Truyền thông Mỹ trong chiến tranh Việt Nam !!!
Ngày 17-7-2009 Walter Cronkite, phóng viên đài truyền hình CBS (Columbia Broadcasting Services), một khuôn mặt nổi tiếng của thập niên 60, 70 từ trần, thọ 92 tuổi. Ông là tổng biên tập, quản lý chương trình CBS Evening news, là người chủ chốt đưa truyền hình lên hàng đầu trong lãnh vực thông tin của thời đại. Hồi thế chiến Thứ Hai ông là phóng viên tường thuật những chiến dịch quan trọng, từ 1962 tới 1981 ông làm giám đốc chương trình loan tin hàng đêm trong hệ thống CBS, giai đoạn này truyền hình có địa vị chính thức trong việc cung cấp tin tức thời sự cho đa số người Mỹ. CBS đã được nhiều người công nhận là thông tấn xã thu thập được tin tức nổi tiếng nhất thời đó mà Walter Cronkite đóng vai trò then chốt. Ông đã được khán thính giả đặc biệt tín nhiệm, được coi là con người khách quan, bản thông tin của ông thường được hai mươi triệu người nghe trong một đêm. Ông đã được bầu chọn là người được quần chúng tin tưởng nhất hơn cả Tổng thống, Phó tổng thống. Walter Cronkite cũng là một trong những nhân vật đóng vai trò then chốt trong việc làm sụp đổ miền nam Việt Nam, xoá bỏ một quốc gia trên bản đồ thế giới. [Đọc tiếp]
Quảng Bình: Dân nổi lửa đốt đường, chặn xe phản đối CA đánh linh mục
Góc Nhìn: Hiện Trạng TPP?
Thật khó mà đưa ra một ‘từ’ hay một nhận định xác đáng về hiện trạng của Hiệp Định Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương-TPP. Hiệp định này đang đương đầu với muôn vàn thử thách, khó khăn, đến từ nhiều phía, nhất là từ khi ông Phó đại sứ kinh tế Mỹ, Demetrios Marantis, đã tìm cách áp đặt nhiều tiêu chuẩn thương mại đầy tham vọng nhầm vào phục vụ lợi ích của Mỹ. Năm 2009, liền sau khi gia nhập TPP, Demetrios Marantis đã không ngần ngại bộc lộ rằng: Để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của doanh nghiệp Mỹ, các doanh nghiệp cỡ nhỏ cỡ trung là xương sống của nền kinh tế, nguồn chính yếu là tạo nên job ở Hoa Kỳ, nhờ đó TPP có thể qui tụ các nhà xuất khẩu lớn của Hoa Kỳ. Như vậy mục tiêu của TPP dưới mắt người Mỹ là tăng sản lượng xuất khẩu của Mỹ, chứ không phải tăng cường nhập khẩu như các thành viên TPP từng suy nghĩ. Tất cả mọi quốc gia thành viên của TPP đều nhầm vào khả năng tiêu thụ rất cao của người Mỹ, cho nên mọi món hàng sản xuất của họ đều nhầm vào thị hiếu của người Mỹ, đều nhầm vào xuất cảng sang Mỹ. Khi gia nhập TPP, mọi thành viên đều hy vọng Mỹ là thị truờng lớn nhất trên toàn cầu tiêu thụ những sản phẩm xuất khẩu của họ. [Đọc tiếp]
Gương Thành Công – Clarence Darrow
Một người thành công trên đời đều mang một đức tính lạ thường. Những đức tính đó xem ra thật kỳ lạ nhưng đó cũng là đặc điểm của con người thành công. Tựu trung, danh ngôn “thiên tài là do sự cố gắng lâu dài” hiện hữu ở trong hầu hết những vĩ nhân trên thế giới. Cuốn sách “40 Gương Thành Công” của tác giả Dale Carnegie sẽ gửi đến từng câu chuyện để các bạn thưởng thức và chiêm nghiệm…Đây là gương thành công của Clarence Darrow (1857-1938) – Hiện thân cho anhsự phấn đấu bền bỉ chống lại tàn nhẫn bà bất công. [Đọc tiếp]
Tương lai nào cho dân tộc Việt Nam?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Trong những ngày tháng qua người Việt trong và ngoài nước lo lắng về giàn khoan HD-981 gọi là biên giới biết đi của quân Trung Cộng xâm lược, nhà cầm quyền Hà Nội chẳng có một hành động nào đáng gọi là chống giặc ngoại xâm, trái lại Nguyễn Tấn Dũng chỉ đánh võ mồm, nổ sảng “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông”, hứa cuội “sẽ đưa ra tòa án quốc tế”. Tất cả đó chỉ để trấn an lòng dân chứ không hề đụng đến lông chân của kẻ xâm lược phương Bắc.
Bắc Kinh thì càng ngày càng tỏ tham lam vô độ, hành xử kiểu Tàu Ô thổ phỉ, thái độ kẻ cả kèm theo phát ngôn thiếu văn hóa, sai Dương Khiết Trì đến Việt Nam răn đe CSVN “đừng khuấy rối giàn khoan HD-981, nếu không sẽ bị hậu quả khôn lường”, lúc về bọn quân cướp nước lại xử dụng ngôn từ thiếu giáo dục “đứa con hoàng đường Việt Nam hãy trở về nhà”… Giọng điệu vô văn hóa của bọn Trung Cộng đã quen dùng từ thời Mao Trạch Đông cho “trí thức không bằng cục phân”, Khổng Dưỡng Nghị năm 2012 gọi “Hồng Kông là con hoang, đồ chó của Anh”. Chưa có một chính quyền nào trên thế giới dùng ngôn ngữ như vậy đối với người dân, nhất là đối với ngành ngoại giao! Những từ ngữ này chỉ rõ tính chất “vô văn hóa” của một chế độ đại diện cho quốc thể Trung Hoa của dòng Hán tộc. [Đọc tiếp]
4 điều cần học hỏi từ người Nhật
Nhật Bản – đất nước ít tài nguyên và từng hứng chịu hai quả bom nguyên tử trong Đệ II thế chiến nhưng đã đứng lên và ngày càng phát triển, trở thành một trong những cường quốc trên thế giới.
Để làm được điều phi thường đó, không chỉ dựa vào những nỗ lực không mệt mỏi mà người Nhật còn dựa vào tác phong làm việc – một trong những yếu tố làm nên nước Nhật “kỷ luật” nổi tiếng thế giới.
Mời qúy độc giả vào xem 4 đặc tính đáng noi gương của người Nhật, có thể Việt Nam ta chậm tiếng vì thiếu 4 đặc tính này chăng?
Đừng nằm mơ giữa ban ngày
Sửa đổi Hiến pháp, ban hành luật mới, giải quyết một số vụ án kinh tế tệ hại, thả một số tù nhân chính trị. Tổ chức các lễ hội rùm beng, nhảy nhót với cờ đèn, kèn trống, mầu sắc đủ loại. Đi kèm với sự tuyên truyền, về một nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, xóa đói giảm nghèo, chống tham nhũng… Tổ chức một số buổi hội diễn văn nghệ, hội chợ, hội thảo với Trung cộng trên tinh thần quan hệ 4 tốt và 16 chữ vàng… Tất cả vẫn không che giấu được sự thật. [Đọc tiếp]
Tuyên bố báo chí về Chuyến thăm Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng,
Heiner Bielefeldt [Đọc tiếp]
Putin trước ngõ cụt của khủng hoảng Ukraine
Khủng hoảng Ukraine đang đẩy ông Putin vào tình thế càng ngày càng khó có thể tìm ra một lối thoát. Tổng thống Nga đang đau đầu trước một mớ bòng bong giữa những biện pháp trừng phạt của phương Tây ngày càng siết chặt, sự cân nhắc ủng hộ phe ly khai và dư luận trong nước có thể sẽ thất vọng về chính sách đối với Ukraine của Kremlin một khi phải hứng chịu hậu quả của một nền kinh tế suy yếu. [Đọc tiếp]
Dự thảo nghị quyết Hạ viện Mỹ tán đồng bán vũ khí cho Việt Nam
Các nhà lập pháp Mỹ không buông lơi sức ép nhằm ngăn chặn các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Chỉ ít lâu sau khi Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua nghị quyết lên án Bắc Kinh, đến lượt Hạ viện sẽ ra nghị quyết theo cùng một chiều hướng. [Đọc tiếp]
Tập Cận Bình “đánh hổ” hay thanh trừng nội bộ ?
Khi Bạc Hy Lai bị bắt năm 2012, thì khoảng thời gian từ ngày 1 đến 10 tháng 9/2012 Tập Cận Bình đột nhiên biến mất. Lúc đó, có nhiều tin đồn Tập bị ám sát nên phải trị bệnh đến nỗi không lộ mặt để đón tiếp ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, dù đã có hẹn trước. Những ngày gần đây, khi Tập Cận Bình đem Chu Vĩnh Khang, người thân cận với Bạc Hy Lai, Chu là Ủy Viên Thường Vụ kiêm chủ nhiệm ủy ban Chính trị – Pháp luật trung ương. Trên cương vị đó, Chu giám sát các lực lượng an ninh và các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc. Bài báo dưới đây từ Đài Loan đưa tin “Chu Vĩnh Khang từng cố ám sát Tập Cận Bình”… [Đọc tiếp]
Một cổ hai tròng
Trong thời gian thuộc Pháp, người dân Việt Nam bị hai tầng áp bức bóc lột là thực dân Pháp và triều đình phong kiến bản địa. Mà người ta thường nói là, sống trong chế độ “Một cổ hai tròng” với những khoản sưu cao thuế nặng, sự nghèo khổ thể hiện rõ ở những vùng thôn quê. Nhưng có điều lạ là những quyền cơ bản của con người như: Quyền lập hội biểu tình, các quyền tự do ngôn luận, báo chí, xuất bản, sáng tác. Quyền sở hữu tư nhân về bất động sản, về đất đai và nhiều quyền khác nữa vẫn được tôn trọng. [Đọc tiếp]
Phỏng vấn giáo sư Carl Thayer về biển Đông
Cuộc phỏng vấn ông Carlyle Thayer, Giáo sư người Úc, chuyên gia kỳ cựu về biển Đông, do Vietnam Film Club thực hiện ngày 12 tháng 7 năm 2014 tại Washington DC. Cuộc phỏng vấn được thực hiện cho cuốn phim tài liệu của Vietnam Film Club đang tiến hành. Theo ý kiến của một số thân hữu, vì nội dung liên quan đến thời sự cần được phổ biến để chia sẻ nhận định của một người ngoại quốc về tình hình biến động tại Việt Nam, nên chúng tôi xin gởi đến Quý Vị cuộc phỏng vấn này qua hai hình thức:
1. Video trên Youtube bằng Anh ngữ: https://www.youtube.com/watch?v=XMIdCQRNBcc
2. Bản văn cuộc phỏng vấn bằng Việt ngữ như dưới đây: [Đọc tiếp]
Châu Âu và Hoa Kỳ cấm vận Nga bắt đầu thứ Sáu (01-08-2014)
Sau những biến động từ Ukraine, Nga chiếm Crimea, tung quân và vũ khí gây chiến tranh tại các vùng biên giới Ukraine với mục đích xúi dân ở đó nỗi lên đòi tự trị rồi sáp nhập vào lãnh thổ Nga…Mặc dầu Liên Âu và Hoa Kỳ đã có thái độ rõ rệt, yêu cầu Nga không can thiệp vào nội bộ Ukraine, hăm dọa sẽ có biện pháp cô lập kinh tế, nhưng Nga vẫn thực hiện theo ý đồ của mình. Tệ hại hơn nữa, ngày 17-07-2014, hoả tiễn Nga đã bắn một máy bay dân sự của hãng hàng không dân sự Malysia MH71 chở 298 hành khách đa số là người Hoà Lan và trong danh sách hành khách có người của 9 quốc gia khác. Điều này đã đẩy EU và Hoa Kỳ đi đến quyết định cấm vận mạnh mẽ bắt đầu có hiệu lực 1-08-2014. [Đọc tiếp]