Một chuyện tình lãng mạn

Nguyễn Thái Học (1902-1930)

Nguyễn Thái Học đã trở thành linh hồn của Đảng. Các ủy ban được bầu vào Tổng bộ lâm thời bắt đầu hoạt động ráo riết. Ban tài chánh phụ trách nâng cao tài chánh của Đảng bằng mọi phương tiện. Ban ám sát phụ trách thủ tiêu những cá nhân có thể nguy hại cho Đảng hay xứ sở… Thời gian này, ban ngoại giao đã mở rộng quan hệ với các đảng phái yêu nước tại hải ngoại cũng như trong nước. Tổng bộ quyết nghị cử ba đại biểu sang Thái Lan là: Hồ Văn Mịch, Nguyễn Ngọc Sơn, Phạm Tiềm. Sau đó, họ liên lạc với Nguyễn An Ninh ở Nam Kỳ, Nguyễn Thế Truyền ở Bắc Kỳ… Thậm chí Nguyễn Thái Học còn phái cả Chu Dưỡng Bình sang Quảng Tây để liên hệ với nhà chức trách địa phương ủng hộ cho hoạt động của Đảng. Nhưng rồi những liên lạc tích cực ấy không đem lại một kết quả đáng kể nào. Trong thời gian này, cụ Phan Bội Châu đang bị thực dân bắt an trí tại Bến Ngự (Huế) nhưng uy tín của cụ vẫn còn lừng lẫy trong công chúng. Nguyễn Thái Học nói với các đồng chí của mình: [Đọc tiếp]

Vạch trời một tiếng thét vang

Nguyễn Thái Học (1902-1930)

Nguyễn Thái Học sinh năm 1902, nhưng theo giấy học bạ của anh thì ghi ngày 1/12/1904. Anh sinh tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là tỉnh Vĩnh Phú). Bố của anh là một nông dân chất phác tên Nguyễn Văn Hách. Mẹ là bà Nguyễn Thị Quỳnh, ngoài thời gian làm ruộng còn tranh thủ làm thêm nghề dệt vải, buôn vải ngay tại làng Thổ Tang. Anh là con trai trưởng trong gia đình, các em kế theo là Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Văn Nho, Nguyễn Văn Lâm và Nguyễn Văn Nỉ.
Năm 1906, anh được thân phụ đưa đến thụ giáo Hán văn tại nhà một cụ tú tài trong làng. Năm 1912, trường tiểu học Pháp-Việt được thiết lập tại phủ Vĩnh Tường, anh xếp bút lông để cầm bút sắt. Làn gió Tây bắt đầu thổi vào trong sinh hoạt của người dân bản xứ. Những câu trong sách Thánh hiền như quân tử chi học dã, dĩ vi kỳ thân, tiểu nhân chi học dã, dĩ vi cầm độc – người quân tử học là để làm cho thân mình, kẻ tiểu nhân học là để làm thân trâu ngựa – bắt đầu được thay thế dần bằng chữ quốc ngữ. Nguyễn Thái Học thông minh nên học đến đâu là nhớ đến đó. Những buổi tối khi ngồi dệt vải, bà Quỳnh không thể biết được là con mình đã học những gì? Tiếng Tây sao lạ quá vậy? Đêm đêm dưới ngọn đèn dầu, anh ngồi học. [Đọc tiếp]

Nguyễn Thái Học Một vụ ám sát chấn động Hà Nội…

Nguyễn Thái Học (1902-1930)

Hà Nội, 1929. Chiều ba mươi Tết năm Mậu Thìn. Những vòm cây đang run rẩy trong gió lạnh. Phất phơ những cơn mưa phùn. Rét lạnh. Không gian xám xịt. Những người phu như con ngựa đang cố sức kéo chiếc xe cao su kín mít như bưng, họ thở hồng hộc nhưng vẫn thấy lạnh. Mọi người đều vội vã trở về nhà. Đâu đó vọng lại tiếng pháo đì đùng tống biệt năm cũ. Chiều cuối năm buồn não ruột. Từ hãng buôn Godart trên phố Tràng Tiền sau khi tan sở, cô đầm lai Germaire Carcelle đã ra phía hồ Gươm để đến một hàng phở. Tại đây có gánh phở đặt ngay bên lề đường, khách đứng ăn xì xụp. Ả cũng gọi một tô nhiều thịt.  Mọi người xầm xì, người nọ nói với người kia:

– Chà! Phở ngon thật. Ngay cả ả đầm cũng đến đây ăn!
[Đọc tiếp]

Biên chép ở Thổ Tang: Chuyện nhà Nguyễn Thái Học

Cháu dâu ông Nguyễn Thái Học (vợ ông Nguyễn Văn Tuấn) thắp hương trước bàn thờ gia tiên.

TG – Có chút chi đứt gãy hoặc khoảng trống trong lý lịch của nhà cách mạng Nguyễn Thái Học? Ấy là chính sử chép ông từng theo học Trường Cao đẳng Thương mại Đông Dương. Cứ như Nguyễn Thái Học đã nối cái chí “phi thương bất phú” từng truyền đời ở làng Thổ Tang?
Lại nữa, người con đầu tiên  của làng Thổ Tang, Nguyễn Thái Học tòng sự Cao đẳng Thương mại Đông Dương như đang và sẽ tiếp nối truyền thống buôn bán từ thế kỷ 13 của làng Thổ Tang thuở xa ngái đã được coi là vùng Kẻ Sông – Kẻ Chợ có tiếng? [Đọc tiếp]

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (15)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 1Chiến đấu trong chiến khu Việt Nam Quốc Dân Đảng (15) [Đọc tiếp]

“Con ông cháu cha” và cuộc đấu trên chính trường Việt Nam

Một loạt con cái các quan chức của đảng Cộng Sản Việt Nam, mà nhiều người gọi là “thái tử đảng”, mới “lên như diều gặp gió” ở Việt Nam, gây “bão” dư luận nhiều ngày qua.
Cũng có ý kiến cho rằng việc các “thái tử” đó thăng tiến chóng vánh khi tuổi đời còn trẻ cũng cho thấy sự đấu đá nội bộ trên chính trường ở Việt Nam.
Trước phản ứng của công chúng, quan chức Việt Nam được báo chí trong nước trích lời nói rằng các vụ bổ nhiệm, bầu chọn diễn ra “đúng quy trình”.

Lãnh đạo Bộ Nội vụ còn cho rằng việc nhiều người trẻ được bổ nhiệm là “đáng mừng và cần có cái nhìn khách quan, công bằng đối với những lãnh đạo trẻ”. [Đọc tiếp]

Tập Cận Bình khôi phục Khổng Tử: Lợi bất cập hại ?

Học sinh trong trang phục truyền thống trong một buổi lễ tại đền thờ Khổng Tử, ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, ngày 01/09/2013.

Đúc khuôn theo quan thầy Trung Cộng, tại Việt Nam nhiều đền Khổng Tử nổi lên dưới sự viện trợ công trình của Tàu Cộng nhằm cai trị Việt Nam không phải dùng chủ thuyết Mac-Lê mà dùng Khổng Tử với tư tưởng Mao-Hồ dưới vỏ bọc độc tài toàn trị cộng sản. Một bài báo trong nền báo chí Pháp, Le Figaro đã dành nguyên một trang cho phóng sự ở Trung Quốc của thông tín viên Patrick Saint Paul với tựa đề : “Và Trung Quốc làm sống lại Khổng Tử“. Tờ báo phân tích cái lợi đối với Tập Cận Bình khi khôi phục Khổng Tử, nhưng tự hỏi là phải chăng lợi sẽ bất cập hại.

[Đọc tiếp]

Bắc Kinh dọa phản ứng thích đáng nếu tàu Mỹ tiến vào Trường Sa

Chiến hạm USS Forth World tuần tra ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông.

Vào lúc phía Mỹ càng lúc càng khẳng định chắc chắn là sẽ cho tàu Hải quân tiến vào bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp tại Trường Sa, Bắc Kinh vào ngày 21/10/2015 đã cho báo chí chính thức lên tiếng đe dọa Washington là sẽ có phản ứng “thích hợp và dứt khoát nếu Mỹ thực hiện những gì đã tuyên bố”.
Trong một bài xã luận, Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc đã cho rằng các vụ tuần tra của Hải quân Mỹ gần các hòn đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông sẽ là một “sai lầAm nghiêm trọng”, có thể làm căng thẳng leo thang, kéo theo những “hiểu lầm nguy hiểm ». giữa quân đội hai nước.

Cài cắm và mua chuộc – thủ đoạn bẩn thỉu và nham hiểm của an ninh CS

Nguỵ Kinh Sinh

Từ chuyện Trung Quốc và Đông Đức…

Nguỵ Kinh Sinh là nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền nổi tiếng thế giới của Trung Quốc. Ông được ví là “Cha đẻ của nền dân chủ Trung Quốc” hay “Nelson Mandela của Trung Quốc”, và từng 7 lần được đề cử giải Nobel Hoà bình. Sau nhiều lần bị bắt và hai lần bị kết án, với tổng cộng thời gian ngồi tù 18 năm, ông bị nhà cầm quyền Bắc Kinh trục xuất sang Hoa Kỳ vào ngày 16/11/1997, như là kết quả của cuộc mặc cả giữa Chủ tịch TQ Giang Trạch Dân với Tổng thống Bill Clinton. [Đọc tiếp]

Trước Đại hội đảng CSVN thứ 12: Con dân và con quan…

Con dân: thiếu niên Đỗ Đăng Dư (17 tuổi, chết trong trại tù)

Trước cuộc họp năm năm một lần vào đầu năm tới của Đảng Cộng sản, một số sự việc xảy ra cho thấy sự tương phản về thân phận con người tại đất nước mà người đứng đầu Đảng nói là đang ở vào “thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử”.
Từ con dân…
Sáng Chủ Nhật ngày 4/10, theo những gì can Việt Nam đưa ra, thiếu niên 17 tuổi Đỗ Đăng Dư, con của một gia đình ndân ở Hà Nội, bị bạn cùng buồng giam đánh. Thứ Bảy ngày 10/10, Đỗ Đăng Dư tử vong. [Đọc tiếp]

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (14)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 1Quốc Gia Thanh Niên Đoàn (14)
[Đọc tiếp]

Danh sách “con ông, cháu cha” của lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam…

Tranh hí hoạ

CON CỦA THỦ TƯỚNG CSVN NGUYỄN TẤN DŨNG
Chúng tôi bắt đầu với người có nhiều quyền lực, gian xảo và tham nhũng nhất nước hiện nay là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Lý lịch của Nguyễn Tấn Dũng thật mù mờ. Trên trang mạng của Nguyễn Tấn Dũng ghi là sinh năm 1949 tại Cà Mau, nhưng ngôi nhà tự nguy nga của Dũng thì ở Rạch Giá. Ông Hoàng Dũng, một cán bộ Văn phòng Trung ương đảng đã làm việc với nhiều ủy viên cao cấp trong đảng, đã tiết lộ nhiều bí mật về đời tư của nhiều người lãnh đạo.  [Đọc tiếp]

Tòa án Cộng Sản Việt Nam sắp xử thanh niên mặc quân phục Việt Nam Cộng Hoà

Nguyễn Viết Dũng mặc quân phục VNCH 

Luật sư và gia đình anh Nguyễn Viết Dũng, người bị khởi tố tội “Gây rối trật tự công cộng” do mặc quân phục Việt Nam Cộng Hòa xuất hiện tại Hồ Gươm hôm 12/4, cho biết phiên tòa sơ thẩm sẽ diễn ra trong hai tháng tới tại Hà Nội.
Anh Nguyễn Viết Dũng quê ở xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An; là con đầu trong gia đình có 03 anh em. Dũng từng tham gia cuộc thi leo núi “Đường Lên Đỉnh Olympia” vào năm 2003 – 2004 và đạt giải nhất đã đem về phần thưởng là 1 chiếc tivi cho trường trung học Bắc Yên Thành.  [Đọc tiếp]

Mỹ, Úc cảnh cáo Trung Quốc về tự do lưu thông trên Biển Đông

Các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ, Úc trong cuộc họp báo chung tại Boston, Massachussetts, 13/10/2015

Hoa Kỳ và Úc cảnh cáo Bắc Kinh về quyền tự do lưu thông trên Biển Đông, nơi mà căng thẳng đang gia tăng do tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các Trung Quốc với các nước láng giềng. Trong cuộc họp báo hôm qua, 13/10/2015, tại Boston, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố : “Hoa Kỳ sẽ lưu thông trên không và trên biển, cũng như sẽ hoạt động ở những nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn làm ở khắp nơi trên thế giới. Biển Đông không và sẽ không là một ngoại lệ“.

[Đọc tiếp]

Trung Quốc đáp trả Hoa Kỳ về Biển Đông

Trung Quốc đã đáp trả Hoa Kỳ trong đợt hai nước lời qua tiếng lại về các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.
Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, ám chỉ Hoa Kỳ khi bà nói “một số quốc gia” đã phô diễn “khả năng quân sự hết lần này tới lần khác” ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt