Search Results for: Yên Báy Y dài hay i ngắn

Chút suy nghĩ về Tập Cận Huân, Ôn Gia Bảo và Cao Trí Thịnh ngày 25/04

Hình ảnh người biểu tình vô danh đứng chặn đoàn xe tăng trên Đại lộ Trường Anh trong sự kiện Lục Tứ năm 1989. (Ảnh: Jeff Widener/Wikipedia, The Associated Press) 

Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, người ta chứng kiến sự vùng vẫy của người Trung Hoa trong việc tìm kiếm lối thoát cho chính mình. Từ trong sâu thẳm tâm linh, người Trung Hoa kỳ thực đều hiểu rằng Đảng Cộng Sản Tàu không phải là lối thoát cho dân tộc. Ai ai đều thầm thóa mạ nó, nhưng ai ai cũng đều sợ hãi nó. Đảng dẫu thâu tóm được nhiều quyền lực và tiền bạc về đến đâu thì người Trung Hoa cũng không thể an lành. Ôn Gia Bảo, Tập Trọng Huân và Cao Trí Thịnh là ba cá nhân nổi bật tại Trung Hoa, là tiêu biểu cho ba hướng đi tìm kiếm con đường cho dân tộc này trong sự giao thoa giữa hai thế kỷ. Họ dẫu khác nhau về xuất thân, lập trường, địa vị chính trị và cả phương cách thực hiện, nhưng lại cho người ta rất nhiều suy ngẫm.

Bối cảnh ngã ba đường

Trong bất cứ xã hội nào, cũng luôn có những người tốt dám hy sinh bản thân cho lợi ích của người khác hay cho công lý, và cũng có không ít người mong ước đến một hoàn cảnh tốt đẹp hơn cho dân tộc. Nhưng trong nhiều trường hợp, đặc biệt là ở Trung Hoa, họ cần có một phương hướng, cần có một con đường. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

62 năm: Tiến trình Trung Cộng xâm lăng Biển Đông!

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org): Sự xâm lăng của Trung Cộng (TC) trên Biển Đông kéo dài 62 năm, qua nhiều thời kỳ được Bắc Kinh tính toán rất kỹ lưỡng. Đến tháng 4/2020, họ đã đi đến giai đoạn cuối của cuộc xâm lăng, dứt điểm Biển Đông! Người  Việt Nam chúng ta từ trong ra ngoài nước, từ thôn quê đến thành thị, từ già đến trẻ, ai cũng biết Trung Cộng xâm lăng Biển Đông. Nhưng ít ai biết những âm mưu xâm lăng của TC như thế nào? Bài này kèm theo những tấm hình giúp chúng ta nhìn rõ âm mưu xâm lược trường kỳ của Trung Cộng. Sự xâm lăng của Bắc Kinh mang tầm nguy hại như thế nào đối với Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung? 

Biển Đông

1) Chủ quyền: Rộng 3,500,000 cây số vuông, dựa vào yếu tố lịch sử và địa lý phần lớn lãnh hải Biển Đông gồm quần đảo Hoàng sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Khi có luật Biển Liên Hiệp Quốc 1982 (United Nations Convention for the Law of the Sea 1982 – UNCLOS) – Vùng đặc quyền khai thác kinh tế của Việt Nam từ bờ ra Biển Đông rộng đến 200 hải lý tức 370.4 km, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2) Tài nguyên cung cấp nguồn sống vô tận cho dân tộc Việt Nam:
– Thực phẩm: Có 2,038 loài cá biển, 225 loài tôm biển, 300 loài san hô, 653 loài rong biển….khai thác từ đời này sang đời khác không bao giờ hết…
– Khoáng sản: Là một trong 5 bồn chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Trữ lượng khai thác dầu khoảng 2 tỉ tấn và 1000 tỉ tấn  khí đốt. Cùng với những loại nham thạch quý khác.
– Giao thông: Tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới: 50% hàng hóa của thế giới trị giá gần 5,000 tỉ USD hằng năm di chuyển qua tuyến hàng hải Biển Đông.
3) Bị Trung Cộng chiếm: 62 năm qua, Trung Cộng có âm mưu lâu dài xâm chiếm Biển Đông. Đi từ số không thành vùng tranh chấp, từ tranh chấp thành chủ quyền với bản đồ “chín đoạn – hình lưỡi bò” chiếm gần 90% diện tích Biển Đông.

Theo Luật Biển 1982 (UNCLOSS 1982), hình viền màu xanh lá cây,  là vùng EEZ gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền khai thác kinh tế của Việt Nam. Theo yếu tố lịch sử, thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam. Nay, Trung Cộng tự vẽ bản đồ “9 đoạn – hình lưởi bò” (màu đỏ) xâm chiếm hết Hoàng Sa và Trường Sa cho là chủ quyền của họ.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ cảnh cáo Trung Cộng về Biển Đông và Đài Loan

Ned Price: Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Mỹ tuyên bô vê Biển Động & Đài Loan hôm 7/4/2021

Hôm qua, 07/04/2021, Hoa Kỳ đã lên tiếng cảnh cáo Trung Cộng về những hành động ngày càng hung hăng đối với Philippines và Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh đến những nghĩa vụ của Washington đối với các đối tác châu Á.

Theo hãng tin AFP, trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price khẳng định : “Một cuộc tấn công vũ trang chống các lực lượng quân sự, các tàu hay các phi cơ của Philippines tại vùng Thái Bình Dương, kể cả ở Biển Đông, sẽ buộc chúng tôi thi hành các nghĩa vụ chiếu theo hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tin chắc phương Tây suy tàn, Trung Quốc chớp lấy thời cơ để tung hoành

The Economist nhận định “Trung Cộng tin chắc phương Tây đang trên đà suy tàn không thể cứu vãn”. Giới lãnh đạo Bắc Kinh cho rằng đây là thời cơ của mình và vội vàng nắm lấy. 

Bắc Kinh thô bạo hơn, với chủ nghĩa dân tộc hung hăng

Khao khát trở nên giàu có và hùng mạnh, 40 năm qua Trung Cộng hiếp đáp những nước yếu hơn và thận trọng đối với bất cứ nước nào có khả năng trả đũa. Tuy nhiên gần đây Bắc Kinh dường như đã thay đổi trong cách tính toán rủi ro. Trước hết, Dương Khiết Trì đã lên mặt giảng đạo đức cho các nhà ngoại giao Mỹ tại Alaska, và sau đó được coi như người hùng tại Hoa Lục. Tiếp theo, Bắc Kinh trừng phạt các chính khách, nhà ngoại giao, giáo sư, luật sư, nhà hoạt động dân chủ Anh, Canada, châu Âu, để trả đũa các trừng phạt của phương Tây về việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: Jean Jacques Rousseau (phần 1)

Lời người post: Jean Jacques Rousseau là một nhà triết học thuộc trào lưu khai sáng có ảnh hưởng lớn đối với Cách mạng Pháp 1789, một nhà tâm lý về tiểu thuyết xã hội, và phát triển chủ nghĩa dân tộc. Tác giả Huỳnh Khuê đã nghiên cứu sâu vào những lãnh vực đặc thù của Jean Jacques Rousseau: Bình đẳng, cộng đồng và tính hợp pháp, nhà làm luật và quyền lập pháp, tự do và dân chủ.
Trong phần một này, tác giả nói về thân thế sự nghiệp của Jean Jacques Rousseau và nguồn gốc của bình đẳng. 

Về bình đẳng: Rousseau cho rằng cuộc sống cần có khế ước xã hội và từ bỏ các quyền tự nhiên. Vì  trạng thái tự nhiên bị tha hóa trở thành một tình trạng hỗn man không còn luật pháp hay đạo đức, nên loài người cần một khế ước giữa người với người để tồn tại. Trong cuộc sống, bên cạnh sự cạnh tranh lẫn nhau, loài người cũng còn phụ thuộc vào nhau để tồn sinh. Theo Rousseau, bằng cách sát cánh bên nhau thông qua một khề ước bình đẳng,  con người sẽ giải thoát cả hai áp lực vẫn tồn tại và vẫn tự do trong khế ước xã hội. 

Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
Jean Jacques Rousseau (1712-1778)

(Ý nghĩa và nguồn gốc của bình đẳng)

I) Thân Thế và Sự Nghiệp

Jean Jacques Rousseau (1712-1778)

Rousseau sinh năm 1712 tại Geneva, một thành phố thâm nhập với nền đạo lý nghiêm khắc của John Calvin, người đã ngự trị ở đấy hơn một thế kỷ trước.  Gia đình của Rousseau là người Pháp và được đưa đến tị nạn tại Switzerland trong thời gian bách hại của người Huguenots.  Ngoài ra, ảnh hưởng của người Calvin thể hiện một ít va chạm đến Rousseau.  Người cha là một người có nhiều khuynh hướng khác thường: ông bắt đầu là một thợ sửa đồng hồ nhưng bỏ ngay việc làm ăn không mấy sinh động này để trở thành người dạy khiêu vũ.  Ông không làm một nghề nào nghiêm chỉnh, ông bỏ nghề trong một cuộc du lịch ngẫu nhiên nào đó khi tinh thần ông lay chuyển.  Mẹ của Rousseau qua đời lúc sinh nở và cha của ông phải nuôi con.  Phần giáo dục của người con gồm việc được nghe đọc nhiều hơn cả là những câu chuyện mạo hiểm màu mè thâu canh.  Nếu điều này đưa đến việc coi thường đối với vấn đề truyền thống như giờ ngày thường xuyên, nó truyền cảm hứng vô hạn cho trí tưởng tượng.  Rousseau không muốn tập tành buôn bán ở Geneva, và lúc mười sáu tuổi ông ra khỏi nhà và thoát khỏi thành phố.  Không giống Hobbes và Locke, ông không có một công việc vững vàng cũng không có sự bảo trợ cao quý nào.  Cuộc sống của ông là một chuỗi dài lang thang không dứt khắp Châu Âu, và có nhiều lúc ông thấu hiểu cái nghèo và bạc đãi thật sự.  Thật vậy, có một thời kỳ ông sa sút đến mức trộm cắp lặt vặt để sống còn, và nhiều thời kỳ khác khi ông sống nhờ một số đàn bà đã sữa soạn đóng vai người mẹ mà ông không bao giờ biết.  Rousseau đã lập gia đình, nhưng như một người đàn ông của gia đình, ông được ghi nhận là không trung tín, và sự thiếu trách nhiệm của ông được nhìn thấy hiển nhiên khi ông bỏ đói các con vì không muốn cung cấp cho chúng.  Tuy nhiên, đối với tất cả những hoạt cảnh về bản tính chống xã hội này, nhân cách của Rousseau đã tham gia đầy đủ và những cánh cửa vẫn mở ra hết lần này đến lần khác và sự tha thứ đã được ban cho ông. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sửa Đổi Thuốc Chủng Ngừa Để Đối Phó Với Biến Thể Của Virus Vũ Hán

Thuốc  chủng ngừa virus Vũ Hán Moderna

Thuốc chủng ngừa (vaccine) khi được bào chế chỉ dùng thử trong phòng thí nghiệm. Nhưng khi đem chích vào vai người được chủng ngừa thì đây lại là một chuyện khác. Đó chính là hiệu quả cụ thể của thuốc chủng trong thế giới giới thực sự ở ngoài đời. Do đó, hai kết quả đôi khi khác nhau. Từ khi thuốc chủng ngừa virus Vũ Hán (Covid-19) được chấp thuận vào cuối năm 2020, có tới 250 triệu người trên khắp thế giới được chích ngừa, và các viên chức y tế công cộng bắt đầu quan sát xem thuốc chủng có làm tốt việc chống lại bệnh dịch hay không? Sau khi họ làm xét nghiệm tối hậu (ultimate test) về hiệu quả của thuốc chủng.

Tin tức tìm được sẽ có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì con virus SAR-CoV-2 đang bắt đầu có biến dạng ở một số nước, như nước Anh và Nam Phi khiến cho các viên chức y tế công cộng, và các nhà lãnh đạo quốc gia lo ngại không hiểu các loại thuốc chủng ngừa hiện nay có đủ sức chống lại những biến thể của con virus hay không. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đông Nam Á trong mắt Trung Cộng: Miến Điện, eo biển Malacca và Biển Đông

Biểu tình chống đảo chính quân sự tại Miến Điện tại Shan state, gần biên giới Miến – Trung, 8 tháng Hai, 2021. (Photo by STR / AFP)

Có những góc nhìn cho rằng Trung Cộng là bên thua cuộc trong cuộc đảo chính tại Miến Điện. Lập luận này dựa trên những tuyên bố ngoại giao của Trung Cộng, tuyên bố của những học giả Trung Cộng và những cảm xúc chống đối và nghi kỵ Trung Cộng trong xã hội dân sự Miến Điện và thậm chí trong cả một số lãnh đạo quân đội.

Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ lợi ích địa chính trị, giới quân sự Miến Điện hiện đã bước vào tình thế cần Trung Cộng. Cuộc đảo chính và việc đàn áp đẫm máu người biểu tình hiện nay có thể thay đổi bàn cờ địa chính trị ở châu Á, đem lại lợi thế to lớn cho Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Toàn cảnh cuộc đấu kinh tế, an ninh quốc gia giữa Mỹ – Trung Cộng

Ngoài cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch virus Vũ Hán, thế giới hiện còn phải đối diện với một cú sốc hiện sinh thứ ba, đó là màn kịch lớn trong đầu thế kỷ 21 này: Một Trung Cộng gian manh và quyết đoán hơn!

Các nền dân chủ theo khuynh hướng tự do chỉ đơn giản là xem Trung Cộng như một đối thủ cạnh tranh cung ứng chuỗi tiêu dùng và hiếu chiến, nhưng trong thập niên qua, Bắc Kinh đã phát triển và thay đổi để trở thành một đối thủ về kinh tế và an ninh quốc gia mà Hoa Kỳ phải coi chừng trong cuộc cạnh tranh về ý thức hệ và chiến lược. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Châu Âu “xoay trục”: Đức nối gót Anh và Pháp cho chiến hạm tiến vào Biển Đông

Một chiến hạm của Đức tại Virginia, Mỹ, năm 2018. Ảnh: Reuters

Lần đầu tiên trong gần 20 năm, đến tháng 8/2021, một chiến hạm Đức sẽ đi ngang qua Biển Đông trên đường về nước sau khi tham gia tập trận cùng với Hải Quân Nhật Bản. Đức là cường quốc châu Âu thứ ba sau Pháp và Anh thúc đẩy  “chiến lược xoay trục” qua châu Á, với tầm nhắm là thế lực đang bành trướng của Trung Cộng.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: John Locke (phần 3)

Lời người post: Dưới đây là phần 3 cũng là phần cuối mà nhà nghiên cứu Huỳnh Khuê nói về John Locke – một khuôn mặt lớn của nền dân chủ đương đại,  cha đẻ của Tam Quyền Phân Lập mà Hiến Pháp Hoa Kỳ đã căn cứ trên lý thuyết này để soạn thảo và ra đời vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Và đã áp dụng trên nước Mỹ từ 233 năm nay.  Trong phần 3, tác giả đề cập vấn đề tài sản và nhân cách, các quyền của con người đối với xã hội và đối với chính quyền của John Locke.  

Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
John Locke (1632-1704)
(Tài sản và quyền con người)

Tài Sản Và Nhân Cách
(Property and Personality) 

“Mục đích lớn lao và chủ yếu,” Locke nói, “của sự đoàn kết của con người vào khối thịnh vượng chung, và tự đặt mình dưới chính phủ, là sự bảo toàn tài sản của họ.”[15]  Chỉ những gì mà Locke định nghĩa về tài sản là một trong những câu hỏi gây nhiều tranh cãi về lý thuyết chính trị.  Thoạt nhìn, hình như nó thể hiện rằng một triết lý cao cả về tự do phải thoái hóa thành một sự bảo vệ ý thức hệ của lợi ích kinh doanh.  Nhưng điều này không phải là ý nghĩa của Locke.  Khi ông nói về tài sản, ông có ý định rằng sở hữu và lợi tức của tài sản ấy sẽ được dành cho các công dân – có lẽ không phải bằng những phần bằng nhau, nhưng rộng rãi đủ để tài sản có một vai trò ý nghĩa trong cuộc sống của mọi người.  Có thể tốt hơn, trước khi xem xét phân tích của Locke, chúng ta hãy chú ý đến các quan niệm hiện đại và truyền thống của cơ chế này; vì từ ấy tự nó được sử dụng quá thay đổi đến nổi bất cứ sinh viên ngành chính trị nào cũng phải cố gắng để ổn định cho họ suy nghĩ riêng trên vấn đề ấy trước khi đến với lý thuyết của vài người nữa.   [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tập bị phản đòn khi đánh giá sai lầm xu thế thời đại!

Hình minh họa Tập lên ngôi hoành đế nước Tàu

Đằng sau việc Tập Cận Bình thường xuyên nhắc đến “biến động lớn trăm năm mới gặp”

Ngày 28/12/2017, Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra tuyên bố về “Những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ” tại cuộc họp năm 2017 của các đặc phái viên ngoại giao thường trú ở nước ngoài. Sau đó, Trung Cộng đã bắt đầu quảng bá lời tuyên bố này một cách cao độ, và hàng nghìn bài báo của các bình luận, học giả đã theo đó mà phụ họa. Còn những lời nói của quan chức Trung Cộng thì như một đàn ngỗng kêu to theo tiếng nổ của Tập Cận Bình. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tình người: Cửa hàng Austin Texas miễn tính tiền vì bảo tuyết cúp điện…

Một cửa hàng H.E.B bán thực phẩm tại Texas cho phép hàng trăm khách hàng không mang theo tiền mặt rời đi với xe đẩy chất đầy thực phẩm phẩm.

Theo phóng viên tờ Washington Post: Đèn vụt tắt khi có hàng trăm người đang hiện diện trong cửa hàng thực phẩm H-E-B ở thành phố Austin, Texas. Họ đang cố gắng mua trữ nhu yếu phẩm khi tiểu bang miền Nam này đang trong tình trạng khẩn cấp do ảnh hưởng của trận bão tuyết lớn chưa từng có trong lịch sử.  Niềm lo âu xuất hiện trên khuôn mặt nhiều người, trong số đó vì họ chỉ mang theo thẻ tín dụng. Mất điện, đồng nghĩa với việc máy dùng thẻ credit card sẽ không hoạt động và họ có thể phải bỏ lại hàng hóa và chẳng có gì mang về cho gia đình. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ đưa hai đội tác chiến hàng không mẫu hạm tập trận ở Biển Đông

Đội tác chiến hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt và Nimitz tập trận ở Biển Đông vào ngày 9/2/2021

Hai đội tàu tác chiến hàng không mẫu hạm của Mỹ vừa tiến hành tập trận chung ở Biển Đông hôm 9/2, vài ngày sau khi một tàu chiến của Mỹ đi gần các đảo do Trung Cộng kiểm soát trong vùng biển tranh chấp, khiến Trung Cộng chỉ trích Mỹ “gây bất ổn” trong khu vực, theo Reuters.

đội tàu tác chiến hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt và Nimitz “tiến hành nhiều cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng tương tác giữa các khí tài cũng như khả năng chỉ huy và kiểm soát”, Hải quân Mỹ cho biết về hoạt động hàng không mẫu hạm kép đầu tiên trên tuyến đường thủy bận rộn kể từ tháng 7/2020. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cụ Bi “lên voi” nắm vố, Bác Trùm “xuống chó” đánh banh…

Hình biếm họa

Phiếm luận thời sự….

Những bài của tác giả Địa Lôi gửi cho điện báo Việt Quốc từ đây về sau thuộc loại phiếm luận thời sự, đọc giải trí trong thật có ảo, trong ảo có thật. Ngại bị các trang mạng Facebook, Twitter, Intergram dán nhãn cho nên Địa Lôi tôi tự đặt tên những nhận vật quần hùng trên địa cầu này:  TT Biden gọi là “Cụ Bi”, Cựu TT Donald Trump là “Bác Trùm”,  cụ bà Pelosi là  “Lão Bà Beo”, Tập Cận Bình gọi là “Lão Xí” (Xi Jimping), TT Putin lọi “Lão Bu”, Hunter Biden thì gọi “Thái tử  Hân”, Kim Jong Un gọi là “Chú Ủn”…Sau này, có quần hùng nào nữa thì sẽ đặt tên để “một người một vẻ, mười phân vẹn mười” [Nguyễn Du] [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tổng Khởi Nghĩa VNQDĐ (10-02-1930): Gương chống ngoại xâm sáng ngời đến nghìn sau

Toàn thể Đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng trong và ngoài nước kỷ niệm lần thứ 91 Tổng Khởi Nghĩa của VNQDĐ ngày (10/02/1930 – 10/02/2021)

Ngày Việt Nam Quốc Dân Đảng vùng lên làm cuộc tổng khởi nghĩa đánh đuổi thực dân Pháp dành độc lập cho dân tộc. Cuộc khởi nghĩa thất bại hàng ngàn chiến sĩ yêu nước bị đày đi côn đảo, hằng trăm đảng viên VNQDĐ bị lưu đày biệt xứ tại rừng Amazone, Nam Mỹ rồi bỏ mình nơi chốn lao tù hoặc biệt xứ ở xứ người không bao giờ được trở về quê hương. Tháng 01, năm 2010 một phái đoàn Việt Nam Quốc Dân Đảng do đồng chí Lê Thành Nhân dẫn đầu đã đến Guyane dựng bia tưởng niệm những anh hùng dân tộc bỏ mình nơi rừng sâu Nam Mỹ. 

Tấm bia tưởng niệm được dựng tại Nhà Lao An Nam ngày 29-01-2010 trong rừng L’Inini, rặng Amazon, nay thuộc quận Montsynery-Tonnegrande Guyane France, Nam Mỹ

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt