Tổng thống Obama sẽ không dừng chân ở Việt Nam?
Tòa Bạch Ốc mới công bố lịch trình công du nước ngoài của Tổng thống Barack Obama trong tháng 11, nhưng không có tên Việt Nam, như kỳ vọng của nhiều người.
Theo lịch trình mới công bố, từ ngày 14 đến 22/11, Tổng thống Obama sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ để dự hội nghị thượng đỉnh G20 trước khi tới đến Philippines dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và đến Malaysia dự Cấp cao Đông Á (EAS) trong khuôn khổ các cuộc họp cấp cao ASEAN. [Đọc tiếp]
Trung Quốc đả kích “hành động nguy hiểm” của Hải quân Mỹ ở Biển Đông
Trung Quốc lên án Hoa Kỳ đưa tàu chiến áp sát một hòn đảo mà Trung Quốc chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Bắc Kinh nói đây là một hành động ‘lên gân’ cực kỳ nguy hiểm trong các vùng biển là nơi qua lại của phân nửa hàng hoá toàn thế giới, trị giá hơn 5.000 tỉ đôla một năm.
Các giới chức Mỹ nói cuộc tuần tra của chiến hạm có trang bị tên lửa dẫn đường của Mỹ hôm nay để thực thi “quyền tự do hàng hải ” là hoàn toàn hợp pháp và thường lệ, chứ không có ý đặt nghi vấn về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. [Đọc tiếp]
Mỹ đưa chiến hạm tới Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc
Tàu khu trục USS Lassen của Hoa Kỳ đã đi qua khu vực trong phạm vi 12 hải lý cách một bãi đá mà Trung Quốc chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền, gây ra những lời phải đối nhanh chóng từ Bắc Kinh hôm nay.
Sứ mạng hôm nay đã được hoàn tất mà không xảy ra sự cố nào, theo một nguồn tin quân sự của Hoa Kỳ. Trung Quốc cho biết đã theo dõi và bám sát chiếc tàu USS Lassen, và cho biết đã cảnh báo tàu Mỹ phải rời khỏi hải phận Trung Quốc quanh bãi đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa đang trong vòng tranh chấp. [Đọc tiếp]
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (16)
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 1: Chiến đấu trong chiến khu Việt Nam Quốc Dân Đảng (16) [Đọc tiếp]
Không thành công cũng thành nhân
Tình hình mỗi lúc mỗi bất lợi cho sự hoạt động của VNQD Đảng, chính vì thế Nguyễn Thái Học từ Kinh Bắc cấp tốc lên lại Phú Thọ, anh đã triệu tập buổi họp khẩn cấp vào ngày 26/1/1930 cũng tại làng Võng La mặc dầu tại địa điểm này những lãnh tụ của Đảng đã từng bị tên phản Đảng Đội Dương bắt hụt trong tháng qua. Nhưng lần này, các cơ sở trong làng đã được bố trí lại, những người canh gác đều là những người trong Đảng nhờ vậy hội nghị vẫn tiến hành tốt đẹp.
Đứng trước những đồng chí của mình, gương mặt rắn rỏi của Nguyễn Thái Học đã có vẻ mệt mỏi, đôi mắt sâu hoắm vì những đêm mất ngủ và trằn trọc lo nghĩ đến việc khôi phục lại hoạt động của Đảng. Không khí của hội nghị trở nên nghiêm trang. Nguyễn Thái Học đã cất tiếng nói nhỏ nhẹ nhưng cương quyết: [Đọc tiếp]
Bản án dành cho kẻ “không giữ lời thề”
Thực dân Pháp mở chiến dịch đàn áp VNQD Đảng, chúng bắt đầu thực hiện câu châm ngôn “Laisser dévolopper pour mieux réprimer” nhằm hốt trọn “hội kín” nguy hiểm này. Trong lúc này, Nguyễn Thái Học phải cải trang, lúc thì anh đeo râu giả, dùng thẻ thuế thân giả, ăn mặc như một nông dân, khi thì anh đội khăn, mặc yếm đóng vai đàn bà. Anh vẫn xuất hiện đấy chứ! Đến nỗi thiên hạ đồn rằng Nguyễn Thái Học có phép “tàng hình”. Có gì đâu. Nhờ sự quả cảm nên anh đã vượt qua sự bủa vây của kẻ thù trong gang tấc. Đầu của anh và Nguyễn Khắc Nhu được thực dân treo giá 5.000 đồng, nhưng chẳng ai dại dột điềm chỉ cả. Họ bảo: “Bắt làm sao được các ông ấy. Các ông ấy cho phát súng thì toi mạng, còn đâu mà ăn cái giải 5.000 đồng”. Thế mới biết quần chúng vừa tin yêu Nguyễn Thái Học vừa lại sợ uy tín của anh.
Có lần, mật thám đương hùng hổ khám xét nhà của một đồng chí, do không được thông báo nên anh vẫn ung dung bước vào nhà. Giữa lúc ngàn cân treo sợi tóc như thế này, tiến thoái đều lưỡng nan, nếu quay lui bỏ chạy thì chúng sẽ phát hiện ngay. Một ý nghĩ táo bạo như luồng điện chạy qua óc, anh bình tĩnh vào trong nhà, ngồi xuống ghế và bảo: [Đọc tiếp]
Một chuyện tình lãng mạn
Nguyễn Thái Học đã trở thành linh hồn của Đảng. Các ủy ban được bầu vào Tổng bộ lâm thời bắt đầu hoạt động ráo riết. Ban tài chánh phụ trách nâng cao tài chánh của Đảng bằng mọi phương tiện. Ban ám sát phụ trách thủ tiêu những cá nhân có thể nguy hại cho Đảng hay xứ sở… Thời gian này, ban ngoại giao đã mở rộng quan hệ với các đảng phái yêu nước tại hải ngoại cũng như trong nước. Tổng bộ quyết nghị cử ba đại biểu sang Thái Lan là: Hồ Văn Mịch, Nguyễn Ngọc Sơn, Phạm Tiềm. Sau đó, họ liên lạc với Nguyễn An Ninh ở Nam Kỳ, Nguyễn Thế Truyền ở Bắc Kỳ… Thậm chí Nguyễn Thái Học còn phái cả Chu Dưỡng Bình sang Quảng Tây để liên hệ với nhà chức trách địa phương ủng hộ cho hoạt động của Đảng. Nhưng rồi những liên lạc tích cực ấy không đem lại một kết quả đáng kể nào. Trong thời gian này, cụ Phan Bội Châu đang bị thực dân bắt an trí tại Bến Ngự (Huế) nhưng uy tín của cụ vẫn còn lừng lẫy trong công chúng. Nguyễn Thái Học nói với các đồng chí của mình: [Đọc tiếp]
Vạch trời một tiếng thét vang
Nguyễn Thái Học sinh năm 1902, nhưng theo giấy học bạ của anh thì ghi ngày 1/12/1904. Anh sinh tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là tỉnh Vĩnh Phú). Bố của anh là một nông dân chất phác tên Nguyễn Văn Hách. Mẹ là bà Nguyễn Thị Quỳnh, ngoài thời gian làm ruộng còn tranh thủ làm thêm nghề dệt vải, buôn vải ngay tại làng Thổ Tang. Anh là con trai trưởng trong gia đình, các em kế theo là Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Văn Nho, Nguyễn Văn Lâm và Nguyễn Văn Nỉ.
Năm 1906, anh được thân phụ đưa đến thụ giáo Hán văn tại nhà một cụ tú tài trong làng. Năm 1912, trường tiểu học Pháp-Việt được thiết lập tại phủ Vĩnh Tường, anh xếp bút lông để cầm bút sắt. Làn gió Tây bắt đầu thổi vào trong sinh hoạt của người dân bản xứ. Những câu trong sách Thánh hiền như quân tử chi học dã, dĩ vi kỳ thân, tiểu nhân chi học dã, dĩ vi cầm độc – người quân tử học là để làm cho thân mình, kẻ tiểu nhân học là để làm thân trâu ngựa – bắt đầu được thay thế dần bằng chữ quốc ngữ. Nguyễn Thái Học thông minh nên học đến đâu là nhớ đến đó. Những buổi tối khi ngồi dệt vải, bà Quỳnh không thể biết được là con mình đã học những gì? Tiếng Tây sao lạ quá vậy? Đêm đêm dưới ngọn đèn dầu, anh ngồi học. [Đọc tiếp]
Nguyễn Thái Học Một vụ ám sát chấn động Hà Nội…
Hà Nội, 1929. Chiều ba mươi Tết năm Mậu Thìn. Những vòm cây đang run rẩy trong gió lạnh. Phất phơ những cơn mưa phùn. Rét lạnh. Không gian xám xịt. Những người phu như con ngựa đang cố sức kéo chiếc xe cao su kín mít như bưng, họ thở hồng hộc nhưng vẫn thấy lạnh. Mọi người đều vội vã trở về nhà. Đâu đó vọng lại tiếng pháo đì đùng tống biệt năm cũ. Chiều cuối năm buồn não ruột. Từ hãng buôn Godart trên phố Tràng Tiền sau khi tan sở, cô đầm lai Germaire Carcelle đã ra phía hồ Gươm để đến một hàng phở. Tại đây có gánh phở đặt ngay bên lề đường, khách đứng ăn xì xụp. Ả cũng gọi một tô nhiều thịt. Mọi người xầm xì, người nọ nói với người kia:
– Chà! Phở ngon thật. Ngay cả ả đầm cũng đến đây ăn!
[Đọc tiếp]
Biên chép ở Thổ Tang: Chuyện nhà Nguyễn Thái Học
TG – Có chút chi đứt gãy hoặc khoảng trống trong lý lịch của nhà cách mạng Nguyễn Thái Học? Ấy là chính sử chép ông từng theo học Trường Cao đẳng Thương mại Đông Dương. Cứ như Nguyễn Thái Học đã nối cái chí “phi thương bất phú” từng truyền đời ở làng Thổ Tang?
Lại nữa, người con đầu tiên của làng Thổ Tang, Nguyễn Thái Học tòng sự Cao đẳng Thương mại Đông Dương như đang và sẽ tiếp nối truyền thống buôn bán từ thế kỷ 13 của làng Thổ Tang thuở xa ngái đã được coi là vùng Kẻ Sông – Kẻ Chợ có tiếng? [Đọc tiếp]
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (15)
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 1: Chiến đấu trong chiến khu Việt Nam Quốc Dân Đảng (15) [Đọc tiếp]
“Con ông cháu cha” và cuộc đấu trên chính trường Việt Nam
Một loạt con cái các quan chức của đảng Cộng Sản Việt Nam, mà nhiều người gọi là “thái tử đảng”, mới “lên như diều gặp gió” ở Việt Nam, gây “bão” dư luận nhiều ngày qua.
Cũng có ý kiến cho rằng việc các “thái tử” đó thăng tiến chóng vánh khi tuổi đời còn trẻ cũng cho thấy sự đấu đá nội bộ trên chính trường ở Việt Nam.
Trước phản ứng của công chúng, quan chức Việt Nam được báo chí trong nước trích lời nói rằng các vụ bổ nhiệm, bầu chọn diễn ra “đúng quy trình”.
Lãnh đạo Bộ Nội vụ còn cho rằng việc nhiều người trẻ được bổ nhiệm là “đáng mừng và cần có cái nhìn khách quan, công bằng đối với những lãnh đạo trẻ”. [Đọc tiếp]
Tập Cận Bình khôi phục Khổng Tử: Lợi bất cập hại ?
Đúc khuôn theo quan thầy Trung Cộng, tại Việt Nam nhiều đền Khổng Tử nổi lên dưới sự viện trợ công trình của Tàu Cộng nhằm cai trị Việt Nam không phải dùng chủ thuyết Mac-Lê mà dùng Khổng Tử với tư tưởng Mao-Hồ dưới vỏ bọc độc tài toàn trị cộng sản. Một bài báo trong nền báo chí Pháp, Le Figaro đã dành nguyên một trang cho phóng sự ở Trung Quốc của thông tín viên Patrick Saint Paul với tựa đề : “Và Trung Quốc làm sống lại Khổng Tử“. Tờ báo phân tích cái lợi đối với Tập Cận Bình khi khôi phục Khổng Tử, nhưng tự hỏi là phải chăng lợi sẽ bất cập hại.
Bắc Kinh dọa phản ứng thích đáng nếu tàu Mỹ tiến vào Trường Sa
Vào lúc phía Mỹ càng lúc càng khẳng định chắc chắn là sẽ cho tàu Hải quân tiến vào bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp tại Trường Sa, Bắc Kinh vào ngày 21/10/2015 đã cho báo chí chính thức lên tiếng đe dọa Washington là sẽ có phản ứng “thích hợp và dứt khoát nếu Mỹ thực hiện những gì đã tuyên bố”.
Trong một bài xã luận, Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc đã cho rằng các vụ tuần tra của Hải quân Mỹ gần các hòn đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông sẽ là một “sai lầAm nghiêm trọng”, có thể làm căng thẳng leo thang, kéo theo những “hiểu lầm nguy hiểm ». giữa quân đội hai nước.
Cài cắm và mua chuộc – thủ đoạn bẩn thỉu và nham hiểm của an ninh CS
Từ chuyện Trung Quốc và Đông Đức…
Nguỵ Kinh Sinh là nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền nổi tiếng thế giới của Trung Quốc. Ông được ví là “Cha đẻ của nền dân chủ Trung Quốc” hay “Nelson Mandela của Trung Quốc”, và từng 7 lần được đề cử giải Nobel Hoà bình. Sau nhiều lần bị bắt và hai lần bị kết án, với tổng cộng thời gian ngồi tù 18 năm, ông bị nhà cầm quyền Bắc Kinh trục xuất sang Hoa Kỳ vào ngày 16/11/1997, như là kết quả của cuộc mặc cả giữa Chủ tịch TQ Giang Trạch Dân với Tổng thống Bill Clinton. [Đọc tiếp]