Giới quan sát quốc tế nói gì về vụ tranh giành quyền lực của đảng cộng sản Việt Nam ?

Giữa lúc Việt Nam sắp phải đưa ra quyết định trong việc bầu chọn nhân sự vào các chức vụ chóp bu cho 5 năm sắp tới tại một thời điểm có tính cách quyết định đối với tương lai đất nước, những vụ đấu nhau chưa từng thấy trong hậu trường chính trị Việt Nam đã gây sự chú ý của truyền thông quốc tế.

Hãng tin Bloomberg hôm 17/1 đăng một bài viết cho rằng cuộc tranh luận chính xoay quanh nghi vấn, liệu Việt Nam sẽ chọn các nhân vật muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với nước láng giềng Trung Quốc, hay những người muốn lèo lái con thuyền quốc gia xích gần hơn tới Hoa Kỳ?

Bài báo viết trong khi chỉ còn 2 ngày nữa trước khi khởi sự đại hội đảng để công bố thành phần lãnh đạo, vẫn chưa có dấu hiệu công khai nào cho thấy ai sẽ là người được đưa vào chức vụ quyền lực nhất nước. Tờ báo đề cập tới những vụ tranh giành quyền lực đã tràn lên mạng internet, với những bình luận đả kích lẫn nhau, cho thấy tình hình vẫn chưa có gì là rõ rệt. [Đọc tiếp]

Tàu Trung Quốc tấn công dồn dập tàu cá Việt

Tàu cá QNg 98137 bị tàu Trung Quốc tông vào ca bin gây thiệt hại nặng

Một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi vừa bị tàu vỏ thép của Trung Quốc đâm thẳng vào khi đang đánh bắt trên vùng biển của Việt Nam, một sự việc thêm vào với hàng loạt các vụ tấn công của tàu cá Trung Quốc đối với ngư dân Việt trong các tuần lễ từ đầu năm đến nay.  

Theo tin tức báo chí từ trong nước hôm 18/1, tàu cá QNg 98137 do ông Võ Ngọc Minh làm máy trưởng và 10 ngư dân Quảng Ngãi khác đang đánh bắt trên vùng biển cách Đà Nẵng khoảng 90 hải lý thì bị một tàu vỏ thép có chữ Trung Quốc tông thẳng vào trụ giữa cabin tàu.

Ông Minh cho biết tàu Trung Quốc đã đâm liên tục 2 lần vào tàu của ông khiến các ngư dân hoảng sợ bỏ chạy về Đà Nẵng. Tàu của ông Minh đã bị hỏng toàn bộ dây cáp liên lạc, cabin và ống khói. [Đọc tiếp]

Human Right Watch kêu gọi đảng Cộng sản Việt Nam để người dân bầu chọn lãnh đạo

Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, chính thức tiến hành từ ngày 21-28/01/2016, đang được giới quan sát trong và ngoài nước quan tâm theo dõi đặc biệt. Nhân dịp này, hôm qua 18/01/2016, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch ra lời kêu gọi đảng Cộng sản Việt Nam hãy tuyên bố tổ chức “bầu cử tự do và công bằng để bầu các lãnh đạo đất nước”.

Human Rights Watch cũng kêu gọi các nhà tài trợ “công khai thúc đẩy bầu cử đa nguyên ở Việt Nam để chấm dứt nền cai trị độc đảng”.  Tuyên bố của HRW dẫn lời ông Brad Adams, giám đốc ban Á châu của tổ chức Theo dõi Nhân quyền này nói: [Đọc tiếp]

Rượu bia ngày Tết…..!!!

Cảnh quán nhậu ở Việt Nam

Nhóm phóng viên tường trình từ ViệtNam: “Những ngày giáp Tết cũng là những ngày mà căn tính của dân tộc hiện ra rõ nét nhất. Một dân tộc luôn tuôn tràn bia rượu nhưng lại khô khan lòng yêu nước cũng như thiếu vắng sự quan tâm đến cộng đồng, xã hội. Có lẽ chính vì vậy mà người Trung Quốc mặc sức tung hoành ngang dọc ở các thành phố lớn Việt Nam.
Ngày trước Thực Dân Pháp cho phép nấu rượi để đầu độc nhân dân Việt Nam hầu dễ bề cai trị nhưng không nguy hiểm bằng nhà nước Cộng Sản Việt Nam ngày nay đang đầu độc cả dân tộc đi vào rượu bia một cách bạc nhược để cho Trung Cộng dễ dàng xâm lăng nước ta…. Ai có về Việt Nam mới thấy nhân dân Việt Nam nghèo nàn và lạc hậu nhưng nhậu thì không một dân tộc nào sánh bằng …Từ 3 giờ chiều cho đến nữa đêm là từ các “quán vĩa hè” đến “quán cao cấp” đông nghẹt người nhậu…

[Đọc tiếp]

Cuộc đua chức Tổng bí thư CSVN “căng thẳng chưa từng thấy”

Trận đấu chư kết thúc chờ tuần tới…

Trang web của tờ The Diplomat hôm nay đăng bài viết của chuyên gia gốc Việt Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm) từ Trung Tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương nhận định như vậy về cuộc chạy đua giữa hai “đối thủ chính” là Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và đương kim Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Trong bài viết có tựa đề “Ai sẽ lãnh đạo Việt Nam?”, ông Lâm viết rằng câu hỏi về chuyện ai là tổng bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là điều “phức tạp nhất” trong mỗi kỳ đại hội đảng suốt nhiều thập kỷ qua.

“Nhưng dấu ấn của Đại hội 12 diễn ra vào tuần tới chính là việc cuộc đua giành vị trí cao nhất nước căng thẳng chưa từng thấy”, ông Lâm viết. [Đọc tiếp]

Trung Cộng cảnh báo Đài Loan chớ mưu tìm độc lập

Bà Thái Anh Văn ăn mừng chiến thắng tại trụ sở của Đảng Dân Tiến ở Đài Bắc, Đài Loan, 16/1/2016.

Nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố sẽ tiếp tục phản đối bất kỳ hành động mưu tìm độc lập nào của Đài Loan, ngay sau khi bà Thái Anh Văn thuộc Đảng Dân Tiến được bầu làm nữ tổng thống đầu tiên của hòn đảo này.
Tân Hoa Xã đã đăng tải một tuyên bố của Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Cộng, cơ quan được giao quản lý mối quan hệ với Đài Bắc, trong đó tuyên bố rằng quyết tâm của Trung Cộng nhằm bảo vệ lãnh thổ của mình “vững như bàn thạch”.
Trước đó, đảng có xu hướng độc lập của bà Thái có tên gọi Đảng Dân tiến (DPP) đã đánh bại Trung Hoa Quốc Dân đảng (KMT). Kể từ khi lên nắm quyền 8 năm trước, KMT đã mạnh mẽ thúc đẩy mối quan hệ song phương với Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Mỹ, Nhật, Hàn áp lực Bắc Kinh gia tăng trừng phạt Bình Nhưỡng

Thứ trưởng ngoại giao Hàn Quốc Lim Sung-nam (P) nói chuyện với thứ trưởng ngoại giao Mỹ Antony Blinken trước cuộc thảo luận về hạt nhân Bắc Triều Tiên, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Tokyo, 16/01/2016. (Photo: REUTERS/Yuya Shino)

Các quan chức ngoại giao Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 16/01/2016 đã đồng thuận về việc Liên Hiệp Quốc cần tăng cường trừng phạt Bắc Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân đầu năm. Ba cường quốc cùng đồng loạt gây sức ép để Bắc Kinh ủng hộ biện pháp này.
Theo hãng tin AFP, sau buổi làm việc kéo dài một ngày tại Tokyo, thứ trưởng ngoại giao Mỹ Antony Blinken cùng với hai đồng nhiệm Nhật Bản Akitaka Saiki và Hàn Quốc Lim Sung Nam tuyên bố: “Nếu quốc tế không thể đưa ra một thông điệp rõ ràng, thì Bình Nhưỡng sẽ còn tiếp tục gây ra những hành động khiêu khích khác.”
Cả ba nhà ngoại giao đều nhất trí cần sớm thông qua một nghị quyết nghiêm khắc nhất có thể. Tuy nhiên, họ không tiết lộ chi tiết nội dung các cuộc thảo luận và chỉ cho biết hiện Liên Hiệp Quốc vẫn đang trong quá trình đàm phán về chủ đề này.

[Đọc tiếp]

Năm 2016 với 8 cái gai dưới gót chân Tập Cận Bình…


Mới đầu năm mà Trung Quốc đã gặp bao nhiêu là phiền toái ! Từ thị trường chứng khoán lao đao, cho đến các mối căng thẳng nẩy sinh với các láng giềng, với các nước tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc đã đành, mà cả với các “đồng chí” như Bắc Triều Tiên chẳng hạn, đã ngang nhiên tỏ thái độ khiêu khích với một vụ nổ hạt nhân mới, tạo nên tình trạng căng thẳng ngay cạnh sườn Trung Quốc.
Hãng tin Hoa Kỳ  AP (Associated Press), ngày 11 tháng Giêng vừa qua, đã liệt kê tám vấn đề gai góc mà nhân vật số một Trung Quốc là Tập Cận Bình sẽ phải đối phó. Dù không phải là những vấn đề đe dọa sự tồn vong của chế độ Bắc Kinh, nhưng đó là những điểm mà cả thế giới sẽ theo dõi, để xem liệu họ Tập có đủ tính nhạy bén cần thiết để tìm ra một giải pháp lâu dài để duy trì sự ổn định.

Hãng tin AP nêu các vấn đề theo trình tự như sau: [Đọc tiếp]

Người Về Từ Đại Dương (tưởng nhớ các chiến sĩ Hải Quân VNCH bảo vệ tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng sa 19/01/1974)

Hải Quân VNCH khai pháo vào Tàu chiến xâm lược Trung Cộng ngày 19/01/1974 để bảo vệ Tổ Quốc

Bài này được viết theo lời kể của 15 chiến sĩ Hải Quân thuộc Tuần Dương Hạm Lý-Thường-Kiệt (HQ.16) đổ bộ lên quần đảo Hoàng-Sa hôm 17-01-1974 để hạ cờ Trung Cộng và dựng lại cờ của vàng Ba Sọc Đỏ VNCH đã bị bọn  lính Trung Cộng xâm lược phá hủy. Sau trận hải chiến 19-01-1974, các chiến sĩ này bị mất liên lạc với chiến hạm, sau đó 15 chiến sĩ Hải Quân thuộc Tuần Dương Hạm Lý-Thường-Kiệt đã rút ra khỏi đảo bằng bè cao su. Sau 10 ngày lênh đênh đói khát trên biển cả, 15 chiến sĩ này được ngư dân cứu thoát đưa về Quân Y Viện Qui-Nhơn, tuy có một người kiệt sức và hy sinh, 14 người còn lại trong tình trạng sức khỏe khả quan đã kể lại cuộc hải chiến giữ gìn tổ quốc của VNCH như sau: [Đọc tiếp]

Tiếc nhớ anh Trầm Kha Nguyễn Văn Đồng Cố đại úy hy sinh bảo vệ Hoàng Sa 19/01/1974

Chiến hạn HQ-5 của Hải Quân VNCH tham dự hải chiến Hoàng Sa 1974

Nhà thơ Trầm Kha, tên thật là Nguyễn Văn Đồng, cựu sinh viên sĩ quan khóa 25 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, đã chỉ huy khẩu pháo lớn nhất của chiến hạm HQ5-Trần Bình Trọng bắn chìm một chiến hạm của Trung Cộng ngày 19/01/1974 tại Hoàng Sa trước khi đền nợ nước…bài viết dưới đây của người em ruột nhớ về người anh của mình sau 40 năm đã hy sinh bảo vệ tổ quốc…
Ngày 28 tết, tôi năm ấy 13 tuổi không còn nhỏ, nhưng cũng chưa lớn để hiểu mọi chuyện. Tôi kể lại những gì tôi còn nhớ về ngày ấy, khi anh trai tôi là trung úy hải quân Nguyễn Văn Đồng hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa.
[Đọc tiếp]

Vì lợi ích chiến lược, Mỹ lần đầu bán vũ khí cho một nước cộng sản

Hải quân CSVN tiếp đón tàu USNS vào Đà Nẵng ngày 07/ 4/2014, hỗ trợ cho Việt nam

Từ trước đến nay, Hoa Kỳ chưa bao bao giờ bán vũ khí cho một nước cộng sản. nhưng việc Trung Quốc gia tăng tham vọng thống lĩnh Biển Đông đã làm cho Hoa Kỳ đang dần thay đổi chính sách này đối với Việt Nam. Một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi trong chính sách cấm vận vũ khí của Washington kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Trên đây là nhận định của phóng viên Patrick Winn, đăng trên tờ GlobalPost, ngày 27/12/2015. RFI xin giới thiệu.
Hải quân nhân dân Việt Nam – một trong những cánh tay của đảng cộng sản – giờ thì được Nhà Trắng cho phép dọc ngang các vùng biển với vũ khí Hoa Kỳ. Năm 2015, Washington đã quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận – vốn được áp dụng từ lâu – về việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Cho đến nay, vẫn còn một điểm thận trọng chính: Các loại vũ khí này phải được dùng cho phòng thủ “an ninh biển”. Nhưng hiện có một số quan chức đang thúc giục dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận.

[Đọc tiếp]

Ký ức của lính Hoàng Sa: “Cuộc chiến 1974 ác liệt lắm”

Đảo Quang Ảnh thuộc Hoàng Sa Việt Nam (nay Trung Cộng xâm chiếm)

Người lính Hải Quân VNCH, sau 40 năm kể lại trận Hải Chiến Hoàng Sa do phóng biên báo Giáo Dục Gia Đình trong nước phỏng vấn. Dù muộn màng, những chiến sĩ Hải Quân quân lực Việt Nam Cộng Hòa nằm xuống quyết chiến chống quân Trung Quốc xâm lược đã trải đầy trên những trang báo trong nước… Ngày nay, người dân đã nhìn ra sự thật ai bán nước và ai chiến đấu bảo vệ tổ quốc ?!
Bài phóng sự của ký giả Minh Kiệt (tại VN) tìm phỏng vấn người lính hải quân Việt Nam Cộng Hòa Đoàn Văn Nghiệp tham gia cuộc chiến Hoàng Sa hơn 40 năm về trước. Ông Nghiệp năm nay đã 62 tuổi là một trong những chiến sĩ Hải Quân VNCH đổ bộ lên đảo Quang Ảnh  (Money Island) để cắm lại cờ Vàng Ba Sọc Đỏ xác nhận chủ quyền Việt Nam vào ngày 19/01/1974. Đảo Quang Ảnh là một đảo San Hô thuộc  thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa. Đảo này nằm về phía tây nam của đảo Hữu Nhật và đá Hải Sâm nhưng chệch ra bên ngoài vành san hô cong đặc trưng cho khu trung tâm nhóm Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa Việt Nam…Năm 1815, vua Gia Long ra lệnh cho đội trưởng Phạm Quang Ảnh đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét đo đạc thuỷ trình cho nên đặt tên đảo Quang Ảnh. [Đọc tiếp]

Tân tổng thống Đài Loan kêu gọi tự do hàng hải tại Biển Đông

Những người ủng hộ đảng Dân Tiến chờ đợi kết quả, Đài Bắc, 16/01/2016. Khẩu hiệu trong ảnh: “Đài Loan không phải là một bộ phận của Trung Quốc”.

Trong diễn văn chào mừng chiến thắng của đảng Dân Tiến trong cuộc bầu cử tổng thống và Nghị viện Đài Loan ngày hôm qua 16/01/2016, tổng thống mới đắc cử Thái Anh Văn không dấu lập trường cứng rắn với Hoa Lục: tự do hàng hải tại Biển Đông phải được tôn trọng và Đài Bắc sẽ tiếp tục “thắt chặt” quan hệ với Tokyo.

Đêm hôm qua tại Đài Bắc, tổng thống tân cử Thái Anh Văn tuyên bố: đây là một bằng chứng mới của nền dân chủ đã bắt rễ tại Đài Loan, người dân đã bầu chọn một chính phủ biết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. [Đọc tiếp]

Bầu cử Đài Loan: Đảng Dân Tiến thắng, quan hệ Trung-Đài hứa hẹn nhiều biến động

Nữ tổng thống Đài Loan đầu tiên thuộc đảng Dân tiến (DPP) Thái Anh Văn đươc báo Time “Bà có thể lãnh đạo một nước Trung Hoa dân chủ”

Hôm 15 tháng 1 năm 2016, ngày cuối cùng của cuộc tranh cử Tổng thống Đài Loan. Mít tinh diễn ra tại nhiều thành phố lớn của hòn đảo, với sự tham gia của hàng chục ngàn người ủng hộ ba ứng cử viên chính. Bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), 60 tuổi, một cựu giáo viên luật, lãnh đạo đảng Dân Tiến, dành được sự ủng hộ rộng lớn của cử tri, theo thăm dò dư luận, gần như chắc chắn sẽ đắc cử. Quan hệ với Trung Quốc sẽ ra sao, nếu đảng Dân Tiến – chủ trương độc lập – giành thắng lợi ? Đây là câu hỏi rất được quan tâm không chỉ tại Đài Loan và Hoa Lục.
Chính quyền Trung Quốc theo dõi rất kỹ các diễn biến của cuộc tranh cử và các phát biểu của người có khả năng sẽ lãnh đạo Đài Loan. Nhiều nhà quan sát ghi nhận Bắc Kinh liên tục gây áp lực lên đối lập Đài Loan. AFP dẫn lại một bài xã luận tuần này của Hoàn Cầu Thời Báo – một tờ báo đại diện cho quan điểm cứng rắn của chính quyền Trung Quốc -, theo đó, Bắc Kinh sẽ chống lại mọi mưu toan độc lập của Đài Loan.
[Đọc tiếp]

Chiến lược triệt hạ Tàu Cộng của Hoa Kỳ bắt đầu

Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng có thể đã và đang xảy ra, nhanh chóng hơn tất cả những tiên đoán từ trước tới nay. Những diễn tiến dồn dập xảy ra trong khoảng thời gian gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã sửa soạn cho một tình thế xung đột với Trung Cộng và có thể đã cho bắt đầu một chiến dịch để triệt hạ quốc gia đối thủ là Trung Hoa ngày càng ra mặt để khiêu khích Hoa Kỳ, bất chấp hậu quả!

Cuộc chiến tranh này không bắt đầu bằng những đụng độ quân sự qui ước như những chiến tranh trước đây trong lịch sử nhưng khởi sự bằng kinh tế, đặc biệt bằng cyberwarfare  chiến tranh vi tính. Những diễn biến của thời gian qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán gần năm nay của Trung Cộng đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Cộng về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán hay không.
[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt