California lần đầu tiên chấp nhận Tết Nguyên Đán là ngày lễ của tiểu bang (mang tính biểu tượng).
Theo tờ New York Times đưa tin ngày 19/1/2023, Thống đốc tiểu bang California, Newsom nói việc ký luật công nhận Tết Nguyên đán nhằm “thừa nhận sự đa dạng và ý nghĩa về văn hóa mà người Mỹ gốc Á mang đến tiểu bang California”. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử tiểu bang California, Tết Nguyên đán trở thành ngày lễ cấp tiểu bang.
Đầu năm Quý Mão 2023 đọc báo…
Ngày mồng một Tết Quý Mão năm 2023, đọc báo nước Ta rồi báo Tây. Báo ta trong nước thì nói láo (láo như Vẹm) để tuyên truyền cho chế độ tham nhũng mục nát, báo ta ngoài nước thì khai thác sự việc quá đà theo cảm tính… Báo Tây, tiêu biểu một bài báo đăng trên trên tạp chí online The Diplomat (Ngoại Giao) có tựa đề “The Communist Party of Vietnam’s New Approach to Accountability” (Cách tiếp cận mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam về trách nhiệm phải giải thích), với lời mào đầu “Nguyen Xuan Phuc has become the first Vietnamese president to resign from office, amid an ongoing graft scandal linked to the country’s COVID-19 response” (Nguyễn Xuân Phúc thành chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên từ chức, trong tình trạng về vụ bê bối tham nhũng đang xảy ra liên kết đến phản ứng với COVID-19 của đất nước”).
Nghe qua, đảng CSVN có vẻ thanh tao quá ha!
Toàn bộ nội dung của bài báo tiếng Anh này xoay quanh vụ Nguyễn Xuân Phúc xin từ chức… không gì khác dựa trên luận điệu những việc đã đưa ra bởi những báo trong nước cho rằng Nguyễn Phú Trọng đang biểu diễn thành tích “đốt lò”, lặp lại những lời của Nguyễn Phú Trọng nói những ai thấy mình “tay nhúng chàm” phải tự rửa cho sạch, ý nói là những ai tham nhũng thì phải từ chức, CSVN bây giờ đã có “văn hóa từ chức”, v.v và v.v. [Đọc tiếp]
Tết Quý Mão 2023: Nhớ lại 55 năm về trước Cộng Sản Việt Nam thảm sát tết Mậu Thân 1968
Vào những ngày này, 55 năm về trước, một biến cố đau thương chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc… chiến tranh vào những ngày Tết Mậu Thân năm 1968. Người cộng sản miền Bắc xâm lăng, vi phạm hiệp định đình chiến “ba ngày” cho người dân hai miền ăn Tết cổ truyền dân tộc. Bỗng nhiên, đêm mồng 1 Tết Mậu Thân năm 1968, Cộng Sản Việt Nam dưới danh xưng vỏ bọc “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” đã mở cuộc chiến tấn công vào các thành phố Việt Nam Cộng Hòa. Chuyện đau thương của một dân tộc đáng ra phải chôn vùi vào quá khứ để tiến về tương lai… nhưng quá khứ là một bài học lịch sử và lịch sử sẽ phải trả lại công bằng và công đạo cho người chết oan ức trong biến cố tết Mậu Thân 1968.
Mời quý vị xem đoạn phim sau đây để tưởng nhớ một tội ác lịch sử của “người con Việt Nam (?)” theo chế độ Cộng Sản của 55 năm về trước… khi xâm lăng Sài Gòn trong ngày Tết Mậu Thân, bị Lực Lượng Nhảy Dù Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đánh bật ra và vẫn đối xử nhân đạo với quân cộng sản xâm lược….
Cơn đau tháng chín
Mỗi năm tháng chín trở về
Là người dân Việt nảo nề đớn đau
Cơn đau dân tộc bắt đầu
Khi tên nô bộc nga tàu hồ quang
Tuân theo mệnh lệnh ngoai bang
Rước về liềm búa ác gian ngông cuồng
Quàng lên dân tộc Tiên Long
Tròng lên Tổ Quốc cùm gông chư hầu
Bây giờ bảy bảy năm sau
Búa liềm gian ác quỉ sầu thần kinh
Tặc hồ xác ướp thành tinh
Ám hồn trăm triệu sinh linh Lạc Hồng
Và bầy thổ phỉ nô vong
Hung tàn thống trị non sông giống nòi
Ai về xứ vẹm mà coi
Đười ươi chễm chệ trên ngôi huy hoàng
Quyền uy tột đỉnh cao sang
Lâu đài biệt phủ điện vàng cung son
Và người dân Việt mỏi mòn
Nhà tan nước mất tủi buồn xót xa
Nảo nề than khóc quê cha
Giận mình nông nổi để ra thế này
Quê hương tan nát hao gầy
Sinh linh đồ thán đọa đày hắt hiu
Tấm thân nô lệ cộng triều
Linh hồn thổn thức bao điều thương tâm
Than ôi vì một lỗi lầm!
Để rồi Tổ Quốc ngàn năm oán hờn.
Phan Huy
Nhạc phẩm “Cơn Mê Chiều” – Tâm trạng chàng trai mất người yêu sau biến cố Tết Mậu Thân 1968
Cách đây 55 năm, Tết Mậu Thân năm 1968, Hồ Chí Minh đọc lời chúc tết cho bộ đội miên Bắc, đó cũng là mật lệnh cho Cộng Sản Bắc Việt đồng loạt tấn công các thành phố miền Nam. Trong cuộc tấn công đó, thành phố Huế đã bị quân Cộng Sản Việt Nam (CSVN) chiếm giữ 28 ngày. Sau đó, đã bị Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và quân đồng minh đánh bật ra khỏi thành phố. Trong 28 ngày CSVN chiếm đóng, họ đã để lại một “nỗi chết” kinh hoàng: Người dân vô tội bị CSVN giết chết oan, xác nằm đầy đường không ai chôn, chết trên đường phố, chết trôi sông, chết ngoài ruộng đồng và chết do chôn sống trong các hố chôn tập thể…! Cả thành phố Huế, không một căn nhà nào còn nguyên vẹn, dấu tàn phá của bom đạn, những dẫy phố bình địa, một thành phố cổ đẹp ngây thơ giờ thành hoang tàn đổ nát. Đại Nội, cửa Đông Ba, Thượng Tứ, phố Trần Hưng Đạo, Gia Hội, Phú Cam, Ngự Bình… đều có những người con gái trẻ trong trắng xinh đẹp chết như hàng ngàn người dân Huế vô tội khác. Một chàng trai trở về Huế tìm người yêu sau 28 ngày chờ đợi, than ôi! người yêu đã chết mất xác, chàng trai cảm hứng thành thơ, bài thơ được phổ nhạc “Cơn Mê Chiều”.
Biết bao chàng trai đã có những giòng nước mắt, những nỗi đau thương như tác giả “Cơn Mê Chiều” – vết đau trong không bao giờ quên trong đời…
“Cơn Mê Chiều” qua giọng hát Thái Thanh
Tết Quý Mão 2023, Tưởng niệm Biến cố Tết Mậu Thân 1968, Tội Ác Lịch Sử của CSVN
“Đoạn kết của câu chuyện tội ác sẽ mãi mãi ghi dấu trong lịch sử loài người”
“Cộng Sản tin rằng vật chất làm được tất cả thì Cộng Sản dám làm tất cả tội ác để có vật chất”
“Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”
Tết Quý Mão 2023: 55 năm nhìn lại tết Mậu Thân 1968- Cố Ðô Kinh Hoàng!
Elje Vannema: The Vietcong Massacre at Hue. Vintage Press, New York, 1976
Năm mươi lăm năm (55) về trước vào ngày tết thiêng liêng truyền thống của dân tộc, người con gái vấn vành khăn tang cho người thân vì cuộc chiến xâm lăng của Cộng Sản miền Bắc. Trong khi có lệnh đình chiến để đón tết Mậu Thân năm 1968, quân đội Việt Nam Cộng Hòa về nhà đón xuân trong dịp đình chiến, thì quân Cộng Sản Việt Nam lại vi phạm: đồng loạt tấn công các thành phố và các căn cứ quân sự trên toàn cõi Miền Nam Việt Nam. Tại thành phố Huế, cố đô của những hội đền chùa, của cầu nguyện cho sự an lành thì trong những ngày xuân của tết Mậu Thân 1968 đó, CSVN đã thảm sát gần 7000 đồng bào Huế bằng các hố chôn sống tập thể. Bài viết của Bác Sĩ Elje Vannema vào năm 1976 là lời tường trình chân thành, không tuyên truyền, không thêm bớt. Bài viết được bổ túc bởi những hình ảnh. [Đọc tiếp]
Tết Quý Mão (2023) nhìn lại những điều dối trá của Tết Mậu Thân 1968
55 năm trôi qua, năm nay (2023) ngày tết Quý Mão làm sao quên được tội ác đảng CSVN gây nên đối với đồng báo cố đô Huế. Một bài báo “Những Dối Trá của Tết Mậu Thân 1968” đăng trên báo Wall Street Journal ngày 06/02/2008 của tác giả Arthur Herman, nói lên những nhận định sai lầm của giới truyền thông Hoa Kỳ vào lúc đó. Những biến cố lịch sử, những che dấu không khỏa lấp được sự thật.
Khuyên Nguyễn Xuân Phúc
Hạ cánh an toàn đi Phúc ơi!
Bảo táp phong ba ập tới rồi
Bước đường hoạn lộ đang ngon trớn
Đâu ngờ Việt Á hỏng mâm xôi
Hạ cánh an toàn đi Phúc ơi!
Nguyệt Thu trùm cuối lộ ra rồi
Thằng Lâm thằng Trọng đang giăng lưới
Hốt trọn bầu đoàn thê tử ngươi
Hạ cánh an toàn đi Phúc ơi!
Đảng kia chanh vắt vỏ bỏ rồi
Ngươi đâu phải dân bắc kỳ gốc
Mà dám ngôi cao hưởng lộc trời
Hạ cánh an toàn đi Phúc ơi!
Đùm đề con cháu chạy ra khơi
Vàng đô cướp đủ nhà mua sẵn
Qua xứ Cờ Hoa sống thảnh thơi.
Phan Huy
Tân quyền Chủ Tịch nhà nước Cộng Sản Việt Nam – Võ Thị Xuân Ánh
Hôm nay ngày 18 tháng 01 năm 2023, Quốc Hội nhà nước Cộng Sản Việt Nam họp truất phế toàn bộ chức vụ trong đảng và chính phủ của Chủ Tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Lão niễng phải trở về trở về nhà đóng vai “công dân làm ăn lương thiện” chắc bị công an mật bám sát và theo dõi một thời gian dài.
Võ Thị Ánh Xuân, không có tên trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), chỉ là Ủy Viên Trung Ương được lên ngôi giữ “cung vua Hà Nội”. Chắc chắn bị “phủ chúa” Nguyễn Phú Trọng coi như hàng “quần thần lơ láo”. Vì trong Đảng cũng như trên chính trường quốc tế thì bà Ánh còn mờ lắm.
Võ Thị Ánh Xuân sinh năm 1970, năm nay 53 tuổi. Năm 1992 khi 22 tuổi bà chưa phải là đảng viên Cộng Sản, bắt đầu vào nghề làm giáo viên trung học ở Long Xuyên tỉnh Mỹ Tho. Năm 1994, 24 tuổi gia nhập vào đảng đỏ. 21 năm sau, vào năm 2015 Võ Thị Ánh Xuân đứng đầu tỉnh An Giang, giữ chức Bí Thư Tỉnh.
Đại Hội đảng Cộng Sản Việt Nam đầu năm 2021, Võ Thị Ánh Xuân được đảng chọn làm Phó Chủ Tịch nhà nước Cộng Sản Việt Nam.
Ngày 18/01/2023, sau khi Quốc Hội miễn nhiệm Chủ Tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Võ Thị Ánh Xuân được Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam phân công giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc Hội CSVN bầu Chủ tịch nước mới.
Admin https://vietquoc.org
Tứ trụ triều đình Bắc Bộ Phủ rung rinh!
Lâu nay, Nguyễn Phú Trọng “kinh điển” khuyên thuộc hạ “đánh chuột chớ để bể bình”, ý của ông Trọng nói rằng vì lợi ích phe nhóm trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) thì chỉ đánh cấp dưới chớ đụng đến tứ trụ triều đình như Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng Chính Phủ, Chủ Tịch Quốc Hội sẽ bể Đảng.
Cách đây nửa tháng chiếc bình này đã bị rạn nứt tới cổ bình với Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam là hai Phó Thủ Tướng bị tước sạch chức tước trong Đảng và chính phủ trở về nhà với “hai bàn tay trắng”, đang nằm nhà phập phồng lo sợ không biết còn tai họa gì sẽ đến nữa không đây!
Hôm nay, 17/01/2023 bình bể tới miệng với Nguyễn Xuân Phúc – chủ tịch nước cùng chung số phận. [Đọc tiếp]
Chiến tranh Nga-Ukraine: Soledar còn hay mất?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Soledar địa danh xa lạ với thế giới, chẳng khác gì trước năm 1975 khi nghe tên chiến trường Charlie. Nếu không có chiến tranh Ukraine, nhân loại không biết Soledar nằm ở đâu trên bản đồ thế giới. Trong những ngày qua, danh từ Soledar được cơ quan truyền thông, truyền hình và báo chí nhắc đến hằng ngày trở thành quen thuộc và quan trọng. Thật ra, Soledar là một thị trấn nhỏ chừng hơn 10 ngàn dân nằm trong tỉnh Donetsk của Ukraine chuyên nghề làm muối. [Đọc tiếp]
Hoài niệm về ngày Tết…
Chiều xuống dần dần ở miền quê. Nhìn ra ngoài cổng nhà, khói lam vờn trên những mái tranh, ngồi trên chiếc ghế sành, cạnh hòn non bộ, có núi, có hồ, có mục đồng ngồi trên lưng trâu, có nhà sư ngồi thiền hoặc tụng kinh dưới ngọn tháp chùa cao nghều nghệu, bên cạnh hàng thông xanh bên bờ suối. Cả một cảnh vật thiên nhiên thu hẹp lại ở góc sân nhà – trong khi bà mẹ già, dưới nhà bếp lợp ngói đen sì sửa soạn tươm tất từng dĩa bánh tét, bánh tổ, bánh “chỉnh”, bánh chưng, có cả xâu nem, đòn chả… đặt cúng trên các bàn thờ đầy đồ đồng, đồ sơn sáng loáng, trong buổi chiều tất niên, gió hiu hiu lạnh…
Tết đến rồi. Trong các lễ tục Á Châu và Tây Phương, có lẽ chỉ có lễ Tết Việt Nam là mang đầy tính chất nghi tiết, có sắc thái siêu hình và tâm lý hơn hết, ghi đậm nét từ nghìn xưa đến giờ trong đáy sâu thẳm của mỗi người con dân đất Việt. [Đọc tiếp]