Quân đội Ai Cập lật đổ và bắt giữ tổng thống Mohamed Morsi – Ông Adly Mansour tạm thay quyền Tổng Thống Ai Cập
Sau cuộc Cách Mạng Hoa Lài ở Trung Đông vào tháng 1/2011, dưới áp lực của dân chúng xuống đường được quân đội yểm trợ, tổng thống Ai Cập Mubarack từ chức và chuyển quyền cho giới quân nhân lãnh đạo và tổ chức bầu cử trong vòng 18 tháng. Tháng 24/6/2012, cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức, ông Mohamed Morsi thuộc phe “Huynh Đệ Hồi Giáo” một phe có khuynh hướng bảo thủ thắng cử, ngày 30 tháng 6 năm 2012 ông Morsi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Ai Cập. Đúng 12 tháng sau, lại có cuộc cách mạng khác nỗi lên, lần này do giới quân nhân cầm đầu đặt yêu sách là TT Morsi phải từ chức, sau đây là cuộc cách mạng thứ hai tại Ai Cập một quốc gia lớn và mạnh nhất vùng Trung Đông được Mỹ ủng hộ làm quốc tế rất lo ngại. [Đọc tiếp]
Thú dữ nhận bằng tiến sĩ danh dự
Trung – Nga sắp tập trận chung tại biển Nhật Bản
Theo báo chí Trung Quốc hôm nay, kể từ thứ Sáu 05/07/2013 tới, Trung Quốc và Nga sẽ tổ chức đợt tập trận trên biển lần thứ hai tại biển Nhật Bản. Sự kiện này diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đang rất căng thẳng về vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.
Tuy nhiên Tân Hoa Xã trấn an, các cuộc tập trận trên đây “không nhằm chống lại một nước thứ ba nào” – theo như tuyên bố của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) nhân cuộc gặp gỡ với người đồng nhiệm Nga, tướng Valery Gerasimov tại Matxcơva. Mục đích là nhằm “đóng một vai trò tích cực trong việc duy trì an ninh và ổn định khu vực”. [Đọc tiếp]
VIỆC TÁI CÂN BẰNG CHIẾN LƯỢC HOA KỲ BUỘC BẮC KINH TẠM HÒA HOÃN BIỂN ĐÔNG
Trước khi đi phó hội với khối Asean, Trung Cộng đã triệu Trương Tấn Sang chủ tịch nhà nước Việt Cộng sang Tàu, để đánh bóng tập đoàn Nhà Nước Việt Nam, nhằm thực hiện cuộc Đàm Phán Song Phương, buộc Việt Nam phải chấp nhận tách vấn đề quần đảo Hoàngsa mà Trung Cộng đã chiếm ra khỏi mối quan hệ với các cuộc Đàm Phán Đa Phương về Biển Đông của khối Asean, và không được nhắc tới Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, để cho Trung Cộng dễ dàng áp dụng Luật Biển riêng của họ đối với Việt Nam, như đã áp dụng lấn chiếm ở vịnh Bắc Bộ trước đây. Trong khi đó, ngày 27/06/13, Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Cộng đã nhắc lại lập trường của họ là “không thay đổi” và cảnh cáo “tìm kiếm hậu thuẫn của nước thứ ba để giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là việc làm vô ích; giải quyết đối đầu chỉ dẫn tới thất bại”. Trên trang nhất của tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Cộng ngày 29/06/13 lên án Philippines vi phạm 7 tội tại vùng Biển Đông và cảnh báo: “Bắc Kinh sẽ trả đũa trong trường hợp Manila tiếp tục khiêu khích”. Đồng thời chỉ trích Hiệp Hội các nước Đông Nam Á có thái độ đồng lõa với Philippines. Trung Cộng cũng gay gắt lên án Philippines đã yêu cầu Mỹ can thiệp vào khu vực Á châu. Nhằm quốc tế hoá hồ sơ Biển Đông. [Đọc tiếp]
Đằng sau những lần về thăm quê hương!
Những lần về Việt Nam có nhiều chuyện vui và chuyện buồn. Chuyện buồn đầu tiên là gặp rắc rối với hải quan tại phi trường. Tuy nhiên chuyện buồn này cũng có thể dễ dàng giải quyết khi biết được thủ tục “đầu tiên” là tiền đâu. Tâm lý chung sau nhiều giờ mệt mỏi trên phi cơ, ai cũng mong có chút thời gian thư dãn, gặp lại người thân đang chờ ngoài kia. Rầy rà với mấy anh chị hải quan chỉ thêm bực mình, nên thôi đành chịu mất năm ba đồng cho xong chuyện. Nhưng cũng có những chuyện buồn mà tiền bạc không giải quyết được. Không những thế hậu quả của nó còn có thể kéo theo đổ vỡ của cả một gia đình.
Câu chuyện tưởng như mơ nhưng lại là câu chuyện có thật đã xảy ra cho một người sau chuyến về thăm quê hương. Câu chuyện tưởng như rất tầm thường nhưng kết luận lại hết sức quan trọng. Nó quan trọng không phải ở chỗ sự việc đã xảy ra rất thực tế, nhưng quan trọng ở chỗ là nếu như nó đã không được giải quyết một cách trưởng thành, hiểu biết, và thông cảm thì hậu quả của nó đã kéo theo hạnh phúc của một gia đình. Câu chuyện đó đã xảy ra nhau sau: [Đọc tiếp]
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo báo động về các vụ đàn áp blogger tại Việt Nam
Trong một bản thông cáo báo chí công bố tại New York vào hôm qua, 02/07/2013, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo CPJ (Committee to Protect Journalists) đã bày tỏ thái độ quan ngại sâu sắc về cuộc điều tra đang tiến hành nhắm blogger Đinh Nhật Uy. Đây là blogger thứ ba bị chính quyền Việt Nam bắt giữ trong vòng một tháng, trong khuôn khổ một chiến dịch mà CPJ mệnh danh là « tăng cường đàn áp » các tiếng nói phê phán chính phủ. [Đọc tiếp]
Nói về tỷ phú Bill Gates
10 lời khuyên có ích, 9 sự thật và 10 việc làm lợi nhất cho cộng đồng nhân loại của Bill Gates dưới đây:
Trước khi về hưu, Bill Gates ông chủ công ty software lớn nhất thế giới Microsoft đã dành thời gian quý báu để đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp. Chúng tôi xin giới thiệu và mời các bạn tham khảo những lời khuyên bổ ích của người đàn ông giàu nhất thế giới này, vì có thể, một ngày nào đó, bạn cũng sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai? [Đọc tiếp]
Ngoại trưởng Mỹ: John Kerry cần trấn an các nước Đông Nam Á
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có mặt tại Brunei từ ngày mai, 01/07/2013 để tham gia các cuộc họp của khối ASEAN. Theo giới phân tích, một trong những nhiệm vụ của ông Kerry là làm sao trấn an các đồng minh Đông Nam Á về quyết tâm can dự vào khu vực của Hoa Kỳ. Các mối lo ngại về sự lơ là của Mỹ đang tăng trở lại trong vùng, vì từ ngày nhậm chức đến nay, tân Ngoại trưởng Mỹ có dấu hiệu dành ưu tiên nhiều hơn cho hồ sơ Trung Đông. [Đọc tiếp]
Bản Tình Ca Của Một Người Tị Nạn
Hai năm sau ngày đất nước chia đôi, từ miền Bắc hoang tàn, tôi lặn lội tới vùng giới tuyến mong vượt thoát vào miền Nam tự do.
Lần tới gần sông Bến Hải, đêm tối âm u bờ Bắc, tôi đã nhìn thấy cầu Hiền Lương vì bờ Nam rực sáng ánh đèn. Trên cột cờ cao vút, bóng cờ vàng sọc đỏ lung linh. Giọng ca ngọt ngào từ loa treo vọng về miền Bắc:
“…sông Bến Hải là nơi chia cắt đôi đường…
hỡi ai… lạc lối… mau quay… về đây …!” [Đọc tiếp]
Việt Nam : Tiếng than của dân oan rền vang hai miền Nam-Bắc
Tình trạng nông dân Việt Nam bị tịch thu đất canh tác đã được truyền thông Tây phương quan tâm. Từ câu chuyện của một phụ nữ người H’Mông ở Tây Nguyên, hãng thông tấn Pháp AFP giúp công luận tìm hiểu tệ nạn mà cụ bà chống tham nhũng Lê Hiền Đức ở Hà Nội gọi là “ dịch cưỡng chế dã man”.
Bà Siêu, một phụ nữ người H’ Mông ở cao nguyên Trung phần Việt Nam vẫn rơi nước mắt khóc thương những hàng cây bị đốn ngã, những ngôi mộ của tổ tiên bị đào bới trong vụ cưỡng chế năm 2011. Với sự bao che của cán bộ địa phương, một công ty tư doanh đã chiếm đất của người dân quê 42 tuổi này. Bà kể lại là “họ dọa đánh chết chúng tôi nếu không chịu ra đi”.
Câu chuyện của bà Siêu xảy ra trên khắp hai miền Nam-Bắc và là nguồn cội của tình trạng căng thẳng hiện nay tại Việt Nam. Theo giới tranh đấu cho nhân quyền, đất đai trong chế độ cộng sản do Nhà nước kiểm soát còn người dân chỉ có quyền sử dụng, nhưng luật pháp lại rất mù mờ tạo cơ hội cho cán bộ địa phương và doanh nhân bất lương mặc sức chiếm hữu.
Vùng Tây Nguyên là nơi mà tình trạng chiếm đoạt, cưỡng chế khốc liệt hơn các vùng khác từ khi chính quyền cộng sản khuyến khích doanh nghiệp lên cao nguyên làm giàu qua sản xuất hạt điều, cà phê và cao su. Theo số liệu chính thức, trước 1975, dân số ở Tây Nguyên chỉ độ 1,5 triệu, nay đã tăng gấp 4 lần. Bà Siêu căm hận: Cộng đồng người H’Mông chúng tôi gần như mất trắng. [Đọc tiếp]
Bạo động Tân Cương : Bắc Kinh cử hai ủy viên Bộ chính trị đến Urumqi
Các xung đột trong những ngày gần đây tại Tân Cương khiến khoảng 30 người thiệt mạng. Tiếp theo cuộc tập trận chưa từng có ngày hôm qua, 29/06/2013, tại trung tâm Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương, hai ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đã được cử đến khu vực này để tăng cường đối phó với làn sóng phản kháng của người Duy Ngô Nhĩ, bị chính quyền quy là “khủng bố”. [Đọc tiếp]
Philippines tố cáo Trung Quốc đe dọa hòa bình trên Biển Đông
Trong một bản thông cáo công bố ngay tại Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN ở Brunei vào hôm nay, 30/06/2013, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario đã nêu đích danh Trung Quốc là nguy cơ cho nền hòa bình trong khu vực. Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Philippines, mối đe dọa đến từ sự hiện diện ngày càng gia tăng của các lực lượng cả quân sự lẫn bán quân sự của Trung Quốc tại vùng Biển Đông. [Đọc tiếp]
Tù nhân chính trị trại giam Xuân Lộc Z30 nỗi loạn hôm 30-06-2013
Tù nhân chính trị tại trại giam Xuân Lộc Z-30 nỗi loạn , bắt trại trưởng làm con tin đòi yêu sách…
Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ thông qua luật nhân quyền VN
VIỆT NAM NƠI THỂ HIỆN CHIẾN LƯỢC MỸ VÀ KẾ HOẠCH BÀNH TRƯỚNG MỀM CỦA TÀU
Trong vòng gần một tháng đến nay, kể từ ngày 31/05/2013, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Cộng, được đề bạt đọc Diễn Văn Dẫn Đề cho Hội Nghị An Ninh Khu Vực – Đối Thoại Shangri-La 2013, tại Singapore về “Xây Dựng Lòng Tin Chiến Lược vì Hoà Bình, Hợp Tác, Thịnh Vượng của Á Châu Thái Bình Dương”, để Nguyễn Tấn Dũng có dịp khẳng định: “Các nước trong khu vực coi trọng vai trò của Trung Quốc và Hoa Kỳ và ủng hộ hành động của hai cường quốc này, nếu như chiến lược và việc làm của Washington và Bắc Kinh tuân thủ pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia”. Bài diễn văn đu dây có điều kiện này, bị phái đoàn Trung Cộng ra mặt bất mãn, nhưng được toàn thể hội nghị đánh giá cao và bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Chuck Hagel tỏ ra hài lòng. [Đọc tiếp]