Search Results for: Yên Báy Y dài hay i ngắn
Trump bắt bà Mạnh Vãn Châu, Biden thả: những con tin chính trị được mặc cả
Khủng hoảng dai dẳng gần ba năm liên quan đến Trung Cộng, Canada và Mỹ đã đột ngột kết thúc vào hôm qua 24/09/2021: Bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính tập đoàn Trung Cộng Hòa Vi, bị quản thúc tại Vancouver từ tháng 12/2018 để chờ Canada xét đơn Mỹ đòi dẫn độ, rốt cuộc đã được trả tự do sau một thỏa thuận với Tư Pháp Mỹ.
Theo hãng tin Pháp AFP, hình ảnh được các đài truyền hình Canada phát đi hôm qua cho thấy cảnh bà Mạnh Vãn Châu bước lên một chiếc máy bay trực chỉ Thẩm Quyến, miền Nam Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Khước từ nâng cấp quan hệ với Mỹ, Việt Nam ngả về hướng nào?
Ngoại trưởng Vương Nghị qua Hà Nội
Bộ Ngoại giao Trung Cộng Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị sẽ thăm chính thức Việt Nam, Campuchia, Singapore và Nam Hàn trong thời gian từ ngày 10-15/9. Truyền thông Trung Cộng cũng cho biết, tại Hà Nội, ông Vương Nghị sẽ đồng chủ tọa cuộc họp lần thứ 13 “Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Cộng” với Phó Thủ tướng [CSVN] Phạm Bình Minh.
Về mục đích chuyến thăm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng Vương Văn Bân cho biết: “bốn quốc gia mà ông Vương Nghị đến thăm đều là những nước láng giềng gần gũi, đồng thời là đối tác quan trọng của Trung Cộng và đang cùng Trung Cộng ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 cũng như phục hồi sau đại dịch.”
Truyền thông Trung Cộng cũng cho biết, chương trình nghị sự trong các chuyến thăm sẽ chủ yếu tập trung vào phòng chống dịch bệnh và hợp tác phát triển, đi sâu vào việc thực hiện Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). [Đọc tiếp]
Biển Đông: Chiến hạm Mỹ tuần tra FUNOP, Trung Cộng chém gió đuổi đi….
Lời người Post: Trung Cộng ngang ngược tuyên bố “Kể từ ngày 1/09/2021 tàu thuyền ngoại quốc vào lãnh hải của Trung Cộng phải khai báo” – Đáp lại lời tuyên bố ngang ngược trên ngày 8/09/2021 Khu Trục Hạm Hải Quân Hoa Kỳ USS Benfold (DDG-65) tiến vào tuần tra FONOP ở vùng Trường Sa. Trung Cộng chém gió cho rằng đã đuổi Khu Trục Hạm USS Benfold đi… Trang website của Hải Quân Hoa Kỳ (usni.org) tường thuật đến sự việc này để chúng ta thấy trò chém gió của Trung Cộng.
Hải quân Hoa Kỳ hôm nay 08/09/2021 ra thông cáo cho biết khu trục hạm USS Benfold đã tuần tra bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông (FONOP), nhằm bác bỏ cáo buộc “sai trái” của Bắc Kinh là tàu Mỹ “vi phạm chủ quyền” Trung Cộng. Đây là hành động thách thức đầu tiên của Mỹ, sau khi Bắc Kinh ra luật đòi kiểm soát tất cả tàu nước ngoài đi vào “lãnh hải” của Trung Cộng có hiệu lực vào ngày 1/09/2021. [Đọc tiếp]
Tòa Đại Sứ mới của Hoa Kỳ ở Hà Nội
Nhà nước Việt Nam đã chính thức ký hợp đồng với Hoa Kỳ cho thuê lô đất hơn 3 héc-ta, tại Lô E30 trong thời gian 99 năm tại khu đô thị Dịch Vọng, cạnh công viên Cầu Giấy, để xây Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trị giá 1.2 tỷ đô-la. Lô đất có vị trí rất đẹp với 4 mặt tiền, nhìn ra Công viên Cầu Giấy.
Xung quanh chuyện này cần nói thêm 1 số vấn đề: [Đọc tiếp]
Cảm nghĩ của Tướng Petraeus về sự sụp đổ ở Afghanistan
Tướng Mỹ về hưu David Petraeus từng là chỉ huy lực lượng liên quân quốc tế tại Afghanistan từ năm 2010 đến năm 2011. Con trai và con dâu của ông cũng phục vụ tại Afghanistan trong Lữ đoàn Dù 173 của Quân đội Hoa Kỳ. Tướng Petraeus được chỉ định đến Iraq ở vị trí tư lệnh vì khả năng chỉ huy hiệu quả của ông ở Afghanistan. Đề xuất tăng quân ở Iraq của ông đã góp phần ổn định tình hình ở nước này và cuối cùng khiến những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo hoàn toàn bị quét sạch khỏi đất nước. 10 năm trước, Afghanistan là hình mẫu cho cuộc chiến chống khủng bố trong Iraq đang ngập trong nguy cơ. 10 năm sau, thời thế thay đổi, Afghanistan bị Taliban chiếm đóng trong nháy mắt, quân đội Mỹ rút quân trong hỗn loạn. Tướng Petraeus nghĩ gì về Afghanistan ngày nay, về cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ, Wall Street Journal đã phỏng vấn Tướng Petraeus, và tôi sẽ chia sẻ với bạn hôm nay. [Đọc tiếp]
Kamala Harris: Tăng Cường Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện Việt Nam – Hoa Kỳ
Ngày 25/8 trong lúc Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang ở Hà Nội, trang web Tòa Bạch Ốc công bố văn bản: “Tăng Cường Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện Việt Nam – Hoa Kỳ” (Strengthening the U.S.-Vietnam Comprehensive Partnership)
Văn bản này tiết lộ những thông báo và nội dung trao đổi của bà Kamala Harris tại Việt Nam, đồng thời thể hiện tầm nhìn chiến lược của Mỹ về quan hệ với Việt Nam. Dưới đây toàn văn của tuyên bố trên:
Năm ngoái, Hoa Kỳ và Việt Nam đã kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong vài thập niên qua, mối quan hệ song phương đạt được những bước tiến đáng kể, để chúng ta hiện hợp tác trong nhiều vấn đề, bao gồm chống dịch Covid-19 và chuẩn bị cho các mối đe dọa an ninh y tế trong tương lai, biến đổi khí hậu, và giải quyết những di sản chung của chiến tranh. [Đọc tiếp]
Đôi điều Phó Tổng Thống Kamala Harris đi thăm Việt Nam…
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Đông Nam Á (ASEAN) có 11 nước, cuối tháng Bảy vừa qua Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyed Austin viếng thăm 3 nước Singapore, Việt Nam và Philippines mới về Mỹ, thì tháng sau Phó Tổng Thống Mỹ bà Kamala Harris đến thăm hai nước Singapore và Việt Nam. Sự viếng thăm dồn dập của những nhân vật cao cấp Tòa Bạch Ốc đến Việt Nam gây sự chú ý cho mọi người.
Tại sao chỉ thăm 2 trong 11 nước?
PTT Kamala Harris đi thăm Singapore thì dễ hiểu, do Singapore có căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ. Từ năm 1990, Singapore đã ký một thỏa thuận cho phép Mỹ sử dụng phi trường quân sự Paya Lebar Airbase và quân cảng Sembawang của Singapore đến năm 2035. Đây là hai vị trí quân sự duy nhất của Mỹ tại Đông Nam Á, giữ nhiệm vụ tình báo (radar) để theo dõi những hoạt động của đối phương trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời làm chốt canh eo biển huyết mạch Malacca. Sân bay quân sự này không lớn như ở đảo Guam, nhưng rất cần thiết cho việc “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. [Đọc tiếp]
Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á?
Thời gian sẽ trả lời việc Mỹ đột ngột từ bỏ Afghanistan sau gần 20 năm cam kết có phải là một thời điểm mang tính quyết định trong nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden hay không?
Nhưng trong khi các nhà phân tích và bình luận cho rằng hành động này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của Mỹ trong ngắn hạn, có lý do chính đáng để tin rằng nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các mục tiêu dài hạn và quan hệ của Washington ở các khu vực cốt lõi hơn đối với lợi ích chiến lược của Mỹ, đặc biệt là ở Đông Nam Á , một chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng với Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Biden rút quân khỏi Afghanistan gây tổn hại chính sách xoay trục sang châu Á?
Kurt Campbell, cố vấn cấp cao về châu Á của Tòa Bạch Ốc tuyên bố hồi tháng 7 về một thay đổi lịch sử trong chính sách ngoại giao của Mỹ sắp xảy ra. Đó là một thay đổi sẽ ảnh hưởng đến dự định xoay trọng tâm của Mỹ từ Trung Đông sang châu Á trong tình hình Trung Cộng ngày càng gia tăng sức mạnh lên khu vực, và khiến các đồng minh của Mỹ quan ngại, theo Reuters.
“Điều này chắc chắn sẽ đau đớn. Chúng ta chắc chắn sẽ thấy vài sự thay đổi thực sự ở những nơi như Afghanistan,” phát biểu trong một buổi trao đổi trực tuyến của Asia Society, ông Campbell nói. Đây được xem là một đánh giá sắc bén khi mà việc Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan chớp nhoáng đã làm bùng phát một cuộc khủng hoảng nhân đạo. [Đọc tiếp]
Cựu BTQP Mỹ Robert Gates giải thích vì sao sa lầy ở Afghanistan
Không nhiều người có đủ thẩm quyền như cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates để giải thích hành vi của chính phủ Hoa Kỳ ở Afghanistan.
Ông Robert Gates chỉ huy cả hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan từ năm 2006-2011 dưới thời George W Bush và Barack Obama.
Tháng Sáu năm 2020, ông ra mắt sách Exercise of Power: American Failures, Successes, and a New Path Forward in the Post-Cold War World.
Trong chương sách về Afghanistan, ông nhận xét Mỹ lẽ ra cần rút sớm khỏi Afghanistan.
“Bắt đầu là một trong những chiến dịch quân sự nhỏ nhất, ít tốn kém nhất, ngắn nhất, thành công nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, và rồi đã biến thành một cuộc xung đột kéo dài nhiều thế hệ, cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của chúng ta.”
“Mọi thứ trở nên sai lầm vì những lý do tương tự thời hậu Chiến tranh Lạnh: sự kiêu ngạo khi tin rằng chúng ta có sức mạnh để biến đổi một đất nước và nền văn hóa, những sai lầm chiến lược và sự yếu kém của các công cụ quyền lực phi quân sự của chúng ta, những thứ rất cần thiết cho cơ hội thành công.”
Đài Loan: lá bài của Mỹ
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
1) Vài nét về hòn đảo xinh đẹp
Đảo Đài Loan nằm phía Tây Thái Bình Dương mà những nhà địa chất ước đoán đã có trên quả đất từ 30,000 năm trước. Những thổ dân đầu tiên trên đảo huyền thoại này đến nay không còn bóng dáng. Các nhà khảo cổ khám phá khoảng 4000 năm trước, người trên đảo này có giọng nói thuộc Ngữ Hệ Nam Đảo, liên hệ họ hàng với người Malaysia, Philippines, Indonesia và người Polyneesia ở phía đông các đảo châu Úc. Không như trí tưởng tượng của nhà cầm quyền Bắc Kinh cho rằng Đài Loan thuộc Trung Hoa từ đời Lưu Bang – Hán Cao Tổ trước công nguyên!
Năm 1594, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha tìm thấy đảo, trước cảnh hùng vĩ núi cao biển xanh như bức tranh sơn thủy, họ đã đặt cho cái tên “Ilha Formosa” (1) có nghĩa là “Hòn Đảo Xinh Đẹp”.
Ba thập niên sau, vào năm 1624, miền Nam “Hòn Đảo Xinh Đẹp” bị gót giày thực dân Hà Lan đến đô hộ, lập thủ phủ ở Đài Nam (2). Năm 1626, thực dân Tây Ban Nha chiếm phía Bắc (3). Cả Hà Lan và Tây Ban Nha thành lập những cơ sở thương mại, tuyển mộ người Hán ở tỉnh Phúc Kiến (tỉnh gần nhất đảo Đài Loan) của Hoa Lục (Trung Hoa Đại Lục) đến gia công. Đây là thời điểm người Hán có mặt trên đảo Đài Loan. [Đọc tiếp]
Đông Nam Á quay lưng với vắc-xin Trung Quốc?
Việt Nam tranh cãi về vaccine Trung Cộng
Trong lúc tình hình Đại dịch virus Vũ Hán với biến chủng Delta đang lan rộng, tỉ lệ tử vong ngày càng tăng, vaccine được coi là giải pháp bền vững hơn so với các biện pháp “dập dịch” trước đây. Tuy nhiên, bên cạnh bài toán thiếu nguồn cung, việc tiêm vaccine tại Việt Nam đang gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt với việc sử dụng vaccine từ Trung Cộng.
Ngày 13/8, báo chí Việt Nam cho biết Thành phố Sài Gòn đang khai triển một triệu liều vaccine Sinopharm của Trung Cộng đến các điểm tiêm cho người dân trong thành phố. Tuy nhiên, một video được lan truyền trên mạng xã hội Facebook trong cùng ngày cho thấy nhiều người dân khi nghe được tiêm vaccine Trung Cộng đã phản đối và bỏ về. Giới chức thành phố cũng thừa nhận có hiện tượng này. [Đọc tiếp]
Tư duy nô lệ và khí phách yêu nước
Tinh thần những vong nô tôn thờ Tập Cận Bình với giọng điệu kính cẩn Tập Bá Bá trên đất nước ta ngày nay cũng không khác gì biểu tượng Trần Ích Tắc ngày xưa. Ích Tắc là hoàng tử nhà Trần có tham vọng làm vua (1). Khi nhà Nguyên xâm lược nước ta năm 1285, ông đã dẫn gia quyến xin hàng và được cải phong làm An Nam quốc vương. Tuy nhiên, quân đội nhà Nguyên liên tiếp thất bại khiến Trần Ích Tắc tan vỡ kế hoạch và phải sống lưu vong ở Đại Nguyên.
Khí phách Trần Quốc Toản thì vang vọng trong dân gian (2). Năm 1282, vua Trần Nhân Tông mở hội nghị Bình Than, họp vương hầu và trăm quan cùng bàn kế chống quân Nguyên. Trần Ích Tắc thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn khích, tay bóp nát quả cam lúc nào không hay. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn người thân, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ: “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Khi đối trận với giặc, Quốc Toản tự mình xông lên trước quân sĩ và rồi chết ở trận Vân Đồn năm 1285. [Đọc tiếp]
Joe Biden ban hành lệnh trừng phạt chế độ cộng sản Cuba đối với các cuộc biểu tình. Thượng Nghị Sĩ Macro Rubio cho rằng lệnh trừng phạt đó là “vô nghĩa”
Hôm qua, thứ Năm (22/7), Hoa Kỳ đã ban hành lệnh trừng phạt các quan chức chủ chốt của Đảng Cộng sản Cuba vi phạm nhân quyền sau các cuộc biểu tình lan rộng khắp Cuba.
Tổng thống Joe Biden đã lên án “những vụ bắt giữ hàng loạt và những phiên tòa giả tạo”, đồng thời nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng, các hành động của chính quyền nhằm vào một giới chức cấp cao nhất của Cuba và một tổ chức bán quân sự có tên gọi Boinas Negras “mới chỉ là bước khởi đầu” và Hoa Kỳ “sẽ tiếp tục trừng phạt những cá nhân tham gia vào đàn áp người dân Cuba”. [Đọc tiếp]
Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại Sao Người Dân Giận Dữ?
Vào ngày 11/7, hàng nghìn người biểu tình tự phát đã xuống đường tại hơn 50 thị xã và thành phố của Cuba. Họ mang theo một danh sách dài những nỗi bất bình: tình trạng mất điện liên tục, các cửa hàng tạp hóa trống rỗng, nền kinh tế thất bại, một chính phủ đàn áp, và tình hình ngày càng tuyệt vọng liên quan đến Covid-19. Trong một màn thể hiện sự bất mãn chưa từng thấy trên hòn đảo cộng sản, có lẽ trong suốt sáu thập niên qua, người dân ở mọi lứa tuổi vừa hô vang vừa tuần hành biểu tình, một số người trong số họ hô theo nhịp điệu của những chiếc thìa khua vào chảo rán. “Patria y Vida” (Quê hương và Cuộc sống) – một câu nhại theo khẩu hiệu cách mạng “Patria o Muerte (Tổ quốc hay là chết), đồng thời cũng là tên của một bài hát phổ biến chỉ trích chính phủ – chính là khẩu hiệu kêu gọi tập hợp lực lượng của họ, cùng với những khẩu hiệu như “Tự do” và “Đả đảo chế độ độc tài”. [Đọc tiếp]