Nếu chiến tranh Việt-Trung xảy ra…
Nếu chiến tranh Việt-Trung lại xảy ra một lần nữa trong tình hình như hiện nay, Việt Nam sẽ thua hay thắng?
Có thể cho đến giờ phút này nhiều người Việt Nam, vì yêu nước, vì lòng tự hào dân tộc, hay thậm chí vì vẫn còn niềm tin mơ hồ vào “đảng ta, chính phủ ta” đã từng đánh thắng hai “đế quốc” to Pháp, Mỹ, sau đó lại chiến đấu ngang ngửa, thậm chí còn trội hơn trong cuộc chiến biên giới với Trung Cộng năm 1979, nên nghĩ rằng Việt Nam có thể sẽ thua lúc đầu nhưng sau đó sẽ thắng, rồi nào Trung Hoa đã từng đô hộ ta cả ngàn năm nhưng ta cũng có bị xóa sổ đâu, ta vẫn là ta v.v…
Người viết bài này thì nghĩ khác. Nếu chiến tranh Việt-Trung lại xảy ra một lần nữa, Việt Nam chắc chắn sẽ thua và cái thua lần này sẽ dẫn tới một hậu quả bi đát hơn rất nhiều, nếu nhìn vào hình ảnh của các nước Tây Tạng, Tân Cương…hiện nay. [Đọc tiếp]
Gương Thành Công – Connie Mack
Một người thành công trên đời đều mang một đức tính lạ thường. Những đức tính đó xem ra thật kỳ lạ nhưng đó cũng là đặc điểm của con người thành công. Tựu trung, danh ngôn “thiên tài là do sự cố gắng lâu dài” hiện hữu ở trong hầu hết những vĩ nhân trên thế giới. Cuốn sách “40 Gương Thành Công” của tác giả Dale Carnegie sẽ gửi đến từng câu chuyện để các bạn thưởng thức và chiêm nghiệm…Đây là gương thành công của Connie Mack (1862-1956) – vua môn thể thao dã cầu [Đọc tiếp]
Tên Dương Khiết Trì vô giáo dục và lếu láo khi gọi Việt Nam “đứa con hoang đàng hãy trở về”
Không thấy triển vọng
Các cơ quan truyền thông ngoại quốc (kể cả The Diplomat) không thấy nhiều hy vọng về một sự khai thông cho mối quan hệ Việt Nam-Trung Cộng trong chuyến đi của Ủy viên Quốc Vụ Viện Dương Khiết-Trì sang Hà Nội trong tuần này.
Báo New York Times viết :”Không giảm căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Cộng”. BBC nhấn mạnh “Bế tắc trong đối thoại Trung Cộng-Việt Nam” và đề tựa của Reuters viết “Trung Cộng quở trách Việt Nam thổi phồng cuộc tranh cãi về giàn khoan ở biển Hoa Nam”
Truyền thông Trung Cộng có những phán đoán khác hẳn, nhận định lạc quan hơn nhiều. [Đọc tiếp]
Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt sống quân Trung Cộng tại Hoàng Sa năm 1959
Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa. Nói cho chính xác hơn là sau khi thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng ký công hàm dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng thì Trung Cộng đã đem dân quân đến thiết lập cơ sở tại đây, nhưng chúng đã bị TQLC/VNCH đánh đuổi và bắt sống. Người chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân này là Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, ĐĐT/ĐĐ.3/TĐ.2 TQLC. Năm 1963, Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2/TQLC và sau này ông là Thiếu Tá phụ tá CHT trường Võ Bị Quốc Gia VN. Sau đây là bài viết của Mũ Xanh Cổ Tấn Tinh Châu.
[Đọc tiếp]
HD-981 trên Biển Đông : Hà Nội càng cúi đầu, Bắc Kinh càng lấn lướt
Quan hệ Việt-Trung vẫn tiếp tục căng thẳng. Các cuộc hội đàm vào hôm qua, 18/06/2014 giữa nhân vật lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Cộng Dương Khiết Trì và các lãnh đạo cao cấp Việt Nam đã không mang lại kết quả nào. Mặc dù về hình thức, Việt Nam đã tỏ dấu hiệu cúi đầu nhẫn nhịn, nhưng phía Bắc Kinh vẫn tỏ thái độ cứng rắn, kẻ cả thậm chí còn gia tăng các động thái từng bị cộng đồng quốc tế đánh giá là “khiêu khích”.
Hành vi có thể gọi là khiêu khích mới nhất của Trung Cộng là quyết định điều giàn khoan dầu thứ hai xuống Biển Đông, trong lúc vẫn duy trì giàn khoan thứ nhất trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thậm chí các trang mạng Trung Cộng còn nói đến ít nhất bốn giàn khoan được đưa xuống Biển Đông. [Đọc tiếp]
Trung Cộng sẽ đưa thêm ba giàn khoan đến Biển Đông
Chưa tới hai tháng sau khi đặt giàn khoan Hải Dương 981, Trung Cộng đẩy nhanh việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông, với việc đưa thêm 3 giàn khoan đến khu vực này, ngoài giàn khoan Nam Hải 9 sẽ đến gần sát vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hôm nay, 20/06/2014. Theo hãng tin Reuters, Cục an toàn hàng hải Trung Cộng vừa cho biết rằng hai giàn khoan Nam Hải 2 và Nam Hải 5 sẽ được đặt ở vùng biển nằm giữa Trung Cộng và quần đảo Đông Sa ( Pratas ), mà Đài Loan hiện đang chiếm đóng. Còn giàn khoan Nam Hải 4 thì được đặt gần bờ biển Trung Cộng hơn. Cả ba giàn khoan này sẽ được hạ đặt vào trước ngày 12/08. [Đọc tiếp]
Sau khi đá hóa đảo trái phép Trường Sa, Trung Quốc sẽ đòi 200 hải lý
Có lẽ một động cơ nguy hiểm hơn nữa là sau khi tạo ra các đảo mới, Trung Quốc sẽ (đơn phương) tuyên bố họ có một vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý.
The New York Times ngày 16/6 đưa tin, việc Trung Quốc tiến hành xây dựng (bất hợp pháp) trên một số bãi đá và rặng san hô ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là một trong những nỗ lực mới nhất mở rộng sự hiện diện của họ ở Biển Đông, sau khi tạo ra những đảo nhân tạo chúng sẽ mọc lên những công trình kiên cố làm nơi đồn trú và lắp đặt các thiết bị giám sát, bao gồm radar. [Đọc tiếp]
Gà cồ vỗ cánh giữa đàn quạ đen: Đại biểu quốc hội csVN “chiếm diễn đàn”, kêu gọi ra nghị quyết về Biển Đông
Nóng ruột trước tình hình căng thẳng tại Biển Đông, đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa đã phải đột ngột “chiếm diễn đàn” nghị trường nhằm lên tiếng kêu gọi quốc hội cộng sản Việt Nam ra một nghị quyết tuyên bố chính thức về Biển Đông, thể hiện rõ thái độ trước các hành vi xâm lược của Trung Quốc. [Đọc tiếp]
Một sự sai lầm trầm trọng trong sách An Encylopedia của Ronal H Bayer: Tên Nguyễn Thái Học đổi thành Hồ Chí Minh năm 1943
Một đoạn sách của tác giả Ronald H. Bayor, cuốn An Encylopedia of the Newest Americans, phần cuối của trang 2233 có một đoạn:
“As a result of France’s ruthless rule, there were continuous armed rebellions throughout the country. These rebellions were led by different members of different social groups, including scholars and officials. Their goals were to defeat the French government and to achieve independence for Vietnam. The most significant of these rebellions was the Revolutionary Youth Movement in 1925 by Nguyen Thai Hoc, who later changed his name to Ho Chi Minh in 1943.”.
Dịch: “kết quả của luật lệ tàn nhẫn của Pháp, đã có nhiều tổ chức vũ trang liên tục nổi loạn xẩy ra khắp nước. Những cuộc nổi loạn này được lãnh đạo bởi nhiều thành viên khác nhau của những tổ chức xã hội khác nhau, bao gồm những thành phần học thức và quan chức. Mục tiêu của họ là đánh bại nhà nước cai trị Pháp để giành độc lập cho Việt Nam. Quan trọng nhất trong những cuộc nổi loạn là Cuộc Cách Mạng của những người trẻ vào năm 1925 bởi Nguyễn Thái Học, người mà sau này đổi tên là Hồ Chí Minh vào năm 1943”
Rõ ràng đây là một sự “sai lầm trầm trọng” của Ronald H. Bayor, xuyên tạc sự thật lịch sử, viết “Encylopedia” mà không nghiên cứu đến những phần căn bản.
Lê Thành Nhân
htttp://www.vietquoc.org [Đọc tiếp]
Hà Nội: công an Việt Cộng đàn áp, bắt giam nhiều người người biểu tình chống Trung Quốc trong dịp Dương Khiết Trì đến Hà Nội 18-06
Bà Hillary Clinton nói về Dương Khiết Trì và Biển Đông
Nhân chuyến thăm Việt Nam ngày 18/06/2014 của Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, Thụy My xin lược dịch hai đoạn ngắn có liên quan đến nhân vật này trong hồi ký Hard Choices” (Những lựa chọn khó khăn) của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, bản tiếng Pháp mang tên “Le Temps des décisions” (Thời điểm quyết định) vừa được phát hành cách đây đúng một tuần, ngày thứ Tư 11/6. [Đọc tiếp]
Dương Khiết Trì đến Việt Nam gặp Phạm Bình Minh để bàn chuyện giàn khoan HD-981
Trong cuộc hội đàm đầu tiên giữa hai nước kể từ khi Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông, Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã yêu cầu Việt Nam chấm dứt “thổi phồng” vụ giàn khoan, khẳng định Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. [Đọc tiếp]
Suy tư của người trẻ trong nước trong vụ Trung Cộng đặt giàn khoan HD-981 xâm lăng Việt Nam
Trong những ngày này khi Trung Cộng ngang ngược đặt giàn khoan HD-981 ngay trên vùng biển VN đã làm cho tinh thần ái quốc của người VN lên cao hơn bao giờ hết, ai ai cũng phẫn nộ trước hành vi tiểu nhân, ăn cướp của Trung Cộng. Chính điều này làm một người trẻ tuổi như tôi càng suy nghĩ nhiều hơn về tình hình đất nước, vê những vấn đề sống còn của tổ quốc hiện nay. [Đọc tiếp]