Search Results for: Yên Báy Y dài hay i ngắn

Bàn tay lông lá nào đứng sau đảo chánh ở Miến Điện?

Trái: Bà Aung San Suu Kyi, Phải: Thống Thướng đảo chánh Min Aung Hlaing

Ngày 01/02/2021, các nhà lãnh đạo Miến Điện (Myanmar), Tổng Thống Win Myint và khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình năm 1991, bà cố vấn kiêm ngoại giao Aung San Suu Kyi và các nhân vật cấp cao khác của đảng cầm quyền Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD – National League for Democracy) đã bị phe quân đội nước này bắt giữ trong một cuộc đột kích vào sáng sớm hôm 01 tháng 02.

Thế là nền dân chủ non trẻ của Miến Điện bị sụp đổ, sau 5 năm đảng NLD lên làm dân chủ, nắm thế thượng phong mà không quyết liệt tiêu diệt bầy lan sói,  thì nay bị chúng quay lại ăn thịt. Một bài học nhớ đời cho những chế độ chuyển từ độc tài sang dân chủ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ba bà cùng nhà nổi tiếng nước Tàu…

Ảnh Wikipedia ba chị em nhà họ Tống: từ trái Tống Khánh Linh, Tống Ái Linh (ngồi giữa) và Tống Mỹ Linh

Nhắc đến gia đình họ Tống là gia đình danh tiếng nhất ở Trung Hoa của thế kỷ thứ 20. Gia đình này có ba người con gái mang ba đặc tính đặc biệt khác nhau: Sách Trung Hoa có cuốn “Ba Chị em nhà họ Tống” đọc khá hấp dẫn và nổi tiếng. Cả tỉ người Tàu cho rằng trong ba chị em nhà họ tống, một người yêu nước, một người yêu tiền và một người yêu quyền lực.
1) Bà Tống Ái Linh (1890-1973): Người chị đầu, vợ thứ hai của nhà cách mạng Tôn Dật Tiên, Tổng Thống đầu tiên của nước Trung Hoa với cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, khi chết, bà được dân tộc Trung Hoa xưng là “mẫu quốc”. Vì lý tưởng yêu nước, nên bà yêu nhà cách mạng Tôn Dật Tiên, lúc 22 tuổi, dù bị thân phụ bà là mục sư Tống Gia Thụ nhốt trên một căn phòng ở lầu ba, nhưng trong một đêm bà trốn khỏi nhà bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cha mình. Bà xuống thuyền sang Nhật Bản để làm vợ  hai  của Tôn Dật Tiên lúc đó đã 50 tuổi.  Bà được nhân dân Trung Hoa tôn sùng là người đàn bà yêu nước Trung Hoa..
2) Người thứ hai là Tống Khánh Linh (1893-1981): Người đàn bà yêu tiền, bà Ái Linh kết hôn với Khổng Tường Hy là chủ ngân hàng giàu có nhất nước Trung Hoa thời bấy giờ. Về chính trị, ông Khổng Tường Hy cũng trong Ban Chấp Hành Trung Ương Trung Hoa Quốc Dân Đảng năm 1931. Giữ chúc Thủ Tướng Trung Hoa Dân Quốc từ 1/1/1938 – 20/11/1939. Ông rất có ảnh hưởng đến những chính sách về kinh tế tài chánh của chính quyền Tưởng Giới Thạch vào những thập niên 1930 và 1940. 
Ông Khổng đã từng đại diện cho Trung Hoa tại Hội nghị Tiền Tệ và Tài Chính Quốc Tế năm 1944, tại đây ông đã ký Hiệp định Bretton Woods trong Hội nghị Bretton Woods tại khách sạn Mount Washington, New Hampshire, Hoa Kỳ. Hội nghị này đã ra đời Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân hàng Tái Thiết và Phát triển Quốc Tế (IBRD), ngày nay là một phần của  hệ thống Ngân Hàng Thế giới (World Bank).
3) Người em gái út Tống Mỹ Linh (1897-2003): Người đàn bà yêu quyền lực, Bà Mỹ Linh  là vợ thứ hai của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch. Bà là một du học ở Mỹ có bằng bằng Master, trở về nước bà làm vợ của TT Tưởng Giới Thạch mà người đời cho danh hiệu là “đệ nhất phu nhân muôn thuở”. Ở đâu bà cũng muốn đứng ở vị thế quyền lực hay danh dự cao nhất,  Chủ tịch danh dự của Quỹ Viện trợ Thống nhất Vương Quốc Anh, Thành viên danh dự Hội Kỷ Niệm Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Vào cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, bà là một trong mười phụ nữ có quyền lực nhất, và bà cũng là là người phụ nữ thứ hai được đọc diễn văn trước Quốc Hội Hoa Kỳ.

“Miệng nhân gian có gang có thép” thì cho bà Tống Mỹ Linh chỉ “ham” quyên lực, đó là đánh giá bên ngoài. Qua bài diễn văn bà đọc ở New York năm 1949, là năm Tưởng Giới Thạch phải chạy ra Đài Loan vì bị thất trận trước Mao Trạch Đông cộng sản. Nhận thấy bài diễn văn của bà cách đây 72 năm mà nay vẫn còn có gía trị chống cộng. 

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: John Locke (phần 1)

Lời người post: John Locke sinh vào thế kỷ thứ 17 là một bác sĩ, triết gia và chính trị gia người Anh. Ông đóng góp to lớn đối với chủ nghĩa tự do cả về hai bản thể con người và thể chế. Con người phải dùng lý trí, kinh nghiệm để suy ra chân lý, không bị áp đặt. Về thể chế, đề cao “khế ước xã hội” để bênh vực cho chức năng chính đáng là chính quyền phục vụ con người. Những tư tưởng lớn của John Locke trong phong trào Khai Sáng đã làm nền tảng cho bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, và bản Hiến Pháp “Tam Quyền Phân Lập” đầu tiên của nước Mỹ năm 1789 đều có nội dung in đậm dấu ấn tư tưởng như John Locke rằng:  “Một chính phủ chỉ chính danh nếu được sự chấp thuận của người dân với mục đích bảo vệ quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân trong xã hội. Nếu những điều kiện này không được đáp ứng, người dân có quyền đề kháng để thay đổi chính quyền ấy” . 

Chúng tôi sẽ đăng một loạt bài nói về John Locke của nhà nghiên cứu Huỳnh Khuê để tìm hiểu sâu rộng về những tư tưởng vượt thời gian của triết gia Locke, nhà tư tưởng chính trị vĩ đại để một gia tài quý báu cho nhân loại: Tự Do Dân chủ

Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
John Locke (1632-1704)

(John Locke quan niệm chủ nghĩa tự do)

I) Thân Thế và Sự Nghiệp

John Locke (1632-1704)

John Locke ra đời năm 1632 trong một gia đình sinh hoạt nền nếp ở miền tây nước Anh.  Thân phụ của Locke là một đại úy trong quân đội Nghị viện trong cuộc nội chiến vào thập niên 1640.  John theo học tại một trong những trường tốt nhất (Westmimunster School, ở London) và sau đấy tại một trong những đại học nổi tiếng Oxford (Christ Church), nơi ông cư ngụ, trước tiên là một sinh viên, sau đấy là một sinh viên hậu đại học và giáo viên, từ tuổi 20 đến tuổi 34.  Tại Oxford, ông chú trọng đến triết học và y học, ông dạy triết và tốt nghiệp y khoa.  Tiếp đến, ông quan tâm đến hoạt động trong lĩnh vực khoa học y tế và chuyển sang giới khoa học cũng như chính trị hàng đầu; xu hướng khoa học của ông được thừa nhận thể hiện qua sự kiện ông được chọn lựa vào Hiệp Hội Hoàng Gia đầy tiếng tăm năm 1668. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Diễn Văn chia tay của TT Trump từ Tòa Bạch Ốc (thâu audio tape 19/01/2021)

Tổng Thống Donald Trump ngày 19/01/2021

Đồng bào Mỹ thân mến của tôi:

Bốn năm trước, chúng ta đã phát động một nỗ lực quốc gia to lớn để tái thiết đất nước, đổi mới tinh thần và khôi phục lòng trung tín của chính phủ này đối với người dân. Nói tóm lại, chúng tôi đã bắt tay vào sứ mệnh làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại – cho tất cả người Mỹ.

Kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, tôi đứng trước các bạn và rất tự hào về những gì chúng ta đã cùng nhau đạt được. Chúng tôi đã làm những gì mà chúng tôi đến đây để làm – và còn nhiều hơn thế nữa.

Tuần này, chúng ta có lễ nhậm chức của một chính quyền mới và chúng ta cầu nguyện cho sự thành công trong việc giữ gìn nước Mỹ an toàn và thịnh vượng. Chúng tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất và chúng tôi cũng muốn chính quyền mới gặp may mắn – một điều rất quan trọng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tâm lý chính trị

Người ta thường nói đến tâm lý quần chúng, tâm lý xã hội, nhưng ít nghe ai nói đến “tâm lý chính trị”. Thật ra tâm lý chính trị thường được thể hiện qua “diễn đàn chính trị” nghĩa là tư tưởng lên khuôn cho hành động theo nhiều chủ trương, đường lối khác nhau, gọi chung là lập trường chính trị… Hành động nào cũng thường nhắm thực hiện một chủ đích, một sứ mệnh. Từ quan niệm tồn cổ, những gì do quá khứ tạo nên và lưu truyền lại cho hậu thế đều tốt đẹp, đều đáng quý, đáng học hỏi và đáng được xem là khuôn vàng thước ngọc, “Xưa Bày Nay Làm” hoặc hiện tại đáng yêu, đáng mến, đáng duy trì không cần phải thay đổi, đến quan niệm cải cách, phá hoại truyền thống, khuynh đảo trật tự xã hội đương thời để thay thế bằng cơ cấu tổ chức và trật tự mới, con người đã đi từ quan niệm cực hữu (reactionary–rightist) đến quan niệm cực tả (radical–leftist).

Trong quần chúng có những người đắn đo kỹ lưỡng trước khi chấp nhận một lập trường vĩnh viễn, cũng có người thay đổi lập trường tùy hoàn cảnh. Dù trong hoàn cảnh nào, lập trường chính trị cá nhân hay tập thể thường được thể hiện qua bốn ý niệm chính:

1. Cực tả/Cách mạng (Radical extremist/Revolutionary);
2. Cấp tiến (Liberal/Progressive);
3. Bảo thủ (Conservative);
4. Cực hữu/Phản cách mạng (Far right/Reactionary).
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Có passport vaccine: có thể tự do đi lại giữa các nước bất chấp lệnh phong tỏa?

Chuyện nay chưa nghe tại Mỹ, đây là những vấn đề đang rục rịch tại châu Âu. Đây là một điều rất tốt. Mỹ nên áp dụng sớm!

Mặc dù tiêm chủng vaccine phòng virus Vũ Hán chưa phổ biến ở mọi quốc gia nhưng cuối tháng 11-2020, Qantas của Úc đã trở thành một trong những hãng hàng không đầu tiên trên thế giới yêu cầu khách có chứng nhận đã tiêm vaccine mới được phép bay.

Với thực tế là các đợt tiêm chủng diện rộng đã được khai triển từ Á đến Âu, nhiều người đang cần một câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi liệu chúng ta có cần “passport vaccine” hay chứng nhận đã tiêm phòng virus Vũ Hán khi đi nước ngoài hay không?
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Pháp, Đức, Mexico, Australia và quốc tế cùng nhau phản đối các Big-Trch kiểm duyệt TT Trump

Một sự phản đối kịch liệt của quốc tế đối với sự kiểm duyệt của các công ty Big-Tech đang diễn ra, các nhà lãnh đạo từ Mexico đến châu Âu, châu Úc lên tiếng cảnh báo trước sức mạnh chưa được kiểm soát của Big Tech, sau cuộc “thanh trừng” Tổng thống Donald Trump bởi các cơ quan truyền thông mạng xã hội. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nhật chế hỏa tiễn mới có thể bắn tới Bắc Kinh và Bình Nhưỡng

Nhật Bản sẽ phát triển “hỏa tiễn Tomahawk nội địa”, một loại tên lửa mới với tầm bắn tối đa khoảng 2,000 km, có thể tăng cường khả năng răn đe của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (Ảnh: Trung tâm Tin tức Hồng Kông của Epoch Times)

Nhật Bản sẽ nghiên cứu và chế tạo “hỏa tiễn Tomahawk nội địa”, hỏa tiễn kiểu mới có thể có thể tăng cường sự uy hiếp bằng vũ lực của Lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản, tầm bắn tối đa khoảng 2,000 km, nếu hỏa tiễn được đặt ở quần đảo phía Tây Nam của Nhật Bản thì Bình Nhưỡng và Bắc Kinh sẽ nằm trong tầm bắn. (Trung tâm Tin tức Hồng Kông của The Epoch Times).
Nhiều nhân sĩ có liên quan của chính phủ Nhật Bản tiết lộ, Nhật Bản sẽ nghiên cứu và chế tạo hỏa tiễn chống chiến hạm kiểu mới có tầm bắn xa nhất khoảng 2,000 km, có thể ngăn cản sự tấn công của đối thủ một cách hiệu quả. Ngoài ra, có thông tin từ nhân sĩ chính phủ Nhật Bản tiết lộ, Trung Cộng đang có thái độ cứng rắn hơn đối với các tàu đánh cá của Nhật xuất hiện ở vùng biển gần quần đảo Senkaku (Trung Cộng gọi là Điếu Ngư Đài). [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: Thomas Hobbes

Trong bài về Noccolò Machiavelli tuần trước đã hứa là sẽ giới thiệu về tác giả những bài biên soạn về “luận cổ suy kim”. Nay xin giới thiệu đến độc giả trong và ngoài nước vài dòng về người biên soạn:
Tác giả những bài biên soạn là ông Huỳnh Khuê, trước năm 1975 ông là Phó Bí Thư Thành Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng Đà Nẵng và là Nghị Viện Hội Đồng Thị Xã Đà Nẵng của chính thể Việt Nam Cọng Hòa.
Ông Huỳnh nguyên là một giáo viên, một sĩ quan quân lực Việt nam Cộng Hòa đã được ân thưởng nhiều huy chương cao quý của quân đội VNCH.
Ông tốt nghiệp văn bằng Cử Nhân Chính Trị cùng một số tín chỉ Cao Học Hành Chánh Công Quyền tại trường Đại Học San Jose State University sau khi đến định cư Hoa Kỳ theo diện HO năm 1990.
Ông Huỳnh chuyên nghiên cứu về tư tưởng chính trị và lý thuyết dân chủ hiện thời và ngưỡng mộ ý thức hệ chính trị chủ nghĩa dân tộc của tiền nhân anh dũng của ông.

Thomas Hobbes
(1588-1679)

1) Thân Thế và Sự Nghiệp

Thomas Hobbes (1588-1678)

Thomas Hobbes chào đời năm 1588 trong gia đình của một mục sư giáo phái Anh.  Sau khi tốt nghiệp Oxford, ông làm gia sư cho gia đình phong lưu giàu có Cavendish và giữ sự liên hệ này suốt quảng đời còn lại.  Ông phục vụ Francis Bacon, một nhân vật ủng hộ chính phủ mạnh, chủ nghĩa dân tộc, và chủ nghĩa bành trướng với nhiệm vụ trước tiên là thư ký và sau đó là phụ tá dịch thuật các bài tiểu luận sang tiếng La tinh.  Hobbes đã tự mình dịch Thucydides sang tiếng Anh.  Trong năm mươi năm đầu của đời mình, Hobbes thích văn chương và ngôn ngữ cổ điển.   Vào năm tám mươi bốn tuổi, ông trở lại với ham thích này và đã viết tiểu sử của mình bằng thơ tiếng La tinh.  Trước khi vào tuổi chín mươi, ông hoàn thành bản dịch Iliad and Odyssey của Homer.  Ông mất năm 1679 khi ông chín mươi mốt tuổi. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tin bầu cử Mỹ: Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz lãnh đạo đảng Cộng Hòa tại Thượng Viện chống lại chứng nhận Đại Cử Tri Đoàn của Joe Biden

Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz (Đảng Cộng Hòa, TX)

Tình hình vầu cử tại Mỹ trong ngày 6/1 tới rất căng thẳng….

Theo NewsMax, và nhiều trang báo khác của Hoa Kỳ, Hôm nay, thứ Bảy ngày 2 tháng 1 năm 2021 Thượng Nghị Sĩ (TNS ) Ted Cruz, (CH -TX) cho biết ông sẽ tham gia cùng 10 TNS Đảng Cộng Hòa khác để phản đối ngày 6 tháng 1 đối với chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11.

TNS Cruz và 10 TNS Đảng Cộng Hòa trong đó có những TNS Cộng Hòa vừa mới đắc cử cùng chung một tuyên bố sẽ đưa ra phản đối tại Quốc Hội vào ngày 6 tháng 1. Đó là thời điểm Quốc Hội được Hiến pháp Hoa Kỳ yêu cầu họp để chấp nhận kết quả của Đại Cử Tri Đoàn (ĐCTĐ), một cuộc họp mà trước đây được xem như là một thủ tục.

Lời tuyên bố kêu gọi trì hoãn sự chứng nhận ĐCTĐ trong 10 ngày để điều tra về những cáo buộc sai trái, đã bị TT Trump khiếu nại nhưng bị các tòa án bác bỏ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Nam: lãnh đạo kém, người dân lãnh hậu quả đời sau!

Một nhà máy Nhiệt Điện Than Đá thải khí carbon ra không gian

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cai trị nước Việt Nam (VN) như Thiên Triều thời Hán Đế bên Tàu, nước ngoài muốn làm gì trên lãnh thổ Việt Nam cũng được miễn được Thiên Triều chấp nhận.  Các nhà đầu tư ngoại quốc lợi dụng sơ hở này chỉ cần gõ cửa “nói chuyện” với Thiên Triều là xong. Như chúng ta đã biết Thiên Triều CSVN não trạng của họ chỉ nghĩ đến hai điều: nắm chặt quyền lực cai trị và “văn hóa phong bì”, ngoài ra họ không biết và chẳng cần quan tâm về kinh tế, khoa học, môi trường dân sinh của người dân Việt Nam! “Dân chết mặc dân, tiền Đảng bỏ túi”, người dân trong nước có phản đối, viết lên Facebook góp ý, người Việt hải ngoại có tuyên ngôn, tuyên cáo, biểu tình kiến nghị… thì CSVN vẫn im lặng “có đảng và nhà nước lo”, dân chỉ việc im lặng và cúi đầu làm việc! Nếu ai lên tiếng phản đối thì Đảng bắt vào đồn Công An ép cung, ra tòa kết tội “lật đổ nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa”  đi vào nhà tù cải tạo 10 năm, khi ra khỏi tù thành thân tàn ma dại!
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại: Niccolò Machiavelli (1469-1527)

Lời giới thiệu: Trang nhà https://vietquoc.org xin hân hạnh giới thiệu đến quý độc giả trong và ngoài nước những bài nghiên cứu chính trị rất công phu và giá trị của nhà nghiên cứu Huỳnh Khuê (chúng tôi sẽ giới thiệu thân thế và sự nghiệp của tác giả sau). Trong bài này tác giả đề cập đến một nhân vật nổi tiếng trên thế giới vào thế kỷ thứ 15 là  Niccolò Machiavelli. Sách của Machiavelli được nhiều chính trị gia nổi tiếng trên thế giới dùng làm sách gối đầu giường. Đọc bài nghiên cứu này chúng ta rút ra những “luận cổ suy kim”  từ Machiavelli rất hữu ích.

Niccolò Machiavelli (1469-1527)

1) Thân Thế và Sự Nghiệp 

Niccolò Machiavelli sinh năm 1469 ở Florence, một trong năm tiểu quốc đô thị, “city-states” hàng đầu của người Ý.  Thời thơ ấu, Machavielli đọc nhiều cổ ngữ La tinh và Ý Đại Lợi, nhưng bút pháp phức tạp, mạnh mẽ, và tùy tiện của ông hình như biểu hiện sự thiếu rèn luyện ở trường sở. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến tranh Tình báo Trung – Mỹ: Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST)phân tích tài liệu đánh cắp được để xác định các điệp viên Mỹ

Tranh minh họa (internet)

Vào cuối tháng 12/2020, tạp chí Foreign Policy của Mỹ đã công bố một báo cáo điều tra dài về cuộc chiến dữ liệu toàn cầu giữa các cơ quan tình báo của Trung Cộng và Hoa Kỳ trong thập kỷ qua. Báo cáo dựa trên các cuộc phỏng vấn sâu rộng với hơn 30 giới chức tình báo và an ninh quốc gia Hoa Kỳ tiền nhiệm và đương nhiệm.

Báo cáo được chia thành ba phần: 

Phần 1: Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) phân tích tài liệu đánh cắp được để xác định các điệp viên Mỹ; 

Phần 2: Cơ quan tình báo Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đã phải vật lộn như thế nào trong quá trình Tập Cận Bình củng cố quyền lực;

Phần 3: Hoạt động của cơ quan tình báo dưới thời Tổng thống Trump và sự hợp tác ngày càng khăng khít giữa cơ quan tình báo của ĐCST và Big Tech.

Bài viết này giới thiệu phần thứ nhất: ĐCST phân tích tài liệu đánh cắp được để xác định các điệp viên Mỹ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đảng Cộng Sản Tàu dẫn dụ giới tinh anh Hoa Kỳ “mở đường cho Đảng”…

Phố K tại Washington DC

Lời người post: Đọc bài này và đọc cuốn sách “The Hundred-Year Marathon của Micheal Pillsbury” sẽ biết Trung Cộng đã xâm lược Mỹ tới đâu rồi! Nước Mỹ cần giới lãnh đạo mạnh từ lập pháp – hành pháp – tư pháp quyết liệt chống Tàu Cộng. Nếu không, sẽ bị Tàu Cộng soán ngôi siêu cường!

Sau vụ lộ ra danh sách 1.95 triệu đảng viên Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) vào tháng 8 năm nay, Liên Minh Nghị Viện Xuyên Quốc Gia về Chính Sách Trung Cộng (IPAC) kinh ngạc nhận ra rằng đảng viên ĐCST đã thâm nhập vào nhiều ngõ ngách của xã hội phương Tây như Vương Quốc Anh, Úc và Hoa Kỳ. Những đảng viên này ẩn núp trong hơn 70,000 tổ chức, bao gồm các cơ quan đối ngoại, ngân hàng đa quốc gia, công ty dược phẩm cao cấp, các viện hàn lâm và các nhà sản xuất quốc phòng…

Ông Iain Duncan Smith, cựu lãnh đạo Đảng Bảo Thủ Vương Quốc Anh, từng cảnh cáo rằng các công ty và trường đại học của Anh quá ngây thơ không thể nhận ra rằng ĐCST đang phá hủy phương thức sinh hoạt của chính họ, “Gia nhập ĐCST hoàn toàn khác với việc gia nhập một đảng chính trị ở Anh hay bất kỳ quốc gia dân chủ nào khác. Nó gần giống với việc gia nhập băng đảng tội phạm ở New York”. Các đảng viên phải tuyệt đối trung thành với đảng, phải “giữ gìn bí mật của đảng”, “suốt đời chiến đấu hy sinh cho chủ nghĩa cộng sản”,  luôn chuẩn bị sẵn sàng “hy sinh tất cả vì đảng” và phải tuyên thệ với lãnh đạo. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Người Bạn Đồng Minh, Một Tấm Lòng…

Cựu Đại Úy Dennis S. Q. Kim là người Mỹ gốc Đại Hàn, gia nhập Quân Đội Hoa Kỳ ngày 12 tháng 6 năm 1964. Ông tham chiến ở Việt Nam hai vòng. Lần đầu từ tháng 6, 1966 đến tháng 6, 1967 với tư cách Cố Vấn cho các Tiểu Đoàn 34, Tiểu Đoàn 38 BĐQ. Lần thứ hai là từ tháng 6, 1968 đến tháng 6, 1969 và được bổ nhiệm làm Cố Vấn Trưởng tại Khoa Chiến Thuật của Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân ở Dục Mỹ. 

Đại Úy Dennis Kim – người đứng thứ 4 từ phải có mũi tên xanh. Thứ 5 từ bên phải là Thiếu Tá Nguyễn Văn Xiển, Tiểu Đoàn Trưởng  tiểu đoàn 34 BĐQ (mũi tên xanh, kính đen) chụp với Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn 34 BĐQ vào năm 1966 trong khi chờ trực thăng vận vào chiến trường Chiến Khu D.

Tuy đã về hưu từ lâu, ông vẫn giữ mối tình son sắt với những chiến hữu VNCH, nhất là các cựu quân nhân Biệt Động Quân. Ông có một bộ sưu tập khá đầy đủ các phù hiệu, huy hiệu QLVNCH cả từ thời xa xưa khi còn là Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt