Bình luận của báo Pháp: Lý Khắc Cường dưới bóng của nhân vật số 1 Trung Quốc
Thủ tướng Trung Cộng (TC) Lý Khắc Cường bắt đầu chuyến công du Pháp từ hôm 30/06, sau khi tham dự cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu-Trung Quốc. Sáng nay, thủ tướng TC Lý Khắc Cường được thủ tướng nước chủ nhà tiếp đón tại điện Invalides và ăn trưa với tổng thống François Hollande. Chưa bao giờ một người đứng đầu chính phủ Trung Quốc lại được long trọng tiếp đón như vậy tại Pháp. Tờ Le Monde phác họa chân dung nhân vật số hai của Trung Quốc trong bài : “Thủ tướng Lý Khắc Cường dưới bóng của nhân vật số 1 Trung Quốc”.
Trung Quốc ra luật mở rộng phạm vi “an ninh quốc gia”
Sau Sách trắng Quốc phòng, cho phép gia tăng sức mạnh quân sự bên ngoài phạm vi lãnh thổ, công bố cuối tháng trước, hôm nay 01/07/2015, nhà cầm quyền Bắc Kinh tiếp tục ra luật mở rộng phạm vi bảo vệ “an ninh quốc gia” ra nhiều khu vực mới, như Bắc Cực, Nam Cực, biển cả và không gian, và kể cả các mạng xã hội. Khái niệm “an ninh quốc gia” hết sức rộng lớn và được định nghĩa mơ hồ trong luật gây nhiều lo ngại.
Chiếc Ngai Đẫm Máu Của Putin
Putin có phải là con của người đàn bà trong hình này không? Bà cụ bảo, nó là con tôi. Putin chối. Nhưng tại sao lại chối? Phải chăng vì cái ngai vàng lôi cuốn. Một cái ngai đã nhuốm biết bao là máu kinh tởm. Tựa đề phóng sự này nguyên là “Bà Putina Mất Con”, đăng trong tuần báo Die Zeit, số 19/20/2015, tháng 5.2015 của Steffen Dobbert. Người dịch đổi tựa thành Ngai vàng nhuốm máu của Putin.
Ai muốn đọc bản tiếng Đức hay tiếng Anh và nghe Vera nói, vào: www.zeit.de/feature/wladimir-putin-mutter [Đọc tiếp]
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius trả lời phỏng vấn trực tiếp của người dân Việt Nam qua điện thoại
Nhân dịp Việt Nam và Mỹ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Ted Osius trả lời phỏng vấn trực tuyến về mọi mặt trong bang giao đặc biệt hai nước vào hôm 22 tháng 06. Trả lời phỏng vấn, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cho biết năm nay sẽ chứng kiến nhiều chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có thể Tổng thống Obama sẽ tới Việt Nam trong năm nay. [Đọc tiếp]
Trung Cộng lại đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông, tại sao?
Cục an toàn Hàng hải Trung Cộng vừa công bố giàn khoan Hải Dương 981 của TC sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển có tọa độ 17 độ 3,75 phút Bắc Vĩ Tuyến; 109 độ 59,05 phút kinh Đông. Đây là vị trí phía nam cửa Vịnh Bắc Việt và t tây bắc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. [Đọc tiếp]
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ báo cáo về nhân quyền các nước ASEAN – đặc biệt là Việt Nam
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 25/6 công bố Báo cáo thường niên tình hình nhân quyền các nước, trong đó vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất là Việt Nam. Đây là năm thứ 39 Bộ Ngoại giao Mỹ thực hiện báo cáo nhân quyền theo yêu cầu của Quốc hội. Dưới đây là một phần tóm tắt trong báo cáo về nhân quyền tại 10 nước trong ASEAN: [Đọc tiếp]
Diễn biến mới liên quan TPP
Thượng viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư, 24/6 vừa thông qua dự luật TPA (Trade Promotion Authority) với 60 phiếu thuận và 38 phiếu chống, đây là một dự luật cho phép Tổng thống “quyền đàm phán nhanh” trong các Hiệp định thương mại quốc tế quan trọng, điển hình như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 quốc gia khác của hai bên bờ Thái Bình Dương (TBD) trong đó có cả Việt Nam.
Dự luật này nếu thành luật sẽ cho phép chính phủ Hoa Kỳ được quyền đàm phán với các đối tác thương mại quốc tế và chỉ cần đệ trình lên Quốc hội sau khi kết thúc đàm phán bản Hiệp định cuối cùng. [Đọc tiếp]
Trung Cộng: cường quốc quen thói cưỡng bức
Bình luận báo chí tây phương: Trong bài phân tích mang tựa đề “Trung Cộng, (siêu) cường cưỡng bức”, thông tín viên nhật báo Le Monde tại Bắc Kinh nhận định, nền kinh tế thứ nhì thế giới và có ngân sách quốc phòng cũng thứ nhì thế giới, Trung Cộng của Tập Cận Bình đang ở thế tiến công. [Đọc tiếp]
Mỹ : Hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa hòa bình
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ vào hôm 26/06/2015 đã lại tố cáo các hoạt động bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo rầm rộ mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông, xem đấy là « mối đe dọa cho hòa bình ». Điểm đáng chú ý là nhân vật số hai của Bộ Ngoại giao Mỹ đã không ngần ngại so sánh các hành vi chiếm đảo của Trung Quốc tại Biển Đông với những gì mà Nga tiến hành tại miền Đông Ukraina.
Trong tham luận tại Trung tâm Center for a New American Century, một cơ quan tham vấn về an ninh, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken đã nhắc lại lập trường của Mỹ là không thiên về bên nào trong cuộc tranh chấp Biển Đông, nhưng có lợi ích thiết thân trong việc bảo về quyền tự do lưu thông tại vùng biển này. [Đọc tiếp]
Ứng dụng App mới “eyewitness to Atrocity” được tòa quốc tế công nhận
Một ứng dụng app trên điện thoại di động có tên “eyeWitness to Atrocity” (tạm dịch là “Nhân chứng Tội ác”) vừa đưa vào xử dụng thử nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới, trong đó có VN và dữ liệu thu thập được từ ứng dụng app này được toà án quốc tế công nhận.
[Đọc tiếp]
Khảo sát: Người Việt Nam ngả mạnh về Mỹ, quay lưng với Trung Quốc
Một cuộc khảo sát toàn cầu mới cho thấy người Việt Nam tiếp tục có quan điểm rất tích cực về hình ảnh và vai trò của Mỹ trên thế giới, trong khi thái độ tiêu cực về Trung Quốc ít thay đổi và thậm chí xấu đi.
Trung tâm Nghiên cứu Pew hôm thứ Ba công bố báo cáo về cuộc khảo sát quan điểm toàn cầu về Mỹ, Trung Quốc, sự cân bằng quyền lực quốc tế, và một số vấn đề chính yếu ở châu Á. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua 45.435 cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại ở 40 quốc gia từ cuối tháng 3 tới cuối tháng 5 năm nay. 1000 người Việt Nam được Pew phỏng vấn trực tiếp. [Đọc tiếp]
Nguyễn Phú Trọng sẽ gặp ông Obama đầu tháng Bảy
Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Hoa Kỳ từ ngày 7-9 tháng Bảy và hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng theo nguồn tin từ Hà Nội. Đây là chuyến thăm đầu tiên trong lịch sử của một Tổng Bí thư đảng CSVN tới Hoa Kỳ.
Hai bên dự kiến sẽ có “Tuyên bố chung về tầm nhìn của quan hệ Đối tác toàn diện và sâu rộng giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”. [Đọc tiếp]
Biển Đông : Những biện pháp cụ thể Mỹ có thể dùng để chống Trung Quốc
Trong hai ngày 16-17)06)2015, Trường Hải chiến Hoa Kỳ – U.S. Naval War College – trụ sở tại Newport, tiểu bang Rhode Island, đã tổ chức cuộc hội thảo thường niên về chiến lược Current Strategy Forum 2015, với chủ đề: Chiến lược và sức mạnh hải quân trong một môi trường có tranh chấp (Strategy and Maritime Power in a Contested Environment). Các hành động quyết đoán của Trung Quốc gần đây tại Biển Đông, đặc biệt là việc rầm rộ bồi đắp đảo nhân tạo tại vùng Trường Sa dĩ nhiên đã trở thành một trong những đề tài thảo luận tại diễn đàn.
Được mời tham gia hội thảo, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã có một tham luận đáng chú ý về Chiến lược hải quân và quân sự của Hoa Kỳ tại Biển Đông (National, Military, Maritime Strategy and the South China Sea).
Phỏng vấn Joseph S. Nye: Hung đồ của Trung Quốc và chính sách tái quân bình của Mỹ tại châu Á
Trong dịp thuyết giảng tại Đại học Oxford vào đầu tháng 6, Joseph S. Nye đã dành cho Samuel Ramani một cuộc phỏng vấn với toàn văn sau đây:
Chính quyền Obama đã thực hiện việc chuyển trục chiến lược về châu Á là một yếu tố chính trong chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, việc chuyển giao rộng lớn các nguồn lực quân sự của Mỹ tại Thái Bình Dương đã bị chống trả bởi việc tập trung quân sự nhanh chóng của Trung Quốc. Kể từ khi sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tăng lên với tốc độ nhanh hơn so với sự hiện diện của Mỹ, ông có nghĩ việc chuyển trục chiến lược về châu Á sẽ có hiệu quả trong việc cân bằng quyền bá chủ khu vực của Trung Quốc trong thời gian dài? [Đọc tiếp]
Tự chỉ trích
Trong một xã hội mà sự gian dối đã trở thành chân lý sống còn để thành đạt, thì việc người ta tự nêu lên khuyết điểm của mình là điều vô cùng khó khăn. Việc các quan chức nói về những yếu kém lãnh đạo, mánh mung tham nhũng của họ lại càng khó hơn chuyện mò kim đáy bể. Nhưng rồi với sự lãnh đạo thiên tài của đảng, chúng ta vẫn được chứng kiến chuyện đó xảy ra. Tấn hài này được gọi là “Phê bình và tự phê bình”, nó được đảng Cộng Sản đặc biệt ưa dùng bởi tính hữu dụng và sự huyễn hoặc có một không hai.
Điều mà người ta sợ nhất ở một nhà nước là sự lạm quyền. Quyền hành một khi bị lạm dụng thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại cho xã hội, ấy là việc tham nhũng lan tràn, ỷ thế hiếp dân, coi thường pháp luật, và nhiều tội ác vi phạm nhân quyền khác. Vậy thì ai là kẻ lạm quyền? Quả là không ai khác ngoài các lãnh đạo có địa vị xã hội. Thế thì làm cách nào ngăn ngừa lạm quyền để mang lại sự ích nước lợi dân? Ấy là tạo nên các thiết chế xã hội đối trọng để kiểm soát quyền hành của họ.
Các thiết chế kiểm soát quyền hành nói trên là gì? Đó là các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội được nhân dân trao quyền để khống chế và kiểm soát lẫn nhau. Như vậy thì tránh được tình trạng quyền lực tập trung vào một cơ quan duy nhất, điều kiện để dẫn đến sự lạm dụng quyền lực và coi thường pháp luật. Kẻ cầm quyền thường có xu hướng thâu tóm quyền lực mà không chịu chia xẻ thế mạnh đó với ai. Chỉ trong một xã hội dân chủ đa đảng thì họ mới không thể thâu tóm quyền hành mà buộc phải xẻ chia thế lực. Điều đó khiến cho xã hội ngày càng trở nên lành mạnh và tiến bộ, bởi những giá trị dân chủ và minh bạch luôn hiện hữu.