Search Results for: Yên Báy Y dài hay i ngắn
Mỹ-Trung và cuộc đối đầu định mệnh…
Lời người post: Trong 1/2 thế kỷ lại đây, chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Trung Cộng có hai sai lầm nghiêm trọng. Một là: Theo một số chính trị gia dựa vào lý thuyết cho rằng khi dân số của một nước có nhiều người tiến lên giai cấp trung lưu thì nước đó sẽ tiến đến dân chủ. Hai là: Cho Trung Cộng gia nhập WTO để họ tôn trọng luật chơi của quốc tế đang tiến lên toàn cầu hóa. Đó là hai điều sai lầm của những lý thuyết chính trị salon kém hiểu biết về “bản chất” của Cộng Sản để hôm nay nước Tàu độc tài đến tận chân răng còn hơn thời Mao Trạch Đông, họ khá lên và thách thức quyền lực với nước Mỹ trước thế kỷ thứ 21:
Năm 1999, phát biểu sau khi vận động thành công giúp Trung Cộng trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổng thống Mỹ Bill Clinton nói: “Đưa Trung Cộng vào WTO là một quyết định cả hai cùng thắng, nó sẽ bảo vệ sự thịnh vượng của chúng ta, đồng thời nó sẽ thúc đẩy loại thay đổi đúng đắn tại Trung Cộng”. [Đọc tiếp]
Tàu không giấu giếm ý định học Nhật
Nhật học Tàu hay Tàu học Nhật? – đây là một vấn đề báo chí Tàu bàn thảo nhiều, nhất là gần đây khi kinh tế Tàu đã vượt Nhật, không ít người nước này nhìn nhận người Nhật với con mắt khác trước.
Cái đáng phục, đáng sợ nhất ở người Nhật là họ chịu khó học hỏi bất kỳ ai giỏi hơn họ, dù là kẻ địch đi nữa, và chỉ học cái hay cái tốt – đây là một sự thật lịch sử không phải bàn cãi gì. Người Nhật thường phàn nàn nước họ xưa nay không có triết gia hoặc nhà tư tưởng, không đưa ra được một chủ nghĩa hoặc lý thuyết nào mới. Vì vậy ngày xưa họ “lăn xả” học nền văn minh Tàu, học Khổng Mạnh, thậm chí bê nguyên cả kho chữ Hán về dùng để ghi âm tiếng Nhật. Giữa thế kỷ 19, sau khi tiếp xúc với phương Tây, họ lập tức từ bỏ ông thầy cũ ấy mà chuyển sang “lăn xả” học mấy ông thầy mới, là Hà Lan, Mỹ… Nhờ thế đi trước Tàu khá lâu. Sau thảm bại trong Thế chiến II, họ “Dĩ địch vi sư” (coi kẻ địch là thầy), chân thành học nước Mỹ, kẻ đã tiêu diệt phát xít Nhật, và kết quả lại đi trước Tàu khá xa. [Đọc tiếp]
Năm Canh Tý nói về con chuột
Ngày 25 thang 01 năm 2020 là đúng ngày Mồng 1 tết năm Canh Tý… Thường thì năm nào nói về con ấy, đây là con vật trong 12 con giáp theo tục lệ Việt Nam.
Trong các loài vật, chuột là loài ô uế, nghĩa là luật cấm đụng vào nó hoặc ăn thịt nó.
Chuột có vóc dáng nhỏ nhất nhưng lại đứng đầu danh sách 12 con giáp, và người ta thường gọi nó là “chú” – chú chuột. Kể cũng lạ, không biết có phải vì chuột nhỏ con mà người ta gọi là Tý? Năm 2020 là năm Canh Tý, khởi đầu một vòng 60 năm – gọi là “lục thập hoa giáp”. Cố Nhạc Sĩ Y Vân viết ca khúc “Sáu Mươi Năm Cuộc Đời” với ý đó, chứ không có ý nói đời người chỉ “giới hạn” trong vòng 60 năm. [Đọc tiếp]
Tưởng niệm lần thứ 73 (1947-2020): Nhà văn, nhà cách mạng VNQDĐ Khái Hưng qua đời
Nhà văn Khái Hưng, một nhà văn lớn của nền văn học cận đại, thành viên cột trụ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, một trong những nhà lãnh đạo VNQDĐ của thế hệ 1945. Theo những tin nhận được của VNQDĐ thì cố đồng chí Khái Hưng là người chủ toà báo của VNQDĐ tại phố Ôn Như Hầu mà sau này trong đảng sử VNQDĐ gọi là vụ án Ôn Như Hầu. Cố đồng chí Khái Hưng bị đảng CSVN bắt và thủ tiêu năm 1947, theo nguồn tin từ gia đình và các đồng chí VNQDĐ cùng hoạt động, thời gian Việt Cộng thủ tiêu Khái Hưng vào những ngày đầu năm 1947. Trong khoảnh khắc này, giờ đây rơi vào những ngày của năm thứ 73 văn hào Khái Hưng qua đời, để tưởng niệm lần thứ 73 một đảng viên VNQDĐ và là một văn hào trong nền văn học cận đại, VNQDĐ đăng bài của cố lão đồng chí Viễn Sơn Nguyễn Tường Bách, người từng hoạt động cùng thời với nhà văn Khái Hưng: “TƯỞNG NHỚ KHÁI HƯNG – người bạn, người anh thân mến, nhà văn, chiến sĩ cách mạng” …..(mời qúy đọc để tưởng nhớ nhà văn, nhà cách mạng Khái Hưng)…
Khái Hưng tên thật là Trần Giư, nhưng ông thêm chữ Khánh thành Trần Khánh Giư để giống vị tướng Trần Khánh Dư đời Trần. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Dư.
Ông sinh năm 1896 (có tài liệu ghi năm 1897), xuất thân trong một gia đình quan chức ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Ban đầu, Khái Hưng học chữ Hán, sau đó Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh.
Ai chịu trách nhiệm cuộc thảm sát Đồng Tâm?
Điều động lực lượng vũ trang với quân số hàng ngàn, mà có người ví von là tương đương với toàn bộ quân lính Mỹ ở Trung Đông với những khí tài hiện đại, gồm cả xe bọc thép đang đêm bao vây thôn Hoành xã Đồng Tâm, bắn giết cha con cháu cụ già 85 tuổi ngay trong phòng ngủ. Cuộc thảm sát xảy ra ngay trong những ngày giáp tết là hành vi phi pháp, chà đạp lên đạo lý người Việt không thể nào chấp nhận.
Dư luận lên tiếng theo nhiều hướng khác nhau, người đặt vấn đề phải truy trách nhiệm của kẻ điều động và giám sát các hành động này. Có người cho đây là âm mưu lừa dối, có người yêu cầu Bộ Chính Trị và Quốc Hội phải điều tra….
Tuy nhiên những động thái xử lý sau khi sự việc xảy ra đã cho thấy ai là người phải chịu trách nhiệm về cuộc thảm sát này. [Đọc tiếp]
Quân đội Hoa Kỳ tái phối trí tại Trung Đông sau khi giết Soleimani như thế nào?
Các lực lượng phản ứng nhanh của Hoa Kỳ đang nhanh chóng điều động đến Trung Đông khi nguy cơ nổ ra xung đột với Iran leo thang.
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) rạng sáng 8/1 phóng nhiều hỏa tiễn đạn đạo vào hai căn cứ quân sự có binh sĩ Mỹ đồn trú tại Iraq là Ain al-Asad và Irbil nhằm đáp trả vụ TT Trump ra lệnh không kích hạ sát tướng Qasem Soleimani ở Baghdad hôm 3/1. [Đọc tiếp]
Mỹ giết tướng Iran Qasem Soleimani: Do Thái đối phó…
Thủ tướng Do Thái, Benjamin Netanyahu cổ vũ ông Trump trong việc giết chết tướng Qasem Soleimani, mặt khác tìm cách bảo vệ cho Do Thái tránh cuộc xung đột Mỹ-Iran.
Vào ngày 3/1/2020, Lực lượng Không Quân Hoa Kỳ đã phóng hỏa tiễn giết chết Qasem Soleimani, một tướng quan trọng của quân đội Iran trong Lực Lượng Cách Mạng Hồi Giáo đang trực tiếp chỉ huy những lực lượng ngoại biên của Iran để gây rối và khủng bố trên khắp vùng Trung Đông và có thể lan rộng khắp thế giới.
Máy bay không người lái của Hoa Kỳ đã nhắm vào đoàn xe của Qasem Soleimani gần phi trường quốc tế Baghdad, thủ đô Iraq, phóng hỏa tiễn và giết chết Soleimani ngay tại chỗ. Chính phủ Iran, sau đó 7 ngày (7/01/2020) trả thù bằng một cuộc tấn công hỏa tiễn bắn vào căn cứ Al-Asad của Mỹ và Liên Quân ở Iraq.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sau khi đã giết Qasem Soleimani rằng “ông ta là một người khổng lồ ư? Ông ta không còn là một người khổng lồ nữa. Ông đã chết”.
Hầu hết người Do Thái rất tán đồng với tuyên bố của Trump. Lực lượng do Soleimani chỉ huy được đặt tên là Lực lượng Quds, đưa ra những ý đồ nguy hiểm để đạt mục tiêu của nó. [Đọc tiếp]
Tình hình Mỹ-Iran ra sao khi Mỹ giết tướng Soleimani của Iran
Tất cả các bản tin đều viết theo tin quốc tế và RFI
Ngày 07/01/2020 Iran bắn hỏa tiễn vào căn cứ quân sự Iraq có binh sỹ Mỹ trú đóng
Tối mùng 07/01/2020, lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã bắn Iraq vào hai căn cứ mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng ở Iraq, để trả đũa vụ Hoa Kỳ oanh kích giết chết tướng Qasem Soleimani tại Bagdad vào tuần trước.
Theo thông báo của bộ tư lệnh Iraq, tổng cộng đã có 22 hỏa tiễn bắn vào hai căn cứ Aïn al-Assad và Erbil, nhưng không gây thương vong nào trong hàng ngũ quân đội Iraq.
Trước đó, bộ Quốc Phòng Mỹ thông báo đã có hơn một chục hỏa tiễn bắn vào hai căn cứ nói trên, đồng thời cho biết đang xem xét cách thức đáp trả cuộc tấn công này. Hiện chưa biết phía lính Mỹ có thiệt mạng trong vụ oanh kích này hay không. [Đọc tiếp]
Lo ngại nào khi Trung Cộng mua và thuê nhiều đất khu vực biên giới Tây Nam?
Trung Cộng xây dựng căn cứ quân sự khổng lồ cách biên giới Việt-Trung phía bắc 10 cây số, lại thêm mua thuê nhiều đất ở phía Nam biên giới Campuchia – Việt Nam. Phải chăng TC đang chuẩn bị bao vây siết chặt Việt Nam?
Theo bản tin RFA ngày 27/12/2019 cho biết:
Mua và thuê nhiều đất để làm gì?
Tại Hội nghị Quân chính Bộ Tư lệnh tại Sài Gòn (TP.HCM), diễn ra vào ngày 26/12, Thiếu tướng Đặng Văn Hùng, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7 được Báo Thanh Niên Online trong cùng ngày dẫn lời cho biết có nhiều doanh nghiệp Trung Cộng mua và thuê diện tích lớn đất trên tuyến biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Campuchia; tuy nhiên lý do vì sao doanh nghiệp Trung Cộng chọn mua hoặc thuê đất trên tuyến biên giới Tây Nam lại không được báo giới đề cập tới. [Đọc tiếp]
Phải chăng Trung Quốc đang lập tiền đồn quân sự tại Cam Bốt?
Một phi đạo dài đến 3400 mét, tức là có thể dễ dàng dùng cho mọi loại phi cơ quân sự, ngay trong rừng già Cam Bốt, trên một vùng đất mà Trung Cộng thuê được với thời hạn 99 năm; cách đấy không đầy 50 dặm là một căn cứ Hải Quân mà báo chí cho rằng Quân Đội Trung Cộng đã được chính quyền Cam Bốt bí mật cho quyền đồng sử dụng trong vòng 30 năm: Hai yếu tố trên đây đã làm dấy lên lo ngại về một tính toán của Bắc Kinh đang muốn biến quốc gia Đông Nam Á này thành một tiền đồn giúp Trung Cộng khống chế toàn khu vực.
Robert Lighthizer tiết lộ bí ẩn thành bại của thỏa thuận Mỹ – Trung
Sau khi Mỹ và Trung Cộng đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một, Tổng thống Trump và đội ngũ của ông đánh giá rất cao thỏa thuận này. Nói một cách công bằng, ông Trump và đội ngũ của ông mới thực sự có có tư cách có thể bình luận khách quan về thỏa thuận này.
TT Trump và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã có kinh nghiệm trong đàm phán thương mại, phía Trung Cộng muốn “qua mặt” và muốn kiếm lợi từ nước Mỹ về cơ bản là không có khả năng. Từ cơ bản mà xét, ông Robert Lighthizer và TT Trump đã xác nhận, thỏa thuận nhất định phải đạt được mục đích, giai đoạn một thì ít nhất phải thỏa mãn 3 điểm: [Đọc tiếp]
Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng “lịch sử” của Mỹ đã được Quốc Hội Lưỡng Viện thông qua.
1) Tiến hành đạo luật chi tiêu Quốc Phòng 2020
Dự thảo và Thông qua tại Thượng Viện Hoa Kỳ:
Ngày 27/06/2019, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2020 có tổng ngân sách dự tính lên đến 750 tỷ USD với các điều khoản nhắm vào Trung Cộng, nhất là về các vấn đề chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh chống lại tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Cộng trên thế giới. [Đọc tiếp]
Hong Kong: Phe ủng hộ dân chủ xuống đường rầm rộ
Hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình ở Hong Kong hôm Chủ nhật 8/12.
Lần đầu tiên kể từ tháng Tám, cảnh sát đã cho phép một cuộc tuần hành do một trong những nhóm ủng hộ dân chủ lớn nhất ở Hong Kong, Mặt trận Nhân quyền Dân sự tổ chức. [Đọc tiếp]
Nhân chứng Tân Cương: Công An TC cưỡng hiếp tập thể và thí nghiệm trên con người
Lời người post: Nếu toàn dân Việt Nam không ý thức được đại họa mất nước về tay Trung Cộng thì một ngày kia dân Việt chúng ta sẽ như người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương hôm nay.
Cưỡng hiếp tập thể, phá thai, tra tấn và thí nghiệm trên con người – Đó là lời chứng về những gì một người phụ nữ Hồi giáo trải qua và chứng kiến trong cái gọi là “trại giáo dục cải tạo” ở Tân Cương.
Cô Sayragul Sauytbay, 43 tuổi, là một phụ nữ Hồi giáo gốc Kazakhstan, lớn lên ở quận Mongolküre, gần biên giới Trung Cộng – Kazakhstan. Giống như hàng triệu người sống tại Tân Cương, cô đã trở thành nạn nhân trong chiến dịch đàn áp Tân Cương của Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST). Dưới đây là những ngược đãi tinh thần mà cô chứng kiến bên trong hệ thống trại cải tạo tập trung, nơi giam giữ từ một đến hai triệu người dân tộc thiểu số Hồi giáo, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ, tờ Haaretz đưa tin. [Đọc tiếp]
Vì sao Trung Cộng nên từ bỏ Đường 9 Đoạn?
Lời giới thiệu của người dịch: Đường 9 Đoạn (Nine-dotted line), tức Đường Chữ U (U-shape line) hoặc Đường Lưỡi Bò là đường ranh giới biển do Trung Cộng (TC) đưa ra nhằm chiếm 80% diện tích Biển Đông, điểm cực Nam đến vĩ độ 4. Tham vọng ấy quá lớn, quá vô lý và trắng trợn nên đã bị dư luận Đông Nam Á và toàn thế giới phản đối. Đường này có chỗ lấn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của một số nước Đông Nam Á, khiến cho không còn tồn tại vùng biển quốc tế trên Biển Đông nữa, do đó cản trở các tuyến hàng hải quốc tế. TC rất lúng túng vì không đưa ra được bằng chứng lịch sử và tính pháp lý của Đường 9 Đoạn. Trong khi Việt Nam từ thế kỷ 17 đã đưa người ra kiểm soát quần đảo Trường Sa thì TC mãi đến năm 1946 mới có người ghé qua đây cắm cờ nhận chủ quyền rồi về. [Đọc tiếp]