Sự sụp đổ của Vladimir Putin giờ chỉ còn là vấn đề thời gian

Vài nét vế tác giả Daniel John Hannan

Daniel John Hannan

Daniel John Hannan là Nam tước Hannan của xứ Kingsclere, ông sinh ngày 1 tháng 9 năm 1971,  là một nhà văn, nhà báo và chính trị gia người Anh. Là đảng viên của Đảng Bảo thủ và là Nghị sĩ Nghị Viện Châu Âu (Daniel John Hannan) đại diện Đông Nam nước Anh từ năm 1999 đến năm 2020. Hiện Hannan là thành viên tại Viện Quý tộc, và là cố vấn cho Hội đồng Thương Mại Anh. Ông là chủ tịch sáng lập của Sáng kiến ​​Thương mại Tự do. Hannan là một trong những tổ chức vận động Anh rời khỏi EU vào năm 2016, ông đóng vai trò nổi bật trong chiến dịch trưng cầu dân ý, tham gia vào những cuộc tranh luận công khai về việc  này.

Nam Tước Hannan xứ Kingsclere đã viết các chuyên mục cho các báo ở Anh và Mỹ như The Sunday Telegraph, International Business Times, ConservativeHome và Washington Examiner, Daily Mail, The Guardian, The Daily Telegraph, The Sun, The Spectator và The Wall Street Journal. Ông là tổng biên tập của The Conservative, một tạp chí hàng quý tộc về tư tưởng chính trị và ông đã xuất bản nhiều cuốn sách. Trong cuộc tấn công của Ukraine vào tỉnh Kirsk của Nga, Daniel John Hannan đã mô tả: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Huế Của Một Thời

Khoảnh khắc lãng mạn của cơn mưa xứ Huế

Huế không bao giờ là của tương lai, nơi đó là quá khứ, là những gì đã yên nghỉ, cùng với những linh hồn oan khuất chưa siêu thoát!
Trong giọng nói, có một cái gì đó gọi là rất Huế, đối với Quảng Nam – Ðà Nẵng, cách nhau một ngọn đèo thì nói khác cũng là điều đương nhiên. Nhưng với Quảng Trị, cách mấy mươi cây số đường đồng bằng, giọng Huế không lẫn vào được. Dạ, dạ thưa, âm thanh của tiếng nói nhỏ nhẹ, dịu dàng của xứ Huế.
Vì phải sống trong một hoàn cảnh đặc biệt nên phải kềm giữ sự yên tĩnh, nho nhã theo cung cách quý tộc, quan liêu hay bình dân thôn giã cũng phải nhu mì, gia giáo. Theo các nhà nghiên cứu về thổ âm thì cho rằng, “Ở nơi nước trong thì tiếng nhỏ, ở nơi nước đục thì tiếng to”. “Ðiều rất Huế trong giọng nói này, lâu hóa thành thói quen, được xem là một phong thái lịch sự đặc biệt không đâu có. Làm sao người ta quên được cái tiếng dạ lạ kỳ của người con gái Huế, dạ để khỏa lấp, dạ để từ chối, dạ để đồng ý hay dạ có nghĩa là không gì hết. Làm sao anh chàng trong Quảng ra thi có thể hiểu và chịu đựng nổi một lối trả lời vô thưởng vô phạt, nhưng lễ phép và nhỏ nhẹ, không thể trách vào đâu của một người con gái Huế mà anh ta muốn làm quen.
– Em tên chi? Dạ!
– Nhà em ở đâu? Dạ!
– Tôi có thể làm quen với em được không? Dạ!
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tô Lâm đi Trung Quốc: những điểm đáng chú ý?

Tập Cận Bình mời Tô Lâm uống trà tại Bắc Kinh ngày 19/08/2024.


Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) Tô Lâm và phu nhân sẽ thăm cấp quốc gia tới Trung Cộng từ ngày 18-20/8. Đây là chuyến đi thăm nước ngoài đầu tiên của Tô Lâm trên cương vị chủ tịch nước và tổng bí thư đảng CSVN. Vào tháng 7/2024, Tô Lâm đã có chuyến đi thăm nước ngoài tới Lào và Campuchia, nhưng lúc bấy giờ ông chưa làm Tổng Bí Thư đảng CSVN.
Chuyến thăm tới Trung Cộng được cho là để khẳng định mối quan hệ bền chặt giữa hai nước được coi là “anh em đồng chí cộng sản”. Là láng giềng, Trung Cộng và Việt Nam có nền chính trị Cộng Sản độc tài toàn trị giống nhau, là đối tác kinh tế quan trọng của nhau, nhưng cũng có mâu thuẫn không thể hóa giải về chủ quyền trên Biển Đông.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ứng cử viên độc lập Robert Kennedy Jr. bỏ cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc năm 2024

Robert Francis Kennedy Jr.

Năm nay tại sao Hoa Kỳ có nhiều người bỏ cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc quá vậy? Tháng rồi Joe Biden bỏ cuộc đua, giới thiệu bà Kamala Harris trẻ hơn, chạy đua cho đảng Dân Chủ vào Tòa Bạch Ốc. Hôm nay, nghe ông Robert Kennedy Jr. bỏ cuộc nữa. Tên đầy đủ của ứng cử viên này là Robert Francis Kennedy Jr. (hay viết tắt RFK Jr.), sinh ngày 17/01/1954 là con trai của cựu Bộ Tưởng Tư Pháp Hoa Kỳ và là thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy, và là cháu trai gọi bằng bác của tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy và gọi bằng chú thượng nghị sĩ Ted Kennedy. RFK Jr. là một chính trị gia, luật sư môi trường và là ứng cử viên độc lập trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024, dù ông gốc gác là đảng Dân Chủ.

Tin tức từ báo chí Mỹ cho biết: RFK Jr. cuối cùng cũng sắp bỏ cuộc đua thể giúp Trump một tay. Ông ta đang có kế hoạch kết thúc chiến dịch tranh cử tổng thống của mình vào cuối tuần này.

Theo ABC News đưa tin hôm thứ Tư 21/08: RFK Jr. sẽ phát biểu trước toàn quốc vào thứ Sáu về “con đường phía trước của ông”. Việc ngưng chiến dịch tranh cử của ông đã thông báo vào thứ Tư. Ông sẽ Tuyên bố chính thức vào cuối tuần này trong đó có việc Kennedy nghiêng về việc ủng hộ Donald Trump làm tổng thống, nhưng điều này vẫn chưa chắc chắn và có thể thay đổi phút chót tức là giờ phút ông chính thức tuyên bố ngưng cuộc đua.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hôm 18/08 Tô Lâm sang thăm Trung Cộng đầu tiên…

Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng Vương Nghi đón Tô Lâm tại máy bay

Sáng 18/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) Tô Lâm và vợ Ngô Phương Ly cùng đoàn cán bộ CSVN đã tới Quảng Đông, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước với Trung Cộng.

Tùy tùng với Tô làm có những tên trong Bộ Chính Trị (BCT) đảng CSVN gồm: Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Đỗ Văn Chiến, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia HCM kiêm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Công an CSVN Lương Tam Quang (mới lên Ủy Viên BCT 2 ngày)

Ngoài ra còn có những tên không thuộc BCT cũng được đi theo gồm: Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, Bộ Trưởng Ngoại Giao Bùi Thanh Sơn, Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Duy Ngọc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, cùng một số cầm đầu các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương và Đại sứ nhà nước CSVN tại Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tầm quan trọng của Ukraine tấn công vào tỉnh Kursk của Nga

Tinh Kursk ở Nga (màu vàng gạch chéo)

Kursk là một địa danh lịch sử chiến tranh trong Đệ II Thế Chiến giữa quân Đức và Nga đã từng xẩy ra những trận chiến khốc liệt kéo dài 48 ngày (5/7-23/8/1943).
Một lần nữa, vào ngày 6/08/2024 Ukraine đã tấn công vào tỉnh Kursk (không phải cầu Kursh ở Crimea) thuộc lãnh thổ Nga, tưởng như “châu chấu đá voi”. Đến nay đã 12 ngày (6-18/8), quân Ukraine tung hoành trên vùng Kursk làm cho Putin rất bối rối. Quân Ukraine đã chiếm gần 1.200 cây số vuông và dự định tấn công qua tỉnh kế cận Belgorod.
Tỉnh trưởng Belgorod, Vyacheslav Gladkov tuyên bố trên đài Telegram rằng: Quân đội Ukraine đã pháo kích bằng súng canon Himars và tấn công bằng máy bay không người lái từ phía biên giới của Nga. Ông cho rằng tình hình “vô cùng khó khăn và căng thẳng”. Ông cũng thông cáo tình trạng khẩn cấp cho người dân ở tỉnh Belgorod chuẩn bị di tản.
Những tin đồn cho rằng quân Ukraine đã tiến vào vào Kursk nhằm cố gắng ngăn chặn cuộc tấn công của Nga vào thành phố lớn thứ hai Kharkiv của Ukraine nằm cách biên giới Nga 20 dặm. Lời đồn đó chỉ đúng phần nào… [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Những điểm nóng trên thế giới…

1) Ukraine làm “châu chấu đá voi”, đem quân chiếm Kursk, một vùng đất thuộc lãnh thổ nước Nga!
2) Trung Đông bên bờ vực đại chiến
3) Bangladesh có biến, chế độ độc tài gần 20 năm qua đã bỏ chạy.
4) Phe quân Phiệt ở Miến Điện bị yếu thế trước quân du kích.

Hai đề tài đầu tiên khá thú vị kéo dài bao lâu nay, khi lên lúc xuống làm cho cả thế giới sốt ruột, website https://vietquoc.org sẽ có bài nhận định về việc này. Hai đề tài sau, cho thấy chiều hướng thì có lợi cho đấu tranh tự do dân chủ vì chế độ độc tài ở Bangladesk và Miến Điện đang bị phá sản. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Khi Việt Nam bị CSVN thắt chặt đàn áp nhiều người bị bỏ tù và lưu vong…

Khi CSVN thắt chặt sự đàn áp nhân quyền, nhiều người bị bỏ tù và lưu vong (ảnh: Jenny Vaughan/AFP/Getty Images)

Lời người post: Bài viết này giúp cho các tổ chức đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam nhìn thấy những thế lực quốc tế ảnh hương đến Việt Nam như thế nào?.

Theo các nhóm nhân quyền và các nhà phân tích an ninh thế giới, Nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã thực hiện những cuộc đàn áp mạnh bạo đối với những người bất đồng chính kiến trong nhiều thập niên qua, bỏ tù hàng loạt các nhà hoạt động, luật sư, nhà báo và thậm chí còn đẩy nhiều người vào cảnh phải lưu vong ra nước ngoài. Sự đàn áp gia tăng tiếp tục mạnh hơn từ khi Hoa Kỳ nâng cao quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên mức cao nhất “đối tác chiến lược toàn diện”.  Kể từ khi hai nước kết thúc chiến tranh 30 tháng 4 năm 1975, chính phủ Mỹ dưới thời Joe Biden đã cung cấp hàng trăm triệu đô la viện trợ và hối thúc các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ và sản xuất chip điện tử.

Hiện tại, các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam và thế giới cho biết họ lo ngại sự đàn áp nhân quyển sẽ trở nên tồi tệ hơn khi họ Tô lên nắm quyền vì Tô Lâm từng là người đứng đầu cơ quan công an CSVN, đã từng chủ đạo phần lớn các cuộc đàn áp trước đây.  Nay Tô Lâm lại lên chức Tổng Bí Thư đảng CSVN, nắm vị trí quyền lực cao nhất của đất nước này, vậy nhân quyền tại Việt nam sẽ đi về đâu? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thái độ của Tô Lâm mới lên Tổng Bí Thư đảng CSVN

Tô Lâm đón tiếp Putin thăm Việt Nam ngày 20/06/2024 (Ảnh: Internet)

I) Chúc mừng của các nước “anh em, đồng chí” với Bắc Bộ Phủ:

Khi Tô Lâm mới lên ngôi Tân Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) vào sáng mồng 3 tháng 8, 2024, lập tức Putin, Tập Cân Bình, Norodom Sihamoni Quốc Vương Campuchia, Thongloun Sisoulith Chủ tịch kiêm Tổng Bí Thư Cộng Sản Lào nhanh chóng gửi điện thư chúc mừng Tổng Tô trong cùng ngày hôm đó. Mỗi thư chúc mừng đều phản ảnh tình hình bang giao hai nước (1):

Norodom Sihamoni của Campuchia viết: “Tôi tin tưởng quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia sẽ ngày càng gắn bó tốt đẹp và tiếp tục duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác song phương hữu nghị, đoàn kết và phát triển”. Campuchia càng ngày càng nô lệ Trung Cộng, gần đây Trung Cộng tài trợ 1.7 tỷ USD cho kênh đào Phù Nam làm cho tình hình Việt-Campuchia căng thẳng thêm. Quốc vương Norodom trong chúc mừng kèm theo “kinh hòa bình” với mục đích ấy, xin đừng vì chuyện “Kênh Phù Nam” mà hai nước đánh nhau. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thế vận hội Olympic Paris 2024 kết thúc ngày 11 tháng 8 năm 2024

Thế vận hội Mùa hè năm 2024 tại Paris, tên gọi chính thức bằng tiếng Anh là Games of the XXXIII Olympiad, tiếng Pháp: Jeux de la XXXIIIe Olympiade hay còn gọi là Thế Vận Hội Olympic Paris 2024, là một sự kiện thi đấu thể thao quốc tế với 32 bộ môn thể thao khác nhau. Thế Vận Hội Olympic Paris 20024 khai mạc lúc 1:00 giờ sáng 27/07 đến ngày 11/08/2024 tại thủ đô  Paris nước Pháp. Cuộc thi đấu diễn ra tại thành phố Paris là chính cùng 16 thành phố khác tại Pháp, và tại hai đảo hải ngoại thuộc Pháp là Tahiti và Polynésie.
Olympic Paris 2024 trước sự đe dọa của các nhóm khủng bố, nhưng đã kết thúc bình an và thành công mỹ mãn dưới sự bảo đảm an ninh do chính phủ Pháp.

Sau 15 ngày thi đấu các bộ môn thể thao, các lực sỹ điền kinh đến từ 206 Ủy Ban Olympic Quốc Gia tham dự từ khắp năm châu và các hải đảo xa xôi, ngoại trừ 2 nước Nga và Belarus không được tham dự vì lý do đặc biệt.
Các lực sỹ đã cố gắng đem tài đem sức ra cố đạt được huy chương Olympic.  Năm đoàn lực sỹ đến thi đấu nhiều nhất gồm: Thứ 1 là Hoa Kỳ có 592, thứ hai là nước chủ nhà Pháp có 573, thứ 3 là Đức có 428, thứ 4 là Trung Cộng 405 và thứ 5  là Nhật có 403.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đâu là sự thật Mỹ không cho Việt Nam vào kinh tế thị trường!

Hình minh họa (Internet)

Tài liệu 256 trang của Bộ Thương Mại (BTM) Hoa Kỳ “Review of Vietnam’s Status as a Non-market Economy Country” (1) (Đánh giá tình trạng của Việt Nam như một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường). Trong tài liệu này nói rõ tại sao Mỹ từ chối quy chế “kinh tế thị trường” đối với Việt Nam vừa rồi. Tài liệu cho biết là BTM đánh giá dựa trên những bằng chứng thu thập được sau một thời gian dài điều tra rất tốn kém. Cuối cùng, ngày mồng 2/08/2024 BTM Hoa Kỳ quyết định: “Việt Nam vẫn giữ quy chế phi thị trường”.

Mở đầu, BTM Hoa Kỳ khen ngợi Việt Nam từ năm 2002 đến nay đã có những “đổi mới” kinh tế đáng kể. Nhưng  rồi khẳng định dù những “đổi mới” và kinh tế VN tăng trưởng như thế nào đi nữa thì BTM vẫn đánh giá một quốc gia có nền “kinh tế phi thị trường” theo luật chống phá giá (Anti-Dumping viết tắt AD) của Mỹ.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tân Tổng Tô “Tiên phát chế nhân”…

“Tiên phát chế nhân” ra tay trước để chiếm ưu thế, để đạt chiến thắng.

“Tiên phát chế nhân” hay “tiên hạ thủ vi cường” có ý nghĩa giống nhau nghĩa là ra tay trước để chiếm ưu thế chiến thắng.
Vừa mới lên làm Tân Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), cũng là người nắm quyền sinh sát của 100 triệu dân Việt Nam trong tay, Tô Lâm đánh nhanh, triệt lẹ đó là sở trường gần 50 năm hành nghề công an của họ Tô và  đó chính là chiến thuật “tiên phát chế nhân”.
Lên ngôi buổi sáng 03/08/2024, ngay trong buổi chiều cùng ngày Tô Lâm triệu tập một cuộc họp bất thường của Trung Ương Đảng đảng CSVN để “đốt lò” 4 “tướng” cao cấp trong guồng máy cai trị của Đảng CSVN gồm Lê Minh Thái, Phó Thủ tướng đặc trách kinh tế và thanh tra trung ương; Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Tài Nguyên Môi trường; Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh Uỷ Quảng Ninh (đàn em Phạm Minh Chính) và Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh Uỷ Tuyên Quang đều bị cách chức, lột tước vị (Trung Ương) trong Đảng CSVN. Về nằm nhà và ngày đêm bị đàm em công an của Tô Lâm canh gác rất kỹ sợ đào tẩu ra nước ngoài, đặc biệt theo đường bộ sang Trung Cộng theo chân Hoàn Văn Hoan. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nguyễn Phú Trọng bị Tô Lâm kiềm chế từ lâu

Nguyễn Phú Trong (trái) và Tô Lâm (phải)

Lời người post: Tại Mỹ đang điều tra nguyên nhân mà Cựu TT Donald Trump bị ám sát hụt, thì tại Việt Nam chúng ta cũng nên tìm hiểu tại sao Nguyễn Phú Trọng bị Tô Lâm ép!

Dưới chế độ Cộng Sản, chuyện liên quan đến tứ trụ triều đình là tối mật thuộc về hồ sơ tối mật an ninh quốc gia. Tuy nhiên bí mật thì cũng có bật mí. Chuyện giữa Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm là đề tài âm ỷ trong dân gian người Việt hiện nay…

Hội Nghị Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam Nam về tổ chức nhân sự cho Đại Hội Đảng thứ 14, dự định tổ chức vào tháng 10 năm 2024. Nhưng Tô Lâm đã ra tay đột ngột tổ chúc chớp nhoáng Hội Nghị Trung Ương đảng CSVN vào ngày 3 tháng 8 năm 2024 để hợp thức hóa bỏ phiều 100% vào chức Tổng Bí Thư đảng CSVN, mà trước đó kết quả tín nhiệm được Quốc hội CSVN bầu và phê chuẩn thì Tô Lâm có số phiếu tín nhiệm cao chỉ chiếm 56.29% tổng số đại biểu Quốc hội.
Khi lên làm chủ tịch nước vào tháng 5/2024, Tô Lâm muốn đẩy mạnh 2 tham vọng:
–  Một là đưa tân Bộ Trưởng Bộ Công An vào Bộ Chính Trị,
– Hai là “thay nhân sự” thân tín vào cơ quan quyền lực bậc nhất của CSVN, đặc biệt là người cùng quê Hưng Yên với Tô Lâm. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Liên danh Trump-Vance và Harris-Walz chạy đua vào Tòa Bạch Ốc 2024

Liên danh Harris-Walz Ứng Cử Viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ năm 2024 tại Hoa Kỳ (Ảnh: Internet)

Ứng Cử Viên Tổng Thống Kamala Harris của đảng Dân Chủ đã chọn Thống Đốc tiểu bang Minnesota, Tim Walz làm ứng cử viên Phó Tổng thống đồng hành cuộc đua với liên danh ứng cử viên đảng Cộng Hòa Trump-Vance vào Tòa Bạch Ốc trong tháng 11/2024.

Sự lựa chọn Tim Walz là Thống Đốc, cựu giáo viên trung học, 60 tuổi thuộc vùng Trung Tây nước Mỹ để làm ứng cử viên tổng thống, nhiều đảng viên Dân Chủ cho rằng sẽ có lợi về mặt chính trị. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Campuchia khởi công kênh đào Phù Nam đúng sinh nhật 72 của Hun Sen

Lễ khởi công kênh đào Phù Nam tại tỉnh Kandal, Campuchia hôm 5/8 (Ảnh: AFP via Getty Images)

Bất chấp phản đối của Việt Nam, hôm nay 5/8, Campuchia đã khởi công kênh đào Phù Nam gọi là Funan Techo.
Sau một thời gian tranh cải và can thiệp của Việt Nam, hôm nay ngày 5 tháng 8 năm 2024 tại Prek Takeo, tỉnh Kandal, thủ tướng Campuchia Hun Manet đã tuyên bố chính thức khởi công dự án kênh đào Phù Nam, trị giá $1.7 tỷ USD.
Theo lời ông Hun Manet gọi đây là dự án “lịch sử”, Manet nói rằng: “Con kênh đào Phù Nam hứa hẹn sẽ mang lại sự bền vững cho nền kinh tế Campuchia bằng cách tăng cường sự thống nhất quốc gia, độc lập và tự vận chuyển bằng đường thủy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại”. “Chúng ta phải xây dựng kênh đào này bằng mọi giá”.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt