Người Về Từ Đại Dương (tưởng nhớ các chiến sĩ Hải Quân VNCH bảo vệ tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng sa 19/01/1974)
Bài này được viết theo lời kể của 15 chiến sĩ Hải Quân thuộc Tuần Dương Hạm Lý-Thường-Kiệt (HQ.16) đổ bộ lên quần đảo Hoàng-Sa hôm 17-01-1974 để hạ cờ Trung Cộng và dựng lại cờ của vàng Ba Sọc Đỏ VNCH đã bị bọn lính Trung Cộng xâm lược phá hủy. Sau trận hải chiến 19-01-1974, các chiến sĩ này bị mất liên lạc với chiến hạm, sau đó 15 chiến sĩ Hải Quân thuộc Tuần Dương Hạm Lý-Thường-Kiệt đã rút ra khỏi đảo bằng bè cao su. Sau 10 ngày lênh đênh đói khát trên biển cả, 15 chiến sĩ này được ngư dân cứu thoát đưa về Quân Y Viện Qui-Nhơn, tuy có một người kiệt sức và hy sinh, 14 người còn lại trong tình trạng sức khỏe khả quan đã kể lại cuộc hải chiến giữ gìn tổ quốc của VNCH như sau: [Đọc tiếp]
Tiếc nhớ anh Trầm Kha Nguyễn Văn Đồng Cố đại úy hy sinh bảo vệ Hoàng Sa 19/01/1974
Nhà thơ Trầm Kha, tên thật là Nguyễn Văn Đồng, cựu sinh viên sĩ quan khóa 25 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, đã chỉ huy khẩu pháo lớn nhất của chiến hạm HQ5-Trần Bình Trọng bắn chìm một chiến hạm của Trung Cộng ngày 19/01/1974 tại Hoàng Sa trước khi đền nợ nước…bài viết dưới đây của người em ruột nhớ về người anh của mình sau 40 năm đã hy sinh bảo vệ tổ quốc…
– Ngày 28 tết, tôi năm ấy 13 tuổi không còn nhỏ, nhưng cũng chưa lớn để hiểu mọi chuyện. Tôi kể lại những gì tôi còn nhớ về ngày ấy, khi anh trai tôi là trung úy hải quân Nguyễn Văn Đồng hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa.
[Đọc tiếp]
Vì lợi ích chiến lược, Mỹ lần đầu bán vũ khí cho một nước cộng sản
Từ trước đến nay, Hoa Kỳ chưa bao bao giờ bán vũ khí cho một nước cộng sản. nhưng việc Trung Quốc gia tăng tham vọng thống lĩnh Biển Đông đã làm cho Hoa Kỳ đang dần thay đổi chính sách này đối với Việt Nam. Một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi trong chính sách cấm vận vũ khí của Washington kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Trên đây là nhận định của phóng viên Patrick Winn, đăng trên tờ GlobalPost, ngày 27/12/2015. RFI xin giới thiệu.
Hải quân nhân dân Việt Nam – một trong những cánh tay của đảng cộng sản – giờ thì được Nhà Trắng cho phép dọc ngang các vùng biển với vũ khí Hoa Kỳ. Năm 2015, Washington đã quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận – vốn được áp dụng từ lâu – về việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Cho đến nay, vẫn còn một điểm thận trọng chính: Các loại vũ khí này phải được dùng cho phòng thủ “an ninh biển”. Nhưng hiện có một số quan chức đang thúc giục dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận.
Ký ức của lính Hoàng Sa: “Cuộc chiến 1974 ác liệt lắm”
Người lính Hải Quân VNCH, sau 40 năm kể lại trận Hải Chiến Hoàng Sa do phóng biên báo Giáo Dục Gia Đình trong nước phỏng vấn. Dù muộn màng, những chiến sĩ Hải Quân quân lực Việt Nam Cộng Hòa nằm xuống quyết chiến chống quân Trung Quốc xâm lược đã trải đầy trên những trang báo trong nước… Ngày nay, người dân đã nhìn ra sự thật ai bán nước và ai chiến đấu bảo vệ tổ quốc ?!
Bài phóng sự của ký giả Minh Kiệt (tại VN) tìm phỏng vấn người lính hải quân Việt Nam Cộng Hòa Đoàn Văn Nghiệp tham gia cuộc chiến Hoàng Sa hơn 40 năm về trước. Ông Nghiệp năm nay đã 62 tuổi là một trong những chiến sĩ Hải Quân VNCH đổ bộ lên đảo Quang Ảnh (Money Island) để cắm lại cờ Vàng Ba Sọc Đỏ xác nhận chủ quyền Việt Nam vào ngày 19/01/1974. Đảo Quang Ảnh là một đảo San Hô thuộc thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa. Đảo này nằm về phía tây nam của đảo Hữu Nhật và đá Hải Sâm nhưng chệch ra bên ngoài vành san hô cong đặc trưng cho khu trung tâm nhóm Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa Việt Nam…Năm 1815, vua Gia Long ra lệnh cho đội trưởng Phạm Quang Ảnh đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét đo đạc thuỷ trình cho nên đặt tên đảo Quang Ảnh. [Đọc tiếp]
Tân tổng thống Đài Loan kêu gọi tự do hàng hải tại Biển Đông
Trong diễn văn chào mừng chiến thắng của đảng Dân Tiến trong cuộc bầu cử tổng thống và Nghị viện Đài Loan ngày hôm qua 16/01/2016, tổng thống mới đắc cử Thái Anh Văn không dấu lập trường cứng rắn với Hoa Lục: tự do hàng hải tại Biển Đông phải được tôn trọng và Đài Bắc sẽ tiếp tục “thắt chặt” quan hệ với Tokyo.
Đêm hôm qua tại Đài Bắc, tổng thống tân cử Thái Anh Văn tuyên bố: đây là một bằng chứng mới của nền dân chủ đã bắt rễ tại Đài Loan, người dân đã bầu chọn một chính phủ biết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. [Đọc tiếp]
Bầu cử Đài Loan: Đảng Dân Tiến thắng, quan hệ Trung-Đài hứa hẹn nhiều biến động
Hôm 15 tháng 1 năm 2016, ngày cuối cùng của cuộc tranh cử Tổng thống Đài Loan. Mít tinh diễn ra tại nhiều thành phố lớn của hòn đảo, với sự tham gia của hàng chục ngàn người ủng hộ ba ứng cử viên chính. Bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), 60 tuổi, một cựu giáo viên luật, lãnh đạo đảng Dân Tiến, dành được sự ủng hộ rộng lớn của cử tri, theo thăm dò dư luận, gần như chắc chắn sẽ đắc cử. Quan hệ với Trung Quốc sẽ ra sao, nếu đảng Dân Tiến – chủ trương độc lập – giành thắng lợi ? Đây là câu hỏi rất được quan tâm không chỉ tại Đài Loan và Hoa Lục.
Chính quyền Trung Quốc theo dõi rất kỹ các diễn biến của cuộc tranh cử và các phát biểu của người có khả năng sẽ lãnh đạo Đài Loan. Nhiều nhà quan sát ghi nhận Bắc Kinh liên tục gây áp lực lên đối lập Đài Loan. AFP dẫn lại một bài xã luận tuần này của Hoàn Cầu Thời Báo – một tờ báo đại diện cho quan điểm cứng rắn của chính quyền Trung Quốc -, theo đó, Bắc Kinh sẽ chống lại mọi mưu toan độc lập của Đài Loan. [Đọc tiếp]
Chiến lược triệt hạ Tàu Cộng của Hoa Kỳ bắt đầu
Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng có thể đã và đang xảy ra, nhanh chóng hơn tất cả những tiên đoán từ trước tới nay. Những diễn tiến dồn dập xảy ra trong khoảng thời gian gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã sửa soạn cho một tình thế xung đột với Trung Cộng và có thể đã cho bắt đầu một chiến dịch để triệt hạ quốc gia đối thủ là Trung Hoa ngày càng ra mặt để khiêu khích Hoa Kỳ, bất chấp hậu quả!
Cuộc chiến tranh này không bắt đầu bằng những đụng độ quân sự qui ước như những chiến tranh trước đây trong lịch sử nhưng khởi sự bằng kinh tế, đặc biệt bằng cyberwarfare chiến tranh vi tính. Những diễn biến của thời gian qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán gần năm nay của Trung Cộng đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Cộng về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán hay không.
[Đọc tiếp]
Đúng ngày này 42 năm về trước, 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh vì tổ quốc
Đúng ngày này (19/01/1974) của 42 năm về trước, toàn khối cộng sản quyết tâm thôn tính miền Nam Việt Nam. Phía Biển Đông quân cộng sản Trung Hoa đánh chiếm Hoàng Sa. Trên bốn vùng chiến thuật Việt Nam Cộng Hòa quân cộng sản Việt Nam mở những mặt trận lớn thôn tính miền Nam VN. Trong khi hiệp định Paris đình chiến Hoa Kỳ và đồng mình đã rũ áo, quay lưng với quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Một quốc gia nhỏ bé, một quân đội tự vệ cô đơn… nhưng những người con yêu tổ quốc vẫn can trường bão vệ phần đất tổ quốc của tiền nhân để lại – “quyềt tử cho tổ quốc quyềt sinh” – những chiền sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình tại Hoàng Sa trong trận hải chiến với quân xâm lược Trung Cộng ngày 19/01/1974… [Đọc tiếp]
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (32)
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/ Chương 4: Từ tháng 02-1950 đến tháng 6-1950 TRÊN ĐƯỜNG RỜI KHỎI MIỀN NAM TRUNG HOA (32) [Đọc tiếp]
57 năm tưởng nhớ nhà văn, nhà thơ, nhà cách mạng VNQDĐ Phan Khôi
Nhân ngày mất lần thứ 57 (16/01/1959 – 16/01/2016) nhà cách mạng Phan Khôi, đảng viên lão thành Việt Nam Quốc Dân Đảng. Theo cuốn Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại – Việt Nam Quốc Dân Đảng ghi lại về cố đồng chí Phan Khôi: “Trong thời đệ nhị thế chiến (1939-1945), có thể đời sống tại Sài Gòn khó khăn, Phan Khôi về Quảng Nam. Cụ lớn tiếng công kích cán bộ địa phương phá hủy nhà thờ cụ Hoàng Diệu, và chính sách khủng bố của Việt Minh bắt thủ tiêu các đảng phái đối lập, nhất là các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, ông Trương Phước Tường bị Việt Minh bắt tại Tam Kỳ ngày 4-2-1946. Phan Khôi được bầu làm chủ nhiệm tượng trưng cho tỉnh đảng bộ. Phan Bá Lân làm Bí thư và ban chấp hành tỉnh. Hoàng Tăng, Phan Khoang, phụ trách Tuyên nghiên huấn. Lê Thận phụ trách Đặc vụ (Hoàng văn Đào sđd trang 354). Để tưởng nhớ cuộc đời cách mạng, thơ văn, làm báo và lý luận của cố đồng chí Phan Khôi, trang nhà https://www.vietquoc.org xin ghi lại những nét son đặc biệt của nhân vật chấn động một thời qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm… [Đọc tiếp]
Philippines cho phép Mỹ sử dụng 8 căn cứ quân sự
Manila sẽ đề nghị cho Hoa Kỳ sử dụng 8 căn cứ quân sự trong chiến lược tái định vị, hơn 20 năm sau khi Mỹ rút khỏi Philipines. Tin trên được quân đội nước này thông báo vào chiều thứ Tư 13/01/2016, một ngày sau khi Tối Cao Pháp Viện chấp thuận Hiệp định tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ. Washington khẳng định “không cho Trung Quốc khống chế Biển Đông”. [Đọc tiếp]
Sẽ có sự ngạc nhiên vào cuối đại hội đảng?
Hội nghị trung ương 14 Đảng cộng sản Việt Nam vừa kết thúc trước đại hội đảng chỉ một tuần với một loạt các quyết định cần phải được đưa ra, trong đó có những quyết định liên quan đến nhân sự quan trọng, trong tình trạng có những căng thẳng ngay trong nội bộ đảng. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc trường đại học New South Wales, Australia, nhận định sức ép về thời gian chính là sức ép về thỏa hiệp trong việc lựa chọn nhân sự của đại hội lần này. Ông cũng nhận định, rất có thể sẽ có những kết quả ngạc nhiên ở cuối kỳ đại hội đối với nhiều người. Việt Hà của đài RFA có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Carl Thayer về vấn đề này.
[Đọc tiếp]Kim Jong-un thử bom nguyên tử và phản ứng của Tập Cận Bình
Kết thúc hội nghị 14: Ban chấp hành trung ương “đối đầu” bộ chính trị CSVN?
Sau 3 ngày nhóm họp, hội nghị trung ương 14 của đảng Cộng Sản Việt Nam đã chính thức bế mạc mà không đưa ra một kết quả rõ rệt.
Theo dõi bản tin thời sự tối 13/1/2015 trên đài truyền hình VTV, người ta dễ dàng trong thấy được bầu không khí căng thẳng hiện rõ trên khuôn mặt các uỷ viên trung ương đảng CSVN.
Nguyễn Tấn Dũng không vỗ tay
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng từ đầu đến cuối đã luôn xuất hiện với nụ cười khinh khỉnh quen thuộc. Trong khi những gương mặt còn lại đều tỏ vẻ mặt khá nghiêm nghị, thậm chí là u tối. [Đọc tiếp]
Thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi?
Nhân dịp ở Việt Nam người ta đang bầu dàn lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và chính phủ, chúng ta thử bàn về vấn đề thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi.
Ở Việt Nam, nói đến người lãnh đạo, người ta chỉ hay đề cập một cách chung chung, trong đó, hầu như chỉ có hai yếu tố được nhấn mạnh là lòng yêu nước và sự trung thành đối với đảng cũng như đối với chủ nghĩa cộng sản. Nhưng đó không phải là những phẩm chất thiết yếu đối với một nhà lãnh đạo. Thì đảng viên nào, ngay cả đảng viên thuộc loại thấp nhất, chỉ là những đảng viên quèn, lại không được/bị đòi hỏi phải có tình yêu và những sự trung thành như thế? [Đọc tiếp]