Trung Quốc phải trả giá đắt vì coi thường tòa quốc tế về Biển Đông

Toà án trọng tài thường trực La Haye (Hoà Lan)

Vào hôm qua, 01/12/2015, Bắc Kinh lại lên tiếng bác bỏ thẩm quyền của Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye trong việc xét đơn Philippines kiện Trung Quốc về các hành động quá đáng trên Biển Đông. Đối với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vụ kiện đó sẽ “không đi đến đâu”. Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters, giới chuyên gia hầu như đều cho rằng Bắc Kinh sẽ phải “trả giá” trên trường quốc tế, nhất là khi tòa quốc tế phán quyết có lợi cho Manila. [Đọc tiếp]

Miến Điện: Bà Aung San Suu Kyi gặp Tổng thống chuẩn bị bàn giao chính quyền

Bà Aung San Suu Kyi  (P) gặp TT Tổng thống Thein Sein chuẩn bị bàn giao chính quyền

Hôm nay 02/12/2015, tại Naypyidaw, thủ đô hành chính Miến Điện ; lãnh đạo Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND) bà Aung San Suu Kyi đã có hai cuộc gặp liên tiếp với Tổng thống và Tư lệnh quân đội Miến Điện để bàn về việc chuyển giao chính quyền hành cho LND, đảng vừa giành thắng lợi trong kỳ bầu cử Quốc hội hôm 08/11 vừa qua.
Tổng thống Thein Sein đã tiếp bà Aung San Suu Kyi ở Dinh Tổng thống tại thủ đô Naypyidaw trong vòng 45 phút. Phát ngôn viên của Phủ Tổng thống, đồng thời là Bộ trưởng Thông tin Ye Htut cho biết cuộc gặp “tập trung vào việc chuyển giao nhẹ nhàng và êm đẹp các trách nhiệm của Nhà nước cho một chính phủ tương lai …. có được sự hợp tác hai bên để không gây lo lắng Bà trong dân chúng”. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Trung Quốc lại bác bỏ mọi can thiệp của bên thứ ba

Dân Philippines biểu tình chống Trung Quốc bên lề Thượng đỉnh APEC tại Manila 11/2015 -(Ảnh REUTERS)

Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye kết thúc vòng điều trần thứ hai về vụ Manila kiện Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, Bắc Kinh ngày hôm qua, 01/12/2015 đã lập tức lên tiếng phản đối. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái khẳng định rằng Bắc Kinh phủ nhận thẩm quyền của Tòa quốc tế, và không chấp nhận bất kỳ giải pháp của bên thứ ba nào liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

[Đọc tiếp]

Vụ kiện Biển Đông: Tòa quốc tế cho Bắc Kinh 1 tháng để phản biện

Philippines tin tưởng thắng kiện Trung Quốc về chủ quyền một số đảo trên Biển Đông.

Vòng điều trần thứ hai của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Trung Quốc tại Biển Đông đã kết thúc vào hôm qua, 30/11/2015 sau năm ngày nghe phái đoàn Manila trình bày luận cứ. Dù Bắc Kinh đã tẩy chay vụ kiện, và không tham gia phiên điều trần, Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn yêu cầu Trung Quốc trả lời các cáo buộc của Philippines trong vòng một tháng.

[Đọc tiếp]

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (23)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 2: Từ tháng 11-1946  đến 02-1948.  NHỮNG NGÀY CHIẾN ĐẤU TRONG CHIẾN KHU (23) [Đọc tiếp]

Nửa thế kỷ phủ nhận hiện tượng trái đất bị hâm nóng

Hiệu ứng nhà kình là một thực tế liên tục bị phủ nhận trong nhiều thập niên

Thượng đỉnh khí hậu sẽ khai mạc ngày mai, thứ Hai 30/11/2015 tại Paris. Đe dọa khủng bố đè nặng lên sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của nhân loại là quan tâm xuyên suốt các báo ra cuối tuần, 28/11/2015. “Paris được bảo vệ cao độ vì COP 21” là tựa lớn trang nhất Le Figaro. Libération chạy tựa chính: “Thượng đỉnh bị siêu bao bọc”. Chủ đề chính của Phụ trương Văn hóa & Tư tưởng của Le Monde: “An ninh và các quyền tự do: thế nào là cân bằng ?”. Hiểm họa khủng bố cao độ không ngăn cản báo chí dành chú ý đặc biệt cho khí hậu. “Khí hậu: 50 năm bị phủ nhận” là tựa đề hồ sơ chính của phụ trương Le Monde.

[Đọc tiếp]

Bảy mươi năm khủng bố

Khủng bố Trường Tiểu học Cai Lậy ngày 9-3-1974

Khi CSVN cai trị đất nước theo luật rừng, CS sử dụng khủng bố để trấn áp quần chúng, bảo vệ quyền lực. Cộng sản dùng tất cả các phương tiện để khủng bố, kể cả việc thiết lập và nuôi dưỡng các băng đảng lưu manh côn đồ làm tay sai để khủng bố dân chúng, không khác gì những tổ chức cướp bóc phi pháp, mà nổi tiếng nhất là MAFIA…

Vào giữa tháng 11-2015, cả thế giới xúc động về tin khủng bố tối Thứ Sáu 13-11-2015 tại các địa điểm giải trí ở Paris. Trong toàn cảnh Âu Châu thanh bình từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt năm 1945 cho đến nay, tin tức và hình ảnh khủng bố dồn dập trên truyền hình, gây xôn xao dư luận khắp nơi, kể cả ở Bắc Mỹ vì Bắc Mỹ cũng là một trong những mục tiêu mà khủng bố đã từng nhắm tới. 

[Đọc tiếp]

“Tàu lạ” xuất hiện và bắn chết ngư dân ở Trường Sa

Ảnh hí họa: Dân Làm Báo

Báo Việt Cộng lại đăng chuyện “tàu lạ” – nước đã mất rồi mà còn sợ kẻ xâm lăng thì cái gọi là “chính quyền”   Cộng Sản Việt nam nên chui vào ống cống chết đi. Dưới đây là bản tin của báo Việt Cộng “Người Lao Động” nên  đổi tên báo này thành “Người Nô Lệ” thì đúng hơn.
Theo báo Người Lao Động, ngày 28/11/2015, trong lúc đang đánh bắt tại khu vực ngư trường thuộc quần đảo Trường Sa, tàu cá của ông Bùi Văn Cu, ngụ thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu bất ngờ bị một “tàu lạ” áp sát. [Đọc tiếp]

Còn Việt cộng, 50 năm nữa, kinh tế vẫn tụt hậu

Thống kê mới nhất được Hà Nội chính thức nhìn nhận, cho biết GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 là 2.052 đôla (1). Mức GDP này được Hà Nội cho là “khá cao”, nhưng chỉ bằng Malaysia 26 năm về trước (1988). Do vậy, Việt Nam vẫn đối mặt với nguy cơ tụt hậu so với nhiều quốc gia trong khu vực. GDP bình quân đầu người mới nhất của Việt Nam thấp hơn hẳn các nước Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trên giấy tờ là 1400 Mỹ kim. Việt Nam là quốc gia hố phân cách giầu, nghèo quá lớn, hàng trăm ngàn quan đỏ đảng viên có hàng chục triệu đến tiền tỷ Mỹ kim, trong khi phần lớn người lao động tại nhiều vùng nông thôn nằm mơ “định hướng” suốt đời này kiếm lấy bát cơm còn khá chật vật (2). Cứ đà này thì 50 năm tới, mức thu trung bình của một người Việt Nam, nếu còn “hai đảng cướp anh em”, cũng vẫn ở hạng thấp nhất so với 6 nước vừa nói.  [Đọc tiếp]

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (22)

Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/Chương 2: Từ tháng 11-1946  đến 02-1948.  NHỮNG NGÀY CHIẾN ĐẤU TRONG CHIẾN KHU (22) [Đọc tiếp]

Lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm…

Một loa phát thanh treo trên một cột điện ở Hà Nội vào ngày 19 tháng 5 năm 2011.

Chuyển đổi môn học lịch sử thành môn “công dân và tổ quốc”. Chuyện này mới nghe tuyên truyền có thể dễ tin rằng đó là cách làm để tránh sự nhàm chán của môn học lịch sử mà lâu nay học sinh đã lạy trời lạy đất với nó. Nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất của sự việc, nó cho thấy một sự đánh tráo và trí trá tiềm ẩn và nó cũng lột trần được kiểu dạy lịch sử lấy tuyên truyền đánh lận với dạy khoa học cũng như nó làm lộ rõ của một thứ lịch sử gồm loa sắt, tượng đài và ống tiêm của đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì sao ở đây chỉ nhắc đến đảng Cộng sản Việt Nam trong vấn đề lịch sử của loa sắt, tượng đài và ống tiêm? Và vì sao người ta buộc phải tiếp tục trí trá để đi từ chỗ đánh tráo môn học sang chỗ không ngần ngại vứt bỏ môn học để đi đến một thứ tuyên truyền bằng thông số lịch sử với cái tên gọi mỹ miều là “công dân và tổ quốc”? [Đọc tiếp]

Môn học lịch sử trong giáo dục đang khủng hoảng…

Phòng thi chỉ có 2 thí sinh môn Sử chiều 2-6-2014 tại Sài Gòn. Ảnh songmoi.vn

Dự tính của Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam sẽ bỏ môn học lịch sử và thay thế bằng môn “công dân và tổ quốc” đã gặp rất nhiều phản biện từ giới nghiên cứu lịch sử nói riêng và trí thức nói chung. Trong cách nhìn nhận của những người quan tâm về vận mệnh đất nước cũng như quan tâm về khoa học lịch sử, hành vi gở bỏ môn học lịch sử để thay thế bằng một môn học khác có tính tuyên truyền bằng cách mượn một số thông số của lịch sử là một sự thất bại, cho dù đứng trên góc độ nào. Nhưng nhìn chung, có hai vấn đề thất bại nổi trội và căn bản nhất, đó là triệt tiêu lòng yêu nước và xóa mờ mọi ký ức dân tộc.

[Đọc tiếp]

Gái đứng đường và người Trung Quốc tràn lan ở Đà Nẵng !!!

Audio dưới đây là tường trình từ trong nước của đài RFA

CAM RANH, MỐI TÌNH TAY BA VIỆT, HOA, MỸ

Vùng vịnh Cam Ranh-Ba Ngòi

Ngoảnh mặt sang Sở, e Tề giận
Xích lại bên Tề, sợ Sở ghen!

Như chúng ta đã biết, cả Subic Bay và Cam Ranh cùng có một vị trí chiến lược là kiểm soát đường hàng hải trên Biển Đông. Đây là con đường vận chuyển huyết mạch của quốc tế, nhất là của Trung Cộng, Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn… Quan trọng nhất là dầu lửa từ vùng Trung Đông về, vì tất cả các nước nói trên đều phải nhập cảng dầu. [Đọc tiếp]

Vì sao Mỹ cất giấu 700 triệu thùng dầu?

Có một thứ quan trọng và quý giá đang được cất giấu âm thầm dọc theo bờ biển ở vùng Vịnh của nước Mỹ. Gần 700 triệu thùng dầu đang được cất giấu an toàn dưới lòng đất tại bốn địa điểm. Một hệ thống bao gồm 60 đường hầm dưới lòng đất làm thành “Dự trữ Dầu hỏa Chiến lược” (SPR) khổng lồ của Hoa Kỳ.

Tại sao phải trữ dầu?

Kho dự trữ này được lập khoảng 40 năm trước và giờ đây đã có nhiều kho dầu lớn khác nữa nằm rải rác trên toàn cầu. Rất nhiều nước đã đổ hàng tỷ Mỹ kim xây dựng những cơ sở tích trữ và còn nhiều cơ sở nữa đang được hình thành. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt