Search Results for: Yên Báy Y dài hay i ngắn

Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo Việt Nam: Lê Hải An chết bí ẩn…

Nguyễn Thị Kim Ngân (trái) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng (phải) trong ngày đưa tang cựu chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 9 năm 2018.

Cái chết của Thứ trưởng Giáo Dục & Đào Tạo (GD&ĐT) Lê Hải An được cho là rơi từ lầu 8 xuống đất, một lần nữa nhắc nhớ dư luận về những cái chết trước đây của các quan chức cao cấp như Nguyễn Bá Thanh, Phạm Quý Ngọ, Trần Đại Quang, Trần Bắc Hà… mà đến bây giờ vẫn được coi là “những cái chết bí ẩn”.

Hôm 17/10/2019, truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Lê Hải An tử vong sau khi ngã từ tầng 8 của tòa nhà ở địa chỉ số 35 đường Đại Cồ Việt (phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Sau đó, thông cáo báo chí phát đi từ Bộ GD&ĐT xác nhận Thứ trưởng Lê Hải An từ trần do tai nạn vào lúc 7h10 sáng 17/10/2019. Theo đúng thủ tục, thi thể ông An đã được cho là đưa đi khám nghiệm tử thi để cơ quan điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết. Rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh cái chết của vị thứ trưởng 48 tuổi này khi mới cách đây 2 tháng, ông đã ký một văn bản kỷ luật hàng loạt công chức do vi phạm quy chế thi cử… [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tự do không phải là cho không mà phải đấu tranh mới có được (freedom is not free)

Lời người post: Những cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông rất kiên cường, dũng cảm, mưu lược có thể nói là trận chiến ví như châu chấu đá voi.  Con voi Cộng Sản Bắc Kinh này hung hăng và ác độc vô cùng, nhưng lúc này nó đang kẹt với thương chiến Trung-Mỹ nên không cựa quậy gì được…chì gầm gừ để hù dọa và dùng những thủ đoạn đê hèn của Cộng Sản để giết người. Như công an chìm giả dạng du đãng “đánh trọng thương” người biểu tình, bắt người biểu tình đẩy từ lầu cao xuống chết, giết chết con gái 15 tuổi cho lõa thể, chặt đầu thả trôi sông, trôi biển…. để hăm dọa người khác sợ hãi….những hành động ác độc thời Trung Cổ này chúng ta còn lạ gì đối với chế độ Cộng Sản.

Bảy triệu rưỡi người chống lại một bộ máy đàn áp khổng lồ từng giết chết hằng trăm triệu dân Tàu Đại Lục nay chúng phải chùn bước trước sức kháng cự vì tự do dân chủ của 7 triệu dân Hồng Kông – thượng đế ban phước lành cho Hồng Kông.

Dân Tàu Đại Lục nhắn người biểu tình Hồng Kông: “Cảm ơn đã đấu tranh cho tự do của chúng tôi”  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Xung đột Mỹ – Trung: tương quan lực lượng quân sự hai bên

Một lính Mỹ nhắm mục tiêu tại bệ phóng hỏa tiễn Stinger trong một cuộc tập trận quân sự ở Hàn Quốc. Washington đã phê duyệt khả năng bán hỏa tiễn Stinger của Raytheon và các thiết bị liên quan trị giá khoảng 223 triệu đô la cho Đài Loan. (Ảnh: Getty Images dẫn qua Nikkei)

Xung đột trên mặt trận quân sự giữa Mỹ và Trung Cộng có một đặc điểm là “đua mà không đánh”, nó xen kẻ, hoà lẫn vào các mặt trận khác như kỹ thuật, ngoại giao, gián điệp, thương mại, và thậm chí cả đầu tư, tài chính. Với 2 khối ngân sách khổng lồ, chúng ta cùng xem Mỹ và Trung Cộng sắp đặt lực lượng quân sự của mình như thế nào. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hồng Kông tái diễn trận Dunkerque

Đoàn người biểu tình tại phi trường Hồng Kong được xe của đồng bào đón rước về nhà

Trận Dunkerque là một cuộc chiến quan trọng giữa quân đồng minh và phát xít Đức tại thành phố Dunkerque, Pháp từ ngày 26 tháng 5 cho đến ngày 4 tháng 6 năm 1940 giữa quân đội Đồng Minh và Đức Quốc xã. Quân đồng minh đã bị quân Đức dồn vào thế chân tường. Trước sức ép tấn công tới tấp của Đức, các lực lượng Đồng Minh đã phải vừa đánh đỡ vừa rút lui ra bãi biển và từ đó đã mở ra cuộc tháo chạy khổng lồ theo đường biển về Anh Quốc. Rất may quân Đức đột ngột ra lệnh thôi không truy sát tàn quân của phe Đồng Minh, hành động này coi như là tha sống. Cuối cùng hơn 330.000 quân sĩ Đồng Minh suýt bị bắt làm tù binh đã may mắn được cứu thoát.

Vào thời điểm đó, trong khi binh lính bị mắc kẹt trên bờ biển Pháp. Đằng trước là biển, đằng sau là quân địch, trong khi họ đang tuyệt vọng và bất lực, thì Vương Quốc Anh đã huy động hàng trăm các tàu thuyền có kích cỡ khác nhau kể cả dân sự và quân sự đến Dunkirk để giải cứu tất cả những người lính bị mắc kẹt và sơ tán hầu hết những người lính này khỏi lục địa châu Âu về Anh quốc. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hành động của Trung Cộng khiến các cường quốc kéo đến biển Đông

Hỏa tiễn DF-21 trong diễn binh tại Bắc Kinh

Sự hung hăng của Trung Cộng ở Biển Đông đang thúc đẩy các cường quốc tăng cường hiện diện quân sự ở vùng biển có tầm chiến lược hết sức quan trọng này.

Các hành vi hung hăng của Trung Cộng (TC) luôn là tâm điểm làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Tuy bị quốc tế lên án mạnh mẽ nhưng Bắc Kinh không có dấu hiệu thay đổi. Trái lại, TC ngày càng quân sự hóa Biển Đông quyết liệt hơn.

Từ ngày 29-6 đến 2-7, TC ngang nhiên tiến hành cuộc tập trận quân sự tại một khu vực rộng lớn nằm cách quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) khoảng 50 hải lý về phía bắc. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ-Trung: Trận đấu thế kỷ

Hình minh họa

Donald Trump và Tập Cận Bình đã lợi dụng Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 tại Nhật Bản để nối lại cuộc đối thoại sau nhiều tháng chiến tranh thương mại giữa hai bên bế tắc. Đối với tuần báo Pháp Courrier International, cuộc thương chiến Mỹ-Trung là một “Trận đấu thế kỷ”, tựa lớn trang bìa, đang de dọa kinh tế thế giới. Bên dưới hàng tựa là một bức biếm họa vẽ hai con gà chọi với đầu có hình dạng của hai ông Trump và Tập đang gờm nhau.

Theo nhận định của Courrier International, hậu quả của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã rõ: “Ngay cả khi căng thẳng giảm xuống, tiến trình tách rời khỏi nhau của hai nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới đã khởi động, và trong tình hình mới đó, một điều không thể tưởng tượng được trước đây, các nước khác có nguy cơ bị buộc phải chọn phe của mình”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoa Kỳ huy động tổng lực quân sự và kinh tế chống Tàu Cộng

Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại thượng đỉnh G20, Osaka, Nhật Bản. Ảnh 29/06/2019.

phỏng vấn ông Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình châu Á, Viện Montaigne, Paris về việc Mỹ dốc toàn lực chống Trung Cộng tại Biển Đông:

Lần đầu tiên, kể từ năm 2011, một bộ trưởng Quốc Phòng Tàu Cộng đích thân đến dự Diễn đàn An ninh Shangri-La tại Singapore, diễn ra từ ngày 31/05 – 02/06/2019. Sự kiện này cho thấy Bắc Kinh đang “điều chỉnh lại” chiến lược đối ngoại quân sự và an ninh vào đúng thời điểm Mỹ tiếp tục điều chỉnh chiến lược tại Ấn Độ-Thái Bình Dương.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

“Vành đai Con đường” sẽ thất bại bởi sự vô đạo của Tàu Cộng

Đường màu đỏ là con đường tơ lụa trên bộ (đường này có từ thời xa xưa nhưng ngắn hơn, nay phát triển thêm) – Đường màu xanh con đường tơ lụa trên biển, mới có trong kế sách BRI của Tập Cận Bình

Chuyên gia Peter Skurkiss với nhiều bài viết trên American Thinker đã đưa ra dự đoán về sự thất bại của dự án “Vành đai Con đường (BRI)” của Trung Cộng từ những yếu điểm nội tại của quốc gia tham vọng này. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

July 4 và Người Mỹ Gốc Việt

July 4 là Ngày lễ Độc Lập của Mỹ. July 4 năm nay 2019 là July 4 thứ 44 đối với người Mỹ Gốc Việt.

Về nền độc lập của Mỹ, có vài sự kiện và ngày tháng đáng ghi nhớ. Ngày 6 tháng 7 năm 1776: thành lập Ủy ban soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập đứng đầu là Thomas Jefferson, và thành viên là John Adams, Ben Benjamin Franklin, Philip Livingston và Roger Sherman.
Ngày 6/7/1776: báo Pennsylvania Evening Post là tờ báo đầu tiên đăng bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Ngày 8/7/1776: công bố đầu tiên bản tuyên ngôn trước công chúng tại Independence Square của Philadelphia với hồi chuông lịch sử của Independence Hall lúc bấy giờ gọi là “Province Bell” sau này đổi tên là Liberty Bell. Ngày 4/7/1776 là ngày Bản Tuyên Ngôn Độc Lập bắt đầu ký. Ngày 8/7/1776 ký xong. Ngày 4 tháng 7 năm 1776 được chấp nhận là ngày kỷ niệm chính thức của nền độc lập Hoa Kỳ khỏi nước Anh. 4/7/1777: Lễ Independence Day được cử hành lần đầu tiên. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Phân tích kết quả đàm phán Trung – Mỹ bên lề Thượng đỉnh G20

TT Trump và CT Tập gặp nhau ở G20 Osaka, Nhật Bản

Tập Cận Bình và Donald Trump tuyên bố là rất quý mến nhau. Nhưng sau một năm sóng gió dâng cao giữa Mỹ và Trung Cộng, khó ai có thể tin vào những thổ lộ tình cảm của họ nữa. Sự thật nhìn ra thì bất cứ khi nào họ gặp nhau, thì quan hệ giữa hai nước thường yên ổn trở lại, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Cuộc họp của họ vào ngày 29/6 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản dường như cũng có  như vậy. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tham vọng tạo ra quân đội “đẳng cấp thế giới” của Tập

Trong thập niên qua, cái gọi là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Cộng (PLA) đã được trao nhiều ngân sách và vũ khí. Chi tiêu quân sự của Trung Cộng đã tăng 83% tính theo giá trị thực tế trong giai đoạn 2009 – 2018, cho đến nay là mức tăng lớn nhất so với bất kỳ quốc gia lớn nào khác. Điều này cho phép Trung Cộng khai triển các hỏa tiễn chính xác và vũ khí chống vệ tinh thách thức quyền lực siêu cường của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình nói rằng “Giấc mơ Trung Hoa” của ông bao gồm “giấc mơ về một lực lượng vũ trang mạnh mẽ”. Theo ông, điều đó liên quan đến việc “hiện đại hóa” PLA vào năm 2035 và biến nó thành một lực lượng “đẳng cấp thế giới” – hay nói cách khác là đủ sức đánh bại Mỹ – vào giữa thế kỷ này. Tập đã đạt được rất nhiều tiến bộ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng nhìn nhận chiến tranh thương mại như thế nào?

Tập – Trump (P)

Khi Tập Cận Bình và Donald Trump gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Osaka vào cuối tuần này để tìm kiếm một thỏa thuận thương mại, Tập có thể sẽ làm mềm hình thức thông thường của ngoại giao Trung Cộng bằng cách gọi tổng thống Mỹ là “bạn của tôi”. Tuy nhiên, bên dưới bề mặt thân mật, Tập sẽ chẳng nhường nhịn gì ráo. Trump sau đó phải quyết định chấp nhận lời đề nghị của Trung Cộng đã có trên bàn đàm phán kể từ đầu năm 2017 và chấm dứt chiến tranh thương mại, hay cứ để cho các nền kinh tế Mỹ và Trung Cộng trôi xa ra hơn về phía tách rời nhau. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Người dân Hồng Kông thắng Bắc Kinh 1-0

Lãnh đạo Hồng Kông: Bà Lâm thị Nguyệt Nga tuyên bố rút lại “luật dẫn độ người xét xử đến Bắc Kinh”

Hồng Kông (tiếng Tàu: 香港; Hán-Việt: Hương Cảng, tiếng Anh: Hong Kong), là một trong hai đặc khu hành chánh của Trung Cộng (Đặc khu kia là Ma Cao). Là phần đất của Trung Hoa, phía Đông của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với thành phố Thẩm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông; về phía Bắc, Tây và Tây Nam nhìn ra Biển Đông.  Tất phần đất nhượng địa cho nước Anh từ năm 1842 gồm Hồng Kông, Cửu Long và 260 đảo nhỏ chung quanh đã được chính phủ Anh trao trả lại cho Trung Cộng vào năm 1997. Hồng Kông đã trở thành một trong những trung tâm tài chính, và kỷ nghệ sản xuất lớn của thế giới, với dân số chừng 7.5 triệu người,  trên một diện tích hẹp 2755 km2.

Năm 1842, Trung Hoa “nhượng” Hồng Kông cho chính phủ Anh 99 năm. Năm 1997 Anh Quốc trao trả chủ quyền cho Trung Cộng. Khi trả trả chủ quyền, Trung-Anh có một tuyên bố chung với Luật Cơ bản quy định rằng Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị đến 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền, tức là vào năm 2047. Dưới chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, Bắc Kinh chịu trách nhiệm về  quốc phòng và ngoại giao của Hồng Kông. Còn Hồng Kông thì duy trì phần lớn thể chế chính trị, hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư, hệ thống xuất bản, báo chí, hệ thống giáo dục theo chính phủ Anh, các đại biểu trong các tổ chức, đảng chính trị, và sự kiện quốc tế. 

Tuy vậy, bấy lâu nay người dân Hồng Kông thường đứng lên để biểu tình phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Kinh nhúng tay thao trúng nền chính trị Hồng Kông. Nay cuộc biểu tình nổ lớn cả triệu người xuống đường chống lại Dự Luật Dẫn Độ sắp thông qua Quốc Hội Hồng Kông. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

‘Kẻ cắp gặp bà già’: Tại sao Trung Cộng đáng gặp phải Donald Trump?

TT Donald Trump

Một anh bạn doanh nhân Mỹ làm việc ở Trung Cộng gần đây nói với tôi rằng nước Mỹ không đáng phải có một tổng thống như Donald Trump, nhưng ông ta chính xác là vị tổng thống Mỹ mà Trung Cộng đáng phải đối đầu.

Nhận thức bản năng của Trump cho rằng Mỹ cần phải cân bằng lại quan hệ thương mại với Bắc Kinh, trước khi Trung Cộng trở nên quá mạnh để có thể thỏa hiệp, là chính xác. Và phải cần tới kẻ chuyên phá huỷ như Trump thì mới buộc được Trung Cộng phải chú ý. Đến lúc này khi chuyện đang xảy ra, cả hai bên cần phải nhận ra thời điểm hiện tại quan trọng đến mức nào. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Xung đột tại biển Đông đã quá cận kề như thế nào!

Tàu chiến Hoa Kỳ trên Biển Đông

Bài báo Just How Bad a South China Sea War Could Get” (Xung Đột tại Biển Đông Đã Quá Cận Kề Như Thế Nào) đăng trên Tạp Chí The National Intertest của 2 tác giả Kerry K. Gershaneck & James E. Fanell.
Kerry K Gershanneck: là  Giáo Sư, học giả thỉnh giảng tại Viện Nghiên Cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Bắc, Đài Loan. Là cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trước đây ông là Giáo sư thỉnh giảng nổi tiếng tại Học Viện Quân Sự Hoàng Gia Chulachomklao ở Thái Lan, đồng thời Nhà Nghiên Cứu  cao cấp của CPG tại Đại học Thammasat (Bangkok) và là Chuyên viên cao cấp của Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS.
James E. Fanell: Nguyên là Hạm trưởng hải quân Hoa Kỳ. Hiện là Uỷ Viên Chính Phủ tại Trung Tâm Chính Sách An Ninh Genève, Thụy Sĩ. Ông từng là một sĩ quan tình báo hải quân Hoa Kỳ, Trưởng Phòng Tình Báo cho Hạm Đội 7 Thái Bình Dương, là sĩ quan tình báo cao cấp về Trung Quốc tại Văn Phòng Tình Báo Bộ Hải quân.

Bài báo mở đầu: Thus, China began its war for the South China Sea (Nhu vậy, Trung Cộng bắt đầu cuộc chiến tranh giành Biển Đông) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt