Mỹ không huy động được ASEAN đối đầu với Trung Quốc
Phải chăng Trung Quốc đã thành công phân hóa nội bộ ASEAN? Tại Thượng đỉnh lần thứ 26 Hiệp Hội các nước Đông Nam Á, kết thúc ngày 27/04/2015, đương kim chủ tịch ASEAN là Malaysia chọn thái độ ôn hòa đối với Trung Quốc trong khi Philippines thúc giục các nước thành viên “đương đầu” với âm mưu lấn chiếm toàn vùng biển Đông.
Biển Đông: Mỹ bác đề nghị của Trung Quốc
Hôm mồng 01/05/2015, Hoa Kỳ đã bác bỏ đề xuất của một sĩ quan cao cấp Trung Quốc sẵn sàng cho Mỹ và các nước khác sử dụng các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông cho các hoạt động cứu nạn.
Báo chí Hoa Kỳ trích dẫn một thông tin từ trang website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cho biết là Đô đốc Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli ), tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã đưa ra đề nghị nói trên khi nói chuyện với Đô đốc Jonathan Greenert, tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, trong một hội nghị qua màn ảnh video.
CHIẾC ÁO BÀ BA IN HÌNH CHỮ HỶ
Mới đầu nghe ba em gọi, tôi tưởng tên em là Muỗi. Tôi ghẹo em: “Muỗi này!Đừng chích anh, đau lắm”. Em trề môi, vẻ không bằng lòng: “Tên em là Muội. Muội là em. Em là Muội”. À ra thế!
Ba Muội, chú Phu, người Quảng Đông. Phu là phú, phú là giàu. Tên chú giàu nhưng chú không giàu. Chú chỉ có chiếc xe hủ tiếu, bán điểm tâm dưới hai tàng me đại thụ, trên vỉa hè, bên hông rạp chớp bóng Định Tường…
Bài diễn thuyết bị ngắt quãng bởi 127 lần vỗ tay
Ghi chép những phát ngôn nổi tiếng của giáo sư Trịnh Cường (Zheng Qiang) – Đại học Chiết Giang (Trung Quốc), với bài nói của ông đã được khán thính giả ngửng lại vỗ tay 127 lần: [Đọc tiếp]
Tự Điển Thành Ngữ-Điển Tích-Danh Nhân xuất bản tại Hà Nội: Lý Thụy bán đứng nhà cách mạng Phan Bội Châu năm 1925 để lấy 15 vạn bạc
Thành ngữ – Điển tích – Danh nhân Từ điển của tác giả Trịnh Vân Thanh (Trịnh Chuyết). Sách được Nhà Xuất bản Văn học xuất bản năm 2008. Các bạn có thể xem chi tiết giới thiệu về cuốn sách ở trang 742, trong mục nói về Phan Bội Châu, các nhà soạn sách đã viết việc Phan Bội Châu bị bắt do Lý Thụy (lúc đó là bí danh của Hồ Chí Minh) bán cụ Phan Bội Châu như sau: [Đọc tiếp]
Từ Quốc Hận 30 Tháng Tư Tới Sứ Mạng Chân Chính Của Người Việt Tử Tế
Hiện tượng và hiệu ứng “Ngày 30 Tháng Tư” Năm 1975 tới nay, sau 40 năm ròng rã, vẫn bao hàm nhiều ngộ nhận cần sửa sai và định hướng lại.
I) Những Ngộ Nhận Căn Bản Về Hiện tượng “Ngày 30 Tháng Tư”:
Trước hết, ngày 30 Tháng Tư năm 1975 không phải là ngày vui của toàn dân Việt, dù ông Võ Văn Kiệt có nhận định “…ngày 30 tháng 4, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn”; dù trong buổi lễ tiếp thu Sài Gòn, Tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản, đã phát biểu một cách bâng quơ trước mặt Tổng Thống chớp nhoáng Dương Văn Minh: “Trong cuộc chiến đấu lâu dài này không có ai là kẻ thắng, ai là kẻ bại. Toàn quân và toàn dân Việt Nam là người chiến thắng…”; dù cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên gặp bại tướng Nguyễn Hữu Có cũng đã cầm tay mà nói: “Chào mi, ta với mi lúc trước hai đứa hai chiến tuyến nhưng nay ta đã là hai anh em”.[1] [Đọc tiếp]
Đàn áp biểu tình lớn ở Hà Nội
Ngày 30/04 người Việt hải ngọai tổ chức Quốc Hận khắp nơi, thì tại Hà Nội cuộc biểu tình rất lớn chống nhà cầm quyền cộng sản ra lệnh chặt cây xanh trên đường phố…Đặc biệt trong cuộc biểu tình phụ nữ mặc áo dài, cầm hoa trắng, như cảnh tượng những ngày cộng sản sụp đổ ở các nước Đông Âu. Video dưới đây quay cuộc biểu tình tại Hà Nội ngày 26/04:
Ngày 30/04 tôi tuyên bố:
Nhạc sĩ Tô Hải , 89 tuổi , từ trưởng thành đến khi về hưu, ông phụ trách các hoạt động văn nghệ và mỹ thuật, trở thành đảng viên cộng sản Việt Nam. Kể từ sau năm 1990, ông viết “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn” và blog chỉ trích vhế độ cộng sản và chính cuộc sống của mình trước đó cho là hèn, gọi thứ nhạc chính ông sáng tác là “nhạc nô”…
Tên thật là Tô Đình Hải, sinh ngày 24 tháng 9 năm 1927 tại Hà Nội , quê ở Tiền Hải tỉnh Thái Bình, hiện sống tại quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Ông đã từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành con chiên của chúa Jesus ngày 25 tháng 5 năm 2014 lấy tên thánh là Francis. Dưới đây là lời tuyên bố của Tô Đình Hải. [Đọc tiếp]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Viết về một ngày như ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày làm rúng dộng cả giang sơn, ngày làm chấn động và thay đổi toàn diện cuộc sống của từng người Việt Nam. Ngày như Hồng Thủy ập xuống làm thế gian bỗng tự nhiên ra khác thì quả là không dễ dàng. Bởi vì, nó có rất nhiều điều phải viết đến. Người viết đến trong dòng nước mắt. Kẻ tô son trong nụ cười? Người viết đến những nỗi bất hạnh, kẻ mê mãi viết đến như niềm vui? Rồi người viết đến những vệt máu loang, đọng trên đường, vấy lên tường, chảy bên sông? Lại có kẻ viết vì những thân xác người già em bé nằm chết cong queo trên dường chạy loạn? Viết đến những cái xác vô thừa nhận chết bên bờ lau bụi cò? Viết đến nắm xương tàn không tên tuổi trên đồng hoang, trong rừng sâu, nơi góc núi? Hoặc giả, viết đến ngày hoà bình, ngày chấm dứt chiến tranh, ngày đoàn viên? [Đọc tiếp]
Công sản Việt Nam đã đến lúc trả giá vì sự lừa đảo đối trá của mình
Mặc dù đã bị tẩy não từ thời ấu thơ trên ghế nhà trường Xã Hội Chủ Nghĩa, nhưng lịch sử bao giờ cũng tôn trọng sự thật. Ngày nay qua hệ thống internet toàn cầu, sự thật lịch sử đã quật ngã sự dối trá, lừa bịp của đảng cộng sản Việt Nam. Tuổi trẻ dần dần nhìn ra đâu là sự thật, Mời quý độc giả và thân hữu nghe những lời từ cảm nhận của những người trẻ sinh ra sau ngày 30/04/1975 nghĩ gì về Việt Nam Cộng Hòa.