Search Results for: Yên Báy Y dài hay i ngắn
Bi thảm cho nền giáo dục nước nhà hiện nay!
Cũng lâu lắm rồi tôi không quan tâm đến chuyện học của bọn trẻ. Bữa nay ngồi ăn cơm, mọi người trong nhà có dịp tề tựu nên nói chuyện về việc học hành của bọn trẻ con…, tôi giật mình tá hỏa khi thấy các cháu mình học những môn lạ hoắc lạ huơ…
Thật ra, tôi nghỉ hưu đã khá lâu nhưng chính thức rời bục giảng mới chỉ 3 năm. Những đổi thay trong chương trình giáo dục với tôi không lạ nhưng năm học 2021-2022 thì đúng nhiều chuyện lạ.
Từ chuyện bỏ môn lịch sử trong chương trình học chính đến bỏ chữ P trong bảng chữ cái, tôi đã nhìn thấy một sự thật tha hóa trong ngành giáo dục đến kinh hoàng.
Đúng là: khi quyền lực vào tay kẻ bất tài; con đường học vấn bằng ưu tiên, bổ túc chuyên tu, học giả bằng cấp thật… thì sẽ là đại họa cho muôn dân, cho Dân Tộc.
Ngành giáo dục, nơi chứa nguyên khí của quốc gia, đã bao lần cải tiến và thay đổi, nhưng xét cho cùng mọi sự thay đổi ấy không làm cho giáo dục tốt hơn mà nó đang làm cho hệ thống giáo dục trở nên lụi tàn và băng hoại.
Cựu thủ tướng Đức Schroder quyết tâm làm bạn với Nga?
Lời người post: Không biết trước những áp lực của quốc hội và chính quyền Đức, Nghị Viên Châu Âu, Cựu thủ tướng Đức Gerhard Schroder có rút ra khỏi Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị công ty năng lượng Rosneft của Nga hay không? Đây là câu chuyện của cựu Thủ Tướng Đức Schroder thân Nga và người bạn thân của Putin. Hy vọng ông Schroder đặt vấn đề chung lên tình riêng của mình và rút ra khỏi Hội Đồng Quản Trị Rosneft.
Tối 9/12/2005, 17 ngày sau khi thủ tướng Đức Gerhard Schroder rời ghế Thủ Tướng Đức, ông nhận được cuộc gọi điện thoại từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Vladimir Putin lúc đó thúc giục ông Schroder chấp nhận lời đề nghị trở thành Chủ tịch Hội Đồng Quản trị của Nord Stream, công ty do Nga kiểm soát, phụ trách xây dựng đường ống dẫn khí đốt dưới biển Baltic đầu tiên từ Nga sang Đức gọi là Nord Stream (đầu tiên là Nord Stream I và sau này là Nord Stream II).
Trên điện thoại hôm ấy ông Putin hỏi đùa: “Ngài sợ làm việc với chúng tôi sao?”. Ông Schroder tỏ ra lưỡng lự, bởi dự án đường ống Nord Stream được đồng ý trong những tuần cuối nhiệm kỳ thủ tướng của ông. Nhưng cựu thủ tướng Schroder cuối cùng đã chấp nhận lời đề nghị của Putin, bởi ông là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho dự án đường ống dẫn dầu Nord Stream 1. [Đọc tiếp]
Tình báo CIA: chiến tranh Ukraine làm Trung Cộng tính toán tấn công Đài Loan
Giám đốc Cơ quan Tình Báo CIA Hoa Kỳ, ông William Burns nhận định Trung Cộng đang theo sát chiến tranh Ukraine vì những diễn biến tại đây gây ảnh hưởng cho sự tính toán của Trung Cộng tấn công Đài Loan.
Phát biểu tại Washington DC do báo Financial Times của Anh tổ chức hôm qua (07/05), Giám đốc tình báo CIA Hoa Kỳ, William Burns cho rằng Trung Cộng đang quan sát cặn kẽ tình hình chiến tranh tại Ukraine, gồm sự chống trả quyết liệt của chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky và dân Ukraine cùng sự tổn thất về kinh tế mà Nga đang gánh chịu do lệnh trừng phạt từ Mỹ và các nước tây Phương. [Đọc tiếp]
Trung Cộng là nguy hiểm nhất cho nền an ninh của Hoa Kỳ – Mỹ đối phó như thế nào?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Nhiều nhân vật hàng đầu trong ngành tình báo Mỹ từ hành pháp, lập pháp đến tướng lãnh quân đội Hoa Kỳ đều lên tiếng báo động rằng Trung Cộng là mối hoạ nguy hiểm cho tương lai nền an ninh Hoa Kỳ. Sự báo động này càng ngày càng cao, càng cấp bách. Nhưng chính quyền Mỹ hiện nay đang làm gì để đối phó?
1) Giám Đốc FBI: tuyên bố: Mối đe dọa của Trung Cộng “chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ”
Trên truyền hình vào 24/04 ông Christopher Wray, Giám Đốc FBI, trong cuộc phỏng vấn “60 Minutes” (1): cho rằng “Trung Cộng chính là mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề phản gián và an ninh mạng. Ông cũng từng cảnh báo, Trung Cộng đang nhắm vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế Hoa Kỳ”. [Đọc tiếp]
Những sĩ quan tiêu biểu nằm xuống trong 30/04/1975: Trung Tá Lê văn Ngôn
Lời người post: Trung Tá Lê Văn Ngôn người lên chức Trung Tá đầu tiên của khóa 21 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, từ khi ra trường cấp bậc thiếu úy tháng 12/1966, 6 năm sau, 1972 lên Trung Tá.
Viết để ngợi ca và vinh danh 275 chiến sĩ Mũ Nâu của Tiểu Ðoàn 92 Biệt Ðộng Quân và người bạn cùng khóa, cố Trung Tá Lê Văn Ngôn. Xin nguyện cầu hương linh của anh ngàn thu yên nghỉ! Anh chính là một biểu tượng của Tống Lê Chân, là niềm hãnh diện của cựu sinh viên sĩ quan khóa 21 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam-Ðà Lạt.
Nhìn lại toàn cuộc chiến mùa Hè của năm 1972, từ Dakto-Tân Cảnh xuống tới An Lộc-Bình Long rồi ra tận Quảng Trị kiêu hùng, Trung Tá Lê Văn Ngôn đã nổi lên như một người hùng. Anh sinh năm 1941 tại thị xã Vĩnh Long, trong một gia đình nho giáo, cha và người anh cả của Ngôn đều chọn nghề dạy học và rất được sự kính trọng của phụ huynh lẫn học sinh trong vùng.
Ukraine đã tiêu diệt soái hạm Moskva của Nga như thế nào?
Sự sáng tạo của Kyiv và sai lầm của Moscow có lẽ đều đóng một vai trò nhất định.
Trước khi bị chìm, soái hạm của Hạm đội Biển Đen là một con tàu rất lớn. Soái hạm Moskva dài 186m, gần bằng chiều dài của hai sân bóng đá, và được trang bị các cảm biến, thiết bị gây nhiễu sóng radar vô tuyến, và súng. Con tàu được bảo vệ bởi ba lớp phòng không: các hoả tiễn S-300F và OSA-MA để bắn hạ các đe dọa ở tầm xa lẫn tầm gần, cùng với súng tự động AK-630 Gatling sẵn sàng bắn đạn chì vào bất cứ thứ gì đến quá gần. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố con tàu chiến đã bị chìm sau khi một vụ hỏa hoạn do tai nạn đã làm nổ kho đạn trên tàu. Nhưng các đoạn phim quay lại cảnh con tàu bị hư hại, xuất hiện vào ngày 18/04, xác nhận lời tuyên bố của Ukraine, rằng chính họ đã bắn trúng soái hạm Nga. [Đọc tiếp]
Trò Du Kích Biển của Trung Cộng ở quần đảo Solomon
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Chuyện Hoàng Sa năm 1974: Nhớ lại ngày 19/01/1974, khi cuộc chiến Việt Nam đang cao điểm, Cộng sản Hà nội chuyển quân ồ ạt chuẩn bị tổng tấn công, Hoa Kỳ đã hoàn toàn rút khỏi miền Nam Việt Nam và Quân đội Việt Nam Cộng Hoà đang bận rộn chống Cộng quân xâm lược trên khắp mặt trận… Thì Trung Cộng lợi dụng tình hình rối ren đưa quân chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam!
Chuyện Trường Sa năm 2020: Vào tháng 4 năm 2020, trong lúc đại dịch virus Vũ Hán đang bao trùm sự lo âu của thế giới, hầu hết các quốc gia từ đông sang tây, từ bắc chí nam trên địa cầu bận rộn đi tìm mua khẩu trang, máy trợ thở… để chống dịch virus Vũ Hán thì Trung Cộng lại lợi dụng tình hình rối ren đó, đệ trình một công hàm lên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc “official” cho rằng bản đồ có “Hình Lưỡi Bò Chín Đoạn” chiếm 90% diện tích Biển Đông thuộc về chủ quyền Bắc Kinh. Trung Cộng dựa vào yếu tố lịch sử nào đó (?) từ thời Hán Cao Tổ Lưu Bang (?). Lúc đó Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Mike Pompeo và một số nước lên tiếng phản đối, nhưng ít ai có tâm trí mà chú tâm vì đại dịch đang lan tràn, lo chết vì dịch choáng ngợp trí óc mọi người! Như vậy là Trung Cộng dùng “giấy trắng mực đen đệ trình lên LHQ” hợp thức hoá việc cướp biển đảo của Việt Nam để làm đầu cầu chiến lược “Vành đai, Con Đường”!
Chuyện quần đảo Solomon năm 2022: Vào tháng 3 năm 2022, trong lúc thế giới đang chú tâm đến cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine thì Trung Cộng ký với Quốc Đảo Solomon một hiệp ước hợp tác an ninh. Solomon là một quốc đảo, nằm ở cực Nam Thái Bình Dương. Theo Hiệp Ước giữa Bắc Kinh và Solomon sẽ cho phép tàu hải quân Trung Cộng neo đậu tại khu vực, đồng thời Trung Cộng có thể điều động quân đội tới Quần đảo Solomon nếu nơi đây xảy ra bất ổn. [Đọc tiếp]
54 tin đáng chú ý về Nga xâm lăng Ukraine trong những ngày qua.
1) Hình ảnh vệ tinh được cho là chụp cảnh một khu mộ tập thể ở gần Mariupol
Hôm thứ Năm (21/04), những hình ảnh vệ tinh mới được công bố từ gần thành phố Mariupol bị bao vây, miền đông nam Ukraine, được cho là cho thấy rất nhiều ngôi mộ mới được đào lên.
Những hình ảnh từ Maxar Technologies công ty kỹ thuật công nghệ vũ trụ tại thành phố Westminster, Colorado, Hoa Kỳ, chuyên sản xuất các vệ tinh liên lạc, quan sát Trái đất, radar và vệ tinh phục vụ trên quỹ đạo cho là cho thấy một khu mộ tập thể đang dần thành hình bên cạnh một nghĩa địa có từ trước ở rìa Manhush, một thị trấn nằm cách Mariupol khoảng 20 km về phía tây.
Công ty Maxar Technologies cho biết những hình ảnh được chụp từ ngày 19/03 đến ngày 03/04/2022 cho thấy khoảng 200 ngôi mộ mới trải dài trên một diện tích khoảng 85 mét vuông.
Solomon: Chuỗi đảo an ninh đầu tiên của Ấn Độ-Thái Bình Dương bị Trung Cộng đột kích
1) Vị trí chiến lược của quần đảo Solomon
Quần đảo Solomon có một vị trí chiến lược quan trọng tại Nam Thái Bình Dương. Tính từ phía Nam Thái Bình Dương trở lên, Quần đảo Solomon là chuỗi đảo chiến lược đầu tiên trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở của Mỹ nằm ở cực Nam. Trong Đệ II Thế Chiến, quần đảo này đã xảy ra những trận chiến đẫm máu giữa quân đội Đồng Minh và Nhật Bản – nổi tiếng là trận chiến Guadalcanal gọi là Battle of Guadalcanal (1) từ tháng 8/1942 đến tháng 2/2943, tại Mặt trận này quân Đồng Minh mở đầu trận đánh để ngăn chặn và đẩy lùi sự bành trướng của quân Nhật trong vùng Thái Bình Dương. [Đọc tiếp]
Những vấn đề Nga xâm lăng Ukraine hôm nay…
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Rất nhiều tin tức chiến tranh Ukraine liên tiếp trong 24 giờ mỗi ngày trên truyền thanh, truyền hình và truyền thông mạng… Dù có ngồi 24/24 cũng không ghi hết những chi tiết chiến tranh và tội ác do quân Nga gây nên ở Ukraine. Những diễn tiến cứ tiếp tục quay theo kim đồng hồ thay đổi không ngừng tràn ngập mặt báo, choáng ngợp màn hình TV. Đây là những vấn đề chính của cuộc chiến Ukraine rút ra từ những tin tức chiến sự: [Đọc tiếp]
Sáu loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm của quân đội Mỹ
Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga cũng khiến phương Tây lo ngại khả năng Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) xâm lược Đài Loan. Trong khi Mỹ lo ngại xung đột leo thang ở cả châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, thử xem Mỹ có những vũ khí nào đủ để răn đe Trung Cộng và Nga?
Ông Kurt Campbell, điều phối viên Toà Bạch Ốc về các vấn đề Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, ngày 28/02 cho biết rằng bất chấp chiến tranh ở Ukraine, Hoa Kỳ sẽ vẫn tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ông cũng nói thêm rằng trước đây Mỹ cũng cùng lúc tham gia sâu vào hai mặt trận, bao gồm cả trong thời kỳ Đệ II Thế Chiến và Chiến tranh Lạnh. [Đọc tiếp]
Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam…
Một sự tính toán sai lầm trên Biển Đông có thể dễ dàng leo thang chiến tranh
Cuộc chiến của Nga ở Đông Âu đã khiến các nhà quan sát an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương so sánh cảnh ngộ của Ukraine với cảnh ngộ của Đài Loan khi phải đối đầu Trung Cộng.
Đúng là Ukraine và Đài Loan đều là các quốc gia dân chủ đang xung đột với một cường quốc láng giềng theo chủ nghĩa Cộng Sản và độc tài. Và lập luận của Vladimir Putin, rằng Ukraine không phải là một quốc gia có chủ quyền, dường như đang lặp lại lời của Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Cộng trước ông ta, rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh nổi loạn và ngày “thống nhất” rồi sẽ đến, hoặc bằng các biện pháp hòa bình, hoặc bằng cách biện pháp quân sự nếu cần thiết.
Tuy nhiên, ngoài những điểm tương đồng đáng chú ý này, chẳng còn gì có thể đem ra so sánh giữa Ukraine và Đài Loan. Một phép so sánh hữu dụng hơn sẽ là với một quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khác đó là Việt Nam. [Đọc tiếp]
Trung Cộng có giúp cho Nga trong cuộc chiến Ukraine?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Từ khi Nga đưa quân xâm lược Ukraine, xem như đã lọt vào vào cái bẫy của Mỹ. Từ những tháng ngày trước khi Nga xâm lăng Ukraine, cả thế giới nghĩ rằng Nga không tấn công Ukraine mà chỉ gây sức ép để chiếm lợi thế trên bàn hội nghị với khối NATO. Trong khi đó tình báo Mỹ đã đặt cược ngược lại. Ngày 24/02/2022 Putin ra lệnh quân đội Nga tấn công vào Ukraine, Washington đã chứng minh cho thế giới sự chính xác của tình báo Mỹ là đáng tin cậy.
Đến hôm nay, còn 2 ngày nữa là đầy 1 tháng, Nga đang bị sa lầy tại chiến trường Ukraine trong thế “tiến thối lưỡng nan”: [Đọc tiếp]
Mỹ cấp cho Ukraine loại vũ khí tối tân
Switchblade là một hoả tiễn thu nhỏ như một máy bay không người lái mang bom, nó thể lao vào mục tiêu để giết người lính hay xe tăng, hoặc các chiến cụ của đối phương rất nhanh và chính xác. Switchblade do công ty AeroVironment ở tiểu bang Virginia chế tạo. Nó gọn, nhẹ có thể mang trong ba lô người lính, khi cần chỉ chuẩn bị vài phút là có thể tác xạ. Hiện nay có hai loại Switchblade 300 và 600.
Loại Switchblade 300 là loại vũ khí hỗ trợ các đơn vị chiến đấu như lực lượng đặc biệt, bộ binh ngoài chiến trường, hoặc các vị trí phòng thủ cố định. Switchblade 300 đã thử nghiệm và chứng minh khả năng chiến đấu với loại vũ khí bay không có sóng “bay lảng vảng trên không” nhằm sử dụng chống lại các mục tiêu ngoài tầm nhìn của mắt thường. Nó có thể mang theo trong ba lô người lính bộ binh và lấy ra để bắn bất cứ nơi nào. Switchblade 300 mang lại khả năng sát thương cao hơn với tọa độ định vị bằng hệ thống GPS rất chính xác. [Đọc tiếp]
Giá nào Putin phải trả trong cuộc xâm lăng Ukraine?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Đánh giá Vladimir Putin
Sau Chiến Tranh Lạnh, trật tự mới thế giới do Mỹ chủ trương dường như bị phá vỡ. Nguy cơ Chiến Tranh Lạnh đang xuất hiện trở lại! Tại Châu Á, Trung Cộng một nước Cộng Sản đang dồn nỗ lực chế thêm đầu đạn nguyên tử và vũ khí huỷ diệt hàng loạt tối tân hơn để chuẩn bị cho những cuộc tắm máu ở Đài Loan, Biển Đông và Hoa Đông. Ở Châu Âu, Putin xâm lăng quân sự Ukraine điên cuồng phóng hỏa tiễn, dội bom vào người dân vô tội.
Trước những tình hình trật tự mới thế giới bị đảo lộn, hoà bình trên trái đất không còn bảo đảm. Nhân loại trông chờ vào những bộ óc lãnh đạo của các cường quốc trên thế giới tỉnh táo để đưa thế giới thoát khỏi nạn huỷ diệt chiến tranh nguyên tử. Thế giới đang gửi gắm niềm tin hoà bình vào những người có quyền quyết định bấm nút đỏ vũ khí hạt nhân. Và cầu mong thượng đế sẽ giúp họ được sáng suốt để tránh đưa nhân loại đến diệt vong. [Đọc tiếp]