Lời tuyên truyền thuyết phục…
Người thợ mộc muốn làm được cái bàn điều đầu tiên là cần có một mô hình trong đầu hay trên bản vẽ. Sau đó là cần đến các vật liệu và dùng cụ cần thiết để làm ra nó. Nhưng để cho cái bàn thực sự sở hữu của anh thợ mộc thì tất cả mọi thứ để làm nên cái bàn phải thuộc quyền sở hữu của anh ta. Anh ta phải bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu nếu anh ta không có. Và nếu là một cái bàn độc đáo thì ý tưởng đó phải là của anh ta… [Đọc tiếp]
Đại hội 12 đảng CSVN sinh sản Chủ Tịch Nước là kẻ thù của các hội đoàn !
Không ồn ào gây chú ý, bộ trưởng công an Trần Đại Quang leo lên chức Chủ Tịch Nước một cách êm thắm không gặp phải bất kỳ sự trở ngại nào.
Con đường của Trần Đại Quang tiến thân trong ngành công an cũng khá suôn sẻ. Tháng 10 năm 1972 tròn 16 tuổi, Trần Đại Quang kết thúc khoá học ở trường cảnh sát nhân dân của Cộng Sản Việt Nam (CSVN) chuyển sang học trường văn hoá. Đến năm 20 tuổi Trần Đại Quang là sĩ quan của một cơ quan an ninh quan trọng đó là Cục Bảo Vệ Chính Trị 2.
Trần Đại Quang lập chiến tích xuất sắc (cho đảng CSVN) sau khi dẹp gọn phong trào nổi dậy của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Nhờ chiến công này, Trần Đại Quang nhanh chóng được Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng chú ý đến, nâng đỡ thành bộ trưởng công an rồi lên chủ tịch nước CSVN. [Đọc tiếp]
Biển Đông : Mỹ bất ngờ cho tàu tuần tra gần đảo Tri Tôn (Hoàng Sa)
Mọi người chờ đợi Mỹ ở Trường Sa, nhưng vào hôm nay, 30/01/2016, Hải quân Hoa Kỳ lại bất ngờ phái chiến hạm tiến vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý của đảo Tri Tôn, vùng quần đảo Hoàng Sa. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, mục tiêu của chiến dịch vẫn là thể hiện quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải.
Theo một phát ngôn viên Lầu Năm Góc, khu trục hạm USS Curtis Wilbur (DDG 54) đã tiến vào và di chuyển bên trong vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn, theo thủ tục “qua lại vô hại”. Tuy nhiên phát ngôn viên Mỹ nhấn mạnh rằng hoạt động của chiến hạm Mỹ nằm trong khuôn khổ một chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải, nhằm phản đối “các đòi hỏi chủ quyền quá đáng” của Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan, tức là ba bên đang tranh chấp vùng quần đảo Hoàng Sa.
Báo chí ngoại quốc nói về Đại Hội 12 của CSVN
The Straits Times Singapore:
Tờ nhật báo The Straits Times của Singapore hôm 29/01/2016, có bài nhận định về Đại hội đảng Cộng Sản lần thứ 12 ở Việt Nam, vừa bế mạc hôm qua, cũng như về Đại hội đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào, bế mạc tuần trước. Bài viết có tựa đề : “Phe bảo thủ vẫn thắng thế ở Việt Nam và Lào”.
Ở Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng vừa tái đắc cử tổng bí thư ngày 27/01, còn ngày 22/01, ở Lào, ông Bounnhang Vorachit đã được bầu làm tân tổng bí thư. Qua hai kết quả bầu cử này, các nhà phân tích nhận định rằng đảng cầm quyền ở cả hai nước đều muốn có sự kế tục hơn là thay đổi sâu rộng, và họ sẽ không nhanh chóng tự do hóa hệ thống chính trị. [Đọc tiếp]
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” của cựu đại tá quân lực VNCH-Hoàng Tích Thông (34)
Hồi ký “Cuộc Đời Tôi” – Tập I (1945-1950)/ Chương 4: Từ tháng 02-1950 đến tháng 6-1950 TRÊN ĐƯỜNG RỜI KHỎI MIỀN NAM TRUNG HOA THOÁT KHỎI CỘNG SẢN MAO TRẠCH ĐÔNG (34) [Đọc tiếp]
Mỹ, VN lên án kế hoạch thăm đảo Ba Bình của lãnh đạo Đài Loan
Kế hoạch thị sát một hải đảo trên Biển Đông của Tổng thống Ðài Loan Mã Anh Cửu là “cực kỳ vô bổ” và không giúp gì cho việc giải quyết những tranh chấp trong khu vực trong hải lộ này, một giới chức Mỹ hôm thứ Tư nói.
Văn phòng của Tổng thống Ðài Loan cho biết ông Mã sẽ đi thăm đảo Ba Bình vào thứ Năm để gặp gỡ với các quân nhân Ðài Loan đang trú đóng ở đó trước Tết âm lịch. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Cam Bốt lại tỏ rõ lập trường ủng hộ Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khởi sự một vòng công du châu Á chớp nhoáng, lần lượt đưa ông đến Lào từ hôm 24/01/2016, Cam Bốt vào hôm nay 26/01, và Trung Quốc vào ngày 27/01. Chuyến thăm Viêng Chăng và Phom Penh của Ngoại trưởng đặc biệt thu hút sự chú ý, vì diễn ra vài tuần trước lúc tổng thống Mỹ Barack Obama làm chủ nhà đón 10 lãnh đạo ASEAN đến California dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN trong hai ngày 15 và 16/02.
Theo các nhà quan sát, vào lúc Bắc Kinh tiếp tục chính sách dùng thế mạnh áp đặt yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, bất chấp luật lệ quốc tế, gây nên tình hình căng thẳng trên biển, đe dọa ổn định trong khu vực, hồ sơ Biển Đông chắc chắn sẽ nổi cộm tại hội nghi Mỹ-ASEAN. [Đọc tiếp]
ĐÀI LOAN, VẾT DAO TRÍ MẠNG SẼ LÀM VỤN VỠ LIÊN BANG TRUNG CỘNG TRONG TƯƠNG LAI GẦN
Lục địa Trung Hoa đất rộng người đông, nhưng lãnh thổ phần lớn đều cưỡng chiếm của thiên hạ nên sự tranh chấp cứ triền miên tiếp diễn bao đời và hiện nay vẫn đang sôi sục giữa Trung Cộng và các quốc gia bị vong quốc như Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương, Miêu Tộc trong các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hải Nam và gây cấn nhất vẫn là Tây Tạng vì nước này đã có Chính Phủ lưu vong do Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 lãnh đạo, được thế giới công nhận… Qua lich sử, ngày nay ta mới biết được, chính các dân tộc ngoại lai như Liêu-Tạng, Hồi-Miêu, Mông và gần nhất là người Mãn Thanh đã làm dùm cái việc thống nhất Trung quốc cho người Tàu, khi Họ vào làm chủ Trung Nguyên, chứ không phải người Hán, qua các thời kỳ Nam Bắc Triều, Nguyên-Mông và Đại Thanh. [Đọc tiếp]
Mỹ hứa giúp Lào tháo gỡ bom mìn thời chiến tranh Việt Nam
Khắc phục hậu quả từ thời chiến tranh Việt Nam và giới hạn ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước Đông Nam Á là hai trọng tâm trong chương trình nghị sự của Ngoại trưởng John Kerry tại Viêng Chăng ngày 25/01/2016.
Đây là lần thứ ba trong 60 năm qua, một Ngoại trưởng Hoa Kỳ viếng thăm nước Lào. Viên Chăng hiện giữ chức chủ tịch luân phiên Hiệp hội các nước Đông Nam Á- ASEAN. Một trong những mục tiêu chuyến công du lịch sử này nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN mở ra trong hai ngày 15 và 16/02/2016 tại bang California. Mỹ đặc biệt quan ngại trước ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Hoa Kỳ hoan nghênh Lào trong thời gian gần đây đã chủ động thúc đẩy quan hệ với Mỹ. [Đọc tiếp]
“Luật chơi” Nguyễn Phú Trọng định đoạt số phận Nguyễn Tấn Dũng
Kết quả bỏ phiếu vừa được Nguyễn Phú Trọng công bố vào tối ngày 25/1/2016. Theo đó, ông Dũng và 22 trường hợp còn lại đã không giành đủ trên 50% số phiếu để tiếp tục được ra tái cử.
Thất bại này cũng đồng nghĩa với việc ông Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, sẽ là ứng cử viên duy nhất cho chiếc ghế tổng bí thư tại đại hội 12. [Đọc tiếp]
Thủ tướng (CSVN) Nguyễn Tấn Dũng tự rút lui trong cuộc chạy đua chức Tổng Bí Thư đảng CSVN
Tin South China Morning Post: http://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/1905266/vietnams-prime-minister-nguyen-tan-dung-withdraws-contest
Thủ tướng (cộng sản) Việt Nam đã rút khỏi một cuộc chạy đua trở thành người đứng đầu đảng Cộng Sản Việt Nam để dọn đường cho đối thủ của mình (Nguyễn Phú Trọng) vào vị trí dường như là một sự thỏa hiệp cho sự đoàn kết của Đảng… [Đọc tiếp]
Quê hương….
Tôi cầm tinh con Cọp, sinh năm Mậu Dần, tại Huế, trong một ngôi làng tên Xuân Hòa thuộc huyện Hương Thủy. Dù sống ở vùng xôi đậu, tôi có một thời thơ ấu khá êm đềm, thế hệ trẻ chúng tôi được cắp sách đến trường, ngoài kiến thức khoa học, chúng tôi còn được giảng dạy về Công Dân Giáo Dục, về nguồn cội Rồng Tiên, về Lịch Sử vua Hùng dựng nước; để thành một người biết yêu thương đất nước, giống nòi.
Huế, trong ký ức tôi, vùng đất an bình với dòng Hương êm đềm, con sông chỉ hung dữ mỗi năm vào ngày mưa lũ, còn lại, thật thơ mộng với dòng nước chảy thật chậm, thật lặng lờ sâu lắng, như những tiếng “dạ thưa” ngọt lịm mê say. [Đọc tiếp]
Làm gì có… mà đợi với chờ!
Khi tôi viết những dòng này thì Đại hội XII của đảng Cộng Sản Việt Nam đang tiến hành. Tôi lướt qua những trang báo quốc doanh và cả quốc lậu. Đâu đâu cũng thấy người đang trông đợi một đấng minh quân, một cuộc cải cách.
Tôi thở dài xót thương cho những người nhẹ dạ cả tin. Làm gì có minh quân trong cái Đảng này mà đợi. Làm gì có đổi mới hay cải cách mà chờ. Nhìn vào chiến dịch huy động 5500 quân nhân đặc biệt tinh nhuệ, trang bi hiện đại, tập luyện trong mọi tình huống, để bảo vệ Đại hội XII, bạn có suy nghĩ gì không? [Đọc tiếp]
Trung Cộng dùng Biển Đông để tác động lên Đại hội Đảng?
Trang mạng The Diplomat ngày hôm nay, 23/01/2016, đã đăng một bài viết nêu lên khả năng là Trung Cộng biểu dương lực lượng ở Biển Đông để tác động lên Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, vào lúc mà cuộc đánh đấm tranh giành chức tổng bí thư Đảng giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng chưa thật sự ngã ngũ. Hôm thứ ba 19/01/2016, Việt Nam đã tố cáo Trung Cộng lại đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến hoạt động tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Việt và đã yêu cầu Bắc Kinh rút ra khỏi vị trí này.
The Diplomat nhắc lại rằng vụ giàn khoan Hải Dương 981 được đưa đến khu vực Hoàng Sa vào năm 2014 đã từng gây ra nhiều cuộc biểu tình bạo động chống Trung Cộng ở Việt Nam.