Người dân chống đối treo cờ “đỏ sao vàng” trước nhà trong ngày 02-09
Video dưới đây cho thấy người dân quốc nội đã anh dũng đứng lên phản đối công an Cộng Sản Việt Nam treo cờ “đỏ sao vàng” trươc nhà họ trong ngày gọi là Quốc Khánh 02-09:
Cách mạng tháng Tám và ngày 02/09/1945: Đảng CS Việt Nam hãy trả lại sự thật cho lịch sử!
Nhạc sĩ Tô Hải, một nhân chứng (hiện còn sống ở Việt Nam) của những ngày tháng Tám 1945 sôi sục và sự kiện Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời vào ngày 2/09/1945. Ông đã viết ra những điều mắt thấy tai nghe về sự kiện lịch sử và đòi hỏi các nhà viết sử phải công tâm sửa lại, trả lại cho công luận sự thật những trang đã và đang bị Đảng CS Việt Nam bóp méo, xuyên tạc.
Dưới đây là một trong các bài viết của ông về ký ức của quá khứ, theo tôi, chúng ta nên xem như một tư liệu quý – không chỉ cho các nhà viết sử mà còn cho tất cả những ai quan tâm đến lịch sử của đất nước, nhưng đã phải sống trong sự dối trá.
Những lừa đảo lịch sử của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam
Tóm lược: Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) làm nhiều vụ lừa đảo lịch sử để gạt dân Việt Nam. Từ khi Hồ chết, ĐCSVN tiếp tục trò lừa đảo với những lời nói láo và dối trá vô nhân đạo để bao che những hành vi vô đạo đức và tội phạm hoặc đánh bóng hình ảnh mình cho mục tiêu tẩy não và nhồi sọ. Bài này phơi bày 16 hành động lừa đảo bởi Hồ và ĐCSVN trong nỗ lực họ sửa đổi lịch sử cho lợi lộc cá nhân từ năm 1930 cho đến năm 2014. Những vụ lừa đảo lịch sử này có hậu quả tàn phá dân tộc, nhất là trẻ em.
[Đọc tiếp]
Đài Loan: TQ sắp tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông
Các công trình lấp biển xây đảo của Trung Quốc ở Biển Đông đã thay đổi hoàn toàn cấu trúc chiến lược trong khu vực, và theo hãng tin CNA của nhà nước Đài Loan hôm nay, giờ đây, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tiến trình quân sự hoá và sẽ tuyên bố một khu nhận dạng phòng không trong khu vực.
Trong một phúc trình nộp cho viện lập pháp về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói vào tháng 9/2013, Trung Quốc đã khởi sự đổ cát lên Đá Gạc Ma, một trong hơn 50 bãi cạn và đá ngầm trong Biển Đông. Trung Quốc sau đó tiến hành lấn biển xây đảo tại 6 bãi đá khác và đang xây một bến cảng, nhiều phi đạo và các cơ sở hạ tầng khác. [Đọc tiếp]
Trung Quốc sẽ chiếm trọn biển Đông vào năm 2017
Bắc Kinh đã thực hiện xong giai đoạn một trong chiến lược biến Biển Đông thành ao nhà. Thái độ do dự của các nước liên can từ Hoa Kỳ, Úc cho đến các thành viên Đông Nam Á tạo cơ hội bằng vàng cho Tập Cận Bình tiến sang giai đoạn hai trong 2 năm tới. Trên đây là nhận định của nhiều chuyên gia quân sự được Fairfax Media tổng hợp và phân tích.
Với các đảo nhân tạo đã được thực hiện gần xong, Trung Quốc đã chiến thắng “trận thứ nhất” trong chiến lược khống chế Biển Đông. Ít ai có khả năng ngăn chận Trung Quốc chiến thắng luôn giai đoạn hai. Hoa Kỳ cũng như đồng minh Úc trong khu vực, tuy lên án Bắc Kinh có “hành động phi pháp” đe dọa an ninh hàng hải, hàng không nhưng cho đến nay hai nước này vẫn do dự, ngập ngừng. Trên đây là hai nhận định của các nguồn tin quốc phòng cao cấp của Úc.
Thủ bút cựu thủ tướng Trần Trọng Kim: Thư gửi Hoàng Xuân Hãn năm 1947 (tài liệu lịch sử có giá trị)
Trần Trọng Kim (1887-1953) Cựu thủ tướng Việt Nam, một nhà giáo, một nhà nghiên cứu văn học, sử học có tiếng trong giới trí thức nước ta thời cận đại. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, như Nho giáo, Việt Nam sử lược, có đóng góp cho tri thức và nghiên cứu lịch sử văn hóa nước nhà. Trong khi tiếp xúc với văn bản Nam quốc địa dư chí, tôi phát hiện ra bức thư này nằm giữa tờ bìa ngoài gấp đôi đã bị phết hồ dán kín lại, do thời gian lâu ngày lớp hồ khô đi, trong lúc kiểm tra văn bản bức thư vô tình rơi ra. Được biết một số sách Hán Nôm có nguồn gốc từ thư viện riêng của gia đình Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn. Bức thư này có lẽ đã đến tay cụ Hoàng và được cụ Hoàng dấu kín vào tờ bìa của cuốn Nam quốc địa dư chí, mà sau này được hiến tặng lại cho thư viện. Đối chiếu với tập hồi ký Một cơn gió bụi của cụ Trần đã được xuất bản trong những năm 60, chúng tôi nhận định đây chính xác là bút tích và giọng văn của cụ Lệ thần – Trần Trọng Kim, vì những nhân vật trong thư nhắc đến đều là những gương mặt trí thức chính trị đương thời với cụ. Ngày tháng, sự kiện, giọng văn và tư tưởng trong bức thư hoàn toàn phù hợp với ngày tháng, sự kiện, giọng văn, tư tưởng của cụ Trần trong tập hồi ký đã nêu trên. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Trung Quốc sẽ sợ búa rìu dư luận hơn đe dọa quân sự
Trước các hành vi càng lúc càng thái quá của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biệt là ý đồ quân sự hóa ngày càng rõ nét các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp tại vùng Trường Sa, Hoa Kỳ cho đến nay chủ yếu đối phó bằng những tuyên bố răn đe. Ngày càng có nhiều tiếng nói vang lên, đòi Washington phải có hành động cụ thể hơn. Trên báo Anh Quốc The Guardian số ra hôm nay, 29/08/2015, có một ý kiến cho rằng Mỹ nên chuyển hướng hành động, tăng cường tố cáo Trung Quốc phạm luật trên trường quốc tế, thay vì chỉ đưa ra những lời đe dọa quân sự suông.
Theo ông Ashley Townshend, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu về Hoa Kỳ tại Đại học Sydney ở Úc, những lời cảnh cáo của Mỹ, dù đến từ cấp nào chăng nữa, như không hề làm Trung Quốc động tâm. [Đọc tiếp]
Trung Cộng đang tận thế về tài chánh và thị trường chứng khóan….
Thị trường Chứng Khoán Thượng Hải của Trung Quốc (TQ) hôm Thứ Ba 25-8 mở màn đã bị rớt tuột tới 7.63%. Tính từ ngày 21-8 đến hôm 25-8-2015, Thị trường Chứng khoán tại Thượng Hải là trung tâm lớn nhất của TQ đã rớt mất -699.42 điểm, tức mất giá tới -19.08%. Đây là thời đen tối nhất của chứứnhg khóan TQ sau khi công bố thành lập “Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Á Châu” gọi tắt là AIIB (Asean Infrastructure Investment Bank) vào ngày 29-6-2015 mục đích dùng đồng Nhân Dân Tệ làm bản vị đối đầu với đồng Dollar Mỹ (USD) trên toàn Thế giới chống lại Ngân Hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB – Asean Development Bank) của Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]
Ai phá nát nền văn hóa truyền thống?
Một ngàn năm đô hộ, người Hán vẫn không đồng hóa được nước ta. Dưới thời Pháp thuộc, dân Việt Nam vẫn là Việt Nam. Nhưng 70 năm sau cuộc cách mạng tháng tám, chúng ta lại tự đánh mất chính mình. Do mất đi sức đề kháng văn hóa, nên giới trẻ Việt Nam hiện nay đang bị cuốn theo những yếu tố văn hóa ngoại lai. Cũng do đói nghèo đã dẫn đến sự cằn cỏi về tâm hồn, sự trượt dốc về nhân tâm. Chúng ta lâu nay vẫn thường nghe khẩu hiệu “giữ gìn và phát huy một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, nhưng lấy gì để gìn giữ? Còn gì để phát huy? Từ thời lập quốc đến nay, xã hội Việt Nam chưa khi nào suy đốn như bây giờ: “xuống cấp về văn hóa”, “suy thoái về đạo đức.” [Đọc tiếp]
Trung Quốc phải thận trọng hơn ở Biển Đông
Xung đột nếu xảy ra trong Biển Đông sẽ có hậu quả vô cùng tai hại cho thương mại thế giới, nhưng đặc biệt sẽ tác hại vô cùng nặng nề tới lĩnh vực xuất khẩu và nền kinh tế Trung Quốc, đó là kết luận của bài xã luận của tờ The Washington Post, khuyến cáo Trung Quốc nên thận trọng hơn sau những động thái mới nhất của Hoa Kỳ nhằm tìm cách răn đe tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong Biển Đông.
Bài xã luận đăng vào khuya hôm 25/8 điểm qua những bước hành động cụ thể của Washington trong thời gian gần đây, và đơn cử một phúc trình do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố hồi tuần trước, vạch ra chiến lược an ninh biển của Mỹ ở Á Châu-Thái Bình Dương để chống lại các hành vi khiêu khích của Trung Quốc trong khu vực. [Đọc tiếp]
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (4)
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 1: Việt Nam từ ngày 19-08-1945 đến tháng 11 năm 1946: Tình hình chung khi Thế Chiến thứ Hai chấm dứt (4) [Đọc tiếp]
Nổi lòng người Mẹ
Cánh cổng khép hờ hững, khu vườn đang cải tạo với những đất đai lổn nhổn, ngay cả ngôi nhà cũng còn sơn dở, mọi thứ dường như bê trễ, dở dang. Thấy có người đi vào trong sân, đàn chó xộc ra sủa nháo nhác. Sáng nay chúng tôi đến thăm nhà Nguyễn Viết Dũng sau hơn ba tháng anh bị bắt tại Hà Nội, với tội danh “gây rối trật tự công cộng”. Thời gian không ngừng trôi, căn nhà của anh ở xã Hậu Thành, huyện Yên Thành vẫn yên bình và rợp bóng cây, nhưng tin tức về người anh hùng của chúng ta thì bặt vô âm tín. Vậy là cha mẹ xa con, anh em li biệt trong nổi mong chờ mà chưa có lời giải đáp. [Đọc tiếp]
Cách mạng tháng 8-1945 hay cuộc cướp chính quyền ?!
Đã tròn 70 năm trôi qua, kể từ ngày 19/8/1945 đến nay. Chắc chắn rất nhiều người (trong số đó có tiến sĩ Văn Thị Thanh Mai, ban tuyên giáo trung ương) đều sinh ra sau ngày lịch sử đó nên không được chứng kiến những gì xảy ra trong những ngày sôi động như vậy. Để bù đắp sự thiệt thòi này, chúng ta hãy đọc những trang viết của lớp người lão thành là nhân chứng của những sự kiện lịch sử đó như Trần Đĩnh, Phạm Duy, Trần Độ. [Đọc tiếp]
Điềm báo Diệt Vong…
Triều đại Cộng Sản (sau đây gọi là “Triều Sản” cho tiện) tính đến nay đã tồn tại gần 70 năm. Năm ấy (1945) thế giới hỗn mang, thiên hạ đại loạn, thừa cơ tiên đế liền dấy binh mà lập ra “Triều Sản”. Triều đại mới định ra hai lá đại kỳ làm quốc hiệu, lá thứ nhất có hình búa liềm (thực tế là dùng để đập đầu và cắt cổ thiên hạ), lá thứ hai có hình vàng sao (dân gian gọi là vàng mắt). Giới sử học thì gọi đây là “cuộc cách mạng ăn mày”, vì chỉ với mấy cây mã tấu cùng gậy gộc mà giành được chính quyền từ tay phát xít Nhật có trang bị máy bay, xe tăng và đại bác. Nguyên là lúc này quân Nhật đã đầu hàng đồng minh, không còn bụng dạ nào đánh nhau nên đã rút hết quân. Thừa thắng xông lên, “Triều Sản” tung hô rằng đây là cuộc cách mạng long trời lở đất, có một không hai trong lịch sử. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Giàn khoan Trung Quốc vẫn trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam
Hãng tin Reuters hôm nay, 26/08/2015, trích dẫn thông báo của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc cho biết là giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc sẽ tiếp tục hoạt động ở khu vực không xa bờ biển Việt Nam.
Giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ đôla này vào tháng Năm năm ngoái đã được hạ đặt tại khu vực mà Hà Nội khẳng định là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vì chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, nhưng Bắc Kinh lại cho là thuộc vùng biển của Trung Quốc. Hành động đó đã gây công phẫn dư luận Việt Nam và đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc, mà một số vụ biến thành bạo động.