngàn… [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nguyên nhân Nga xâm lăng Ukraine

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nga hù dọa hay đánh Ukraine?

Màu đỏ là quân Nga, xanh là quân Ukraine. Hình tam giác ngược là nhảy dù, hình tròn oval là xe tăng, hình chữ nhật là đơn vị cơ giới pháo binh và bộ binh, hình chữ nhật nghiêng là thủy quân lục chiến, hình thoi là lực lượng đặc biệt.

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Hiện nay nhiều lời đồn cho rằng Nga chỉ phô trương sức mạnh quân sự ở biên giới Ukraine để hù dọa nhằm chiếm lợi thế trên bàn đàm phán. Suy nghĩ như vậy thì coi thường tình báo của Mỹ và các nước châu Âu chẳng biết gì về đường đi nước bước của Nga hay sao? Hãy đọc một đoạn tin trên hãng truyền thông uy tín của Mỹ: “Hiện Nga đang đưa quân qua biên giới Ukraine, đến những vùng ly khai xung quanh hai thành phố Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine, hoặc di chuyển đến sông Dnieper. Một giới chức cao cấp giấu tên tiết lộ là Ngũ Gíác Đài Hoa Kỳ đang nghiên cứu 5 hoặc 6 phương án khác nhau tùy thuộc vào mức độ điều quân Nga tại Ukraine, nếu tình huống xảy ra”.

Nói vậy là từng bước chuyển dịch của quân đội Nga thì Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu đều biết rõ qua hình chụp từ vệ tinh, từ tình báo có mặt ngoài thực địa và từ những phương tiện tình báo tối tân nhất hiện nay. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tổng Thống Biden gặp nhiều thất bại và khó khăn sau 1 năm nhậm chức

TT Hoa Kỳ Joe Biden lo lắng khi điểm tín nhiệm bị hạ thấp sau 1 năm.

Ngày 20 tháng 1 năm 2022 là đúng một năm TT Joe Biden chấp chính. Hãng thông tấn Associated Press (AP), thường ủng hộ Tổng Thống (TT) Joe Biden, đã đăng một bài báo duyệt lại có lời bình đối với những lời hứa mà ông đã không thực hiện trong một năm qua, cho thấy TT Joe Biden đã đánh giá quá cao khả năng của mình đối với những thực tế đầy khó khăn và trở ngại.

Bài phân tích của AP hôm thứ Sáu (14/1) nói rằng ông Biden cho rằng sẽ phá vỡ thế bế tắc trong Quốc Hội Hoa Kỳ để thúc đẩy ngành lập pháp, chấm dứt đại dịch và đưa nền kinh tế nước Mỹ trở lại đúng quỹ đạo. Tuy nhiên, trước những ngày tròn một năm (20/01) ông nhậm chức, một loạt tin xấu tiếp tục ập đến, làm hỏng giấc mơ mà ông cho mình có kinh nghiệm chính trường trong khi tranh cử để nắm ghế tổng thống. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Kỷ niệm 48 năm (1974-2022) trấn thủ Hoàng Sa: Lần đào thoát ở hải chiến Hoàng Sa ngày 19/01/1974)

Sau gần 21 năm xa quê hương, tháng 3 năm 1996 tôi về thăm Mẹ tôi và anh chị em tôi ở Nha trang. Khi trở lại Mỹ, tôi không quên mang theo tập hồi ký lần đào thoát ở Hoàng Sa mà tôi đã viết khi còn nằm ở bệnh viện Đà Nẵng.
Mẹ tôi đã dấu kỹ tập hồi ký này nên đã không bị đốt theo Văn bằng tốt nghiệp Võ Bị Đà Lạt của tôi. Nay Mẹ tôi không còn, nhưng Mẹ vẫn mãi bên tôi như tập hồi ký này mà tôi đã nâng niu như một bảo vật.
Trong không khí của mùa Xuân hôm nay tôi xin gửi đến quý vị những diễn biến của trận hải chiến đầu tiên và cũng là cuối cùng của Hải quân Việt nam Cộng Hòa và Trung cộng tại Hoàng Sa. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Kỷ niệm 48 năm (1974-2022) Hải chiến Hoàng Sa: 2 bên cùng khai hoả, đổ bộ đảo Quang Hòa

Hải quân Việt Nam Cộng Hoà chống quan xâm lược Trung Cộng ở Hoàng Sa 1974

Lịch sử là nơi ghi lại những dòng máu thấm vào đất Mẹ bảo vệ tổ quốc, lịch sử là có thật không thể lừa đảo…hiếp dâm lịch sử là trọng tội đối với dân tộc. Bao nhiêu năm Cộng Sản cai trị Việt Nam, nhục mạ tiền nhân, coi thường hậu thế, đày đọa đương thời. Chỉ có đảng CSVN ngạo mạn ngồi trên đầu tổ quốc Việt Nam. Những nghịch lý đó tồn tại bao lâu nữa? Khi người dân Việt sớm nhận thức sự thật. Dù muộn màng, 43 năm sau hình ảnh những chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa nằm xuống quyết chiến chống quân Trung Cộng xâm lược đã trải đầy trên những trang báo trong nước…
Trong nước, người dân Việt Nam bất chấp sự ngăn cản của đảng CSVN đều ca vang bài ca yêu nước chiến sỹ Hoàng Sa – Ngụy Văn Thà. Bài báo dưới nói lên sự thật đăng trên báo GDVN xuất bản tại Việt Nam: “Địch đông ta ít, VNCH thay đổi kế hoạch tác chiến tái chiếm Hoàng Sa”, Tác giả: Tiến Sĩ Nguyễn Công Trực nguyên Trưởng ban Biên giới CHXHCNVN viết trong dịp 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt